Jimmy
Moderator
Với tỷ lệ phiếu thuận 360-58 từ cả hai đảng, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật đưa lệnh cấm ứng dụng video phổ biến TikTok tiến thêm một bước nữa đến việc trở thành hiện thực. Dự luật mới tương tự như dự luật đã được Hạ viện thông qua hồi tháng 3 (352-65) cấm công ty mẹ của TikTok là ByteDance khỏi các cửa hàng ứng dụng tại Mỹ, trừ khi công ty Trung Quốc này nhanh chóng bán TikTok cho một chủ sở hữu mới.
Với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok bị cáo buộc thu thập dữ liệu cá nhân và theo luật của Trung Quốc, chính phủ nước này có thể buộc ByteDance giao nộp thông tin.
Dự luật cấm TikTok mới được đính kèm với một số yêu cầu tài trợ thiết bị quân sự cho Ukraine và tài trợ tên lửa cho Israel. Với quyết định này, đảng Cộng hòa tại Hạ viện gây áp lực buộc Thượng viện thông qua dự luật trong một lần bỏ phiếu duy nhất. Các nhà phân tích cho rằng Thượng viện sẽ xem xét dự luật trong vòng hai tuần tới, làm tăng khả năng nó được thông qua. Tổng thống Joe Biden trước đó đã tuyên bố sẽ ký dự luật nếu nó được đưa đến bàn của ông.
Mỹ hiện coi TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ trẻ yêu thích ứng dụng này ủng hộ ByteDance bán TikTok cho một công ty Mỹ thay vì cấm hoàn toàn. Năm 2020, Tổng thống Donald Trump khi đó đã cố gắng buộc ByteDance bán TikTok tại Mỹ. Ông từng chấp thuận một thỏa thuận có thể dẫn đến việc tập đoàn công nghệ Oracle của Mỹ mua lại TikTok nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ tiến tới giai đoạn đàm phán. Microsoft và Walmart cũng được cho là quan tâm đến TikTok.
Nếu được Tổng thống ký thành luật, dự luật mới sẽ cho ByteDance 270 ngày để tìm chủ sở hữu mới cho TikTok (thay vì thời hạn 6 tháng từ dự luật tháng trước). Dự luật cũng cho phép Tổng thống tăng thời hạn thêm 90 ngày nếu cho rằng tiến trình bán TikTok đang có chuyển biến tích cực.
Trong một bài đăng trên X, TikTok viết: "Thật đáng tiếc khi Hạ viện lại dùng vấn đề viện trợ nhân đạo và đối ngoại quan trọng để một lần nữa đưa ra dự luật cấm, chà đạp quyền tự do ngôn luận của 170 triệu người Mỹ, tàn phá 7 triệu doanh nghiệp và đóng cửa một nền tảng đóng góp 24 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ hàng năm."
Với 170 triệu người dùng tại Mỹ, TikTok bị cáo buộc thu thập dữ liệu cá nhân và theo luật của Trung Quốc, chính phủ nước này có thể buộc ByteDance giao nộp thông tin.
Mỹ hiện coi TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ trẻ yêu thích ứng dụng này ủng hộ ByteDance bán TikTok cho một công ty Mỹ thay vì cấm hoàn toàn. Năm 2020, Tổng thống Donald Trump khi đó đã cố gắng buộc ByteDance bán TikTok tại Mỹ. Ông từng chấp thuận một thỏa thuận có thể dẫn đến việc tập đoàn công nghệ Oracle của Mỹ mua lại TikTok nhưng thỏa thuận này chưa bao giờ tiến tới giai đoạn đàm phán. Microsoft và Walmart cũng được cho là quan tâm đến TikTok.
Nếu được Tổng thống ký thành luật, dự luật mới sẽ cho ByteDance 270 ngày để tìm chủ sở hữu mới cho TikTok (thay vì thời hạn 6 tháng từ dự luật tháng trước). Dự luật cũng cho phép Tổng thống tăng thời hạn thêm 90 ngày nếu cho rằng tiến trình bán TikTok đang có chuyển biến tích cực.
Trong một bài đăng trên X, TikTok viết: "Thật đáng tiếc khi Hạ viện lại dùng vấn đề viện trợ nhân đạo và đối ngoại quan trọng để một lần nữa đưa ra dự luật cấm, chà đạp quyền tự do ngôn luận của 170 triệu người Mỹ, tàn phá 7 triệu doanh nghiệp và đóng cửa một nền tảng đóng góp 24 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ hàng năm."