Hai mặt của niềm tin tâm linh: tin vào Thượng Đế có thể xoa dịu tâm hồn, nhưng cũng có thể đè nặng tâm trí bạn

Nhiều nghiên cứu khoa học đã khẳng định, niềm tin Thượng Đế giúp chúng ta hạnh phúc hơn, có sức khỏe tâm thần tốt hơn. Thế nhưng, vấn đề này cũng có mặt trái tiêu cực, giống như 1 đồng xu có 2 mặt. Niềm tin Thượng Đế có thể góp phần gia tăng tỉ lệ trầm cảm và hạ thấp chất lượng cuộc sống. Dẫn đến cảm xúc tiêu cực.

Những lợi ích sức khỏe tâm thần của niềm tin Thượng Đế

Nhiều nghiên cứu (đặc biệt là ở người Mỹ) kết nối các niềm tin tôn giáo với những hệ quả tích cực cho sức khỏe tâm thần. - Một nghiên cứu trên người già ở Vịnh San Francisco năm 2005: sùng đạo là bộ đệm chống lại trầm cảm ở người có sức khỏe kém hơn. Tỉ lệ trầm cảm ở người sức khỏe kém và không có tôn giáo là cao nhất. - Một nghiên cứu năm 2013: bệnh nhân đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm hay lo âu sẽ đáp ứng điều trị tốt hơn nếu họ tin vào Thượng Đế. - Một nghiên cứu đánh giá tổng hợp 93 nghiên cứu về tôn giáo và sức khỏe của bác sĩ Harold G. Koenig: những người sùng đạo hơn sẽ có ít triệu chứng trầm cảm hơn. “Có vẻ như những người tham gia nghi lễ tôn giáo thường xuyên hơn và nhiệt tình hơn về mặt tín ngưỡng đối phó với căng thẳng tốt hơn” vì tôn giáo “đem lại cho mọi người ý thức về mục đích và ý nghĩa cuộc đời, và điều đó giúp họ nhận ra những điều tiêu cực xảy ra với họ”, bác sĩ Koenig cho biết trên Live Science.
Hai mặt của niềm tin tâm linh: tin vào Thượng Đế có thể xoa dịu tâm hồn, nhưng cũng có thể đè nặng tâm trí bạn
Không chỉ vậy, cộng đồng tôn giáo của một người nào đó cũng đem lại cho họ sự hỗ trợ và động viên những lúc khó khăn. Bác sĩ Koenig là giám đốc Trung tâm Sức khỏe, Thần học và Tâm linh trực thuộc Trung tâm Y khoa đại học Duke (Mỹ).

Tôn giáo và bộ não

Các nghiên cứu trên bộ não người sùng đạo cũng đưa ra lời giải thích cho mối liên quan giữa tôn giáo và các lợi ích sức khỏe tâm thần, theo bác sĩ thần kinh, nhà nghiên cứu Andrew Newberg ở trường đại học và bệnh viện Thomas Jefferson (Philadelphia, Mỹ). Theo nghiên cứu, thiền định và thiền cầu nguyện (ví dụ cầu nguyện lặp lại một cụm từ nào đó) kích hoạt các vùng não điều chỉnh phản ứng cảm xúc như thùy trước trán. Một nghiên cứu của bác sĩ Newberg và cộng sự năm 2010 thực hiện quét não các nhà sư Phật giáo Tây Tạng và nữ tu Thiên Chúa giáo Phanxico cho thấy, người tập thiền định lâu năm sẽ có nhiều hoạt động hơn ở các vùng thùy trán như vỏ não trước trán so với những người không thiền định lâu năm. Khi được củng cố, các vùng não này giúp con người “bình tĩnh hơn, ít phản ứng hơn, đương đầu với các nguyên nhân căng thẳng tốt hơn”, bác sĩ Newberg cho biết. Tuy vậy, các nghiên cứu này không thể nói rằng cầu nguyện thay đổi bộ não mà có khả năng là những khác biệt đó đã tồn tại trước khi các thiền nhân thực hành cầu nguyện.
Hai mặt của niềm tin tâm linh: tin vào Thượng Đế có thể xoa dịu tâm hồn, nhưng cũng có thể đè nặng tâm trí bạn
Ngoài ra, những niềm tin và giáo lý được một tôn giáo theo đuổi như sự tha thứ, tình yêu thương, lòng trắc ẩn “có thể được kết hợp vào cách thức bộ não làm việc”. Các kết nối thần kinh nhất định trong não này càng được sử dụng nhiều thì càng trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, nếu một tôn giáo hướng đến lòng trắc ẩn, các mạch thần kinh liên quan đến suy nghĩ về lòng trắc ẩn sẽ mạnh lên, giúp bạn “trở lại với những cảm xúc và cảm nhận tích cực này, và điều đó giảm căng thẳng, lo âu, đem lại sự sụt giảm các hormone căng thẳng”. Không chỉ vậy, một số tôn giáo còn ủng hộ các tín đồ tránh xa những hành vi sức khỏe nguy cơ cao như hút thuốc, uống rượu, ăn uống quá mức. Tránh xa những hành vi không lành mạnh này cũng có thể có lợi cho hoạt động não, bác sĩ Newberg chia sẻ. Mặt trái của niềm tin Thượng Đế Theo các chuyên gia, tôn giáo là một con dao hai lưỡi. Không phải lúc nào niềm tin Thượng Đế hay tôn giáo cũng có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm thần. Tác động này còn tùy vào niềm tin của một người, và việc tôn giáo có được chấp nhận bởi một cộng đồng lớn hơn hay không. Bác sĩ Andrew Newberg đưa ra ví dụ là khi một tôn giáo không ủng hộ tình yêu và lòng trắc ẩn mà lại ủng hộ sự ghét bỏ những người vô thần thì những niềm tin tiêu cực này sẽ trở thành cách thức bộ não hoạt động. Về lý thuyết, điều này sẽ đánh thức các khu vực não liên quan đến việc suy nghĩ về sự căm ghét, gia tăng căng thẳng và kích thích việc giải phóng hormone căng thẳng. Ngoài ra, nếu ai đó tin rằng một tình trạng sức khỏe nhất định như nghiện ngập là một sự trừng phạt từ Thượng Đế, họ sẽ ít có khả năng tìm kiếm biện pháp chữa trị.
Hai mặt của niềm tin tâm linh: tin vào Thượng Đế có thể xoa dịu tâm hồn, nhưng cũng có thể đè nặng tâm trí bạn
(Ảnh: Cru) Những niềm tin tôn giáo tiêu cực như Thượng Đế đang trừng phạt hay từ bỏ bạn có liên quan tới những hệ quả có hại, trong đó có tỉ lệ trầm cảm cao hơn, chất lượng sống thấp hơn. “Những người có nhận thức về một Thượng Đế yêu thương, tử tế” và cảm thấy Thượng Đế là nguồn động viên sẽ trải nghiệm các lợi ích. Nhưng “chúng ta biết rằng, tâm linh có mặt trái của nó”, “nếu bạn có khuynh hướng xem Thượng Đế là người trừng phạt, đe dọa hoặc không đáng tin cậy, điều đó không có ích” cho sức khỏe của bạn, lời giáo sư tâm lý học Kenneth Pargament trên Live Science. Ngoài ra, khi mọi người nghĩ rằng Thượng Đế đã từ bỏ họ, hoặc khi họ chất vấn tình yêu Thượng Đế dành cho mình, họ có xu hướng trải qua đau khổ về cảm xúc nhiều hơn, và thậm chí đối mặt với sự gia tăng nguy cơ chết sớm hơn, giáo sư Pargament bổ sung. Đó là “những cuộc vật lộn với những khía cạnh cuộc đời mà bạn cho là thiêng liêng. Khi bạn đổ vỡ ở cấp độ đó thì mọi chuyện sẽ rất đau đớn”. Chúng ta vẫn chưa biết một cách chính xác vì sao một số người có quan điểm tích cực về tôn giáo, trong khi những người khác lại có quan điểm tiêu cực, và nên thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xem xét đề tài này, theo bác sĩ Newberg. Một số người có thể ra khỏi cuộc chiến niềm tin Thượng Đế và cảm thấy bình an hơn, đặc biệt là những ai có sự hỗ trợ từ cộng đồng trong cuộc chiến của họ, lời giáo sư Pargament. Giáo sư Pargament là chuyên gia tôn giáo và sức khỏe đại học Bowling Green State University ở Ohio (Mỹ).

>> Nhiều nghiên cứu khẳng định tâm linh giúp chúng ta khỏe mạnh hơn về thể chất, hạnh phúc hơn về tinh thần

Nguồn: LiveScience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top