Hóa thạch 1,5 triệu năm tuổi viết lại lý thuyết "Out of Africa"

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
(Lý thuyết "Out Of Africa" - từ châu Phi mà ra - là mô hình đề xuất cho rằng loài người hiện đại được hình thành từ loài người đứng thẳng (Homo erectus) từ một khu vực duy nhất ở châu Phi, sau đó đã phân tán sang các châu lục khác)

Đã từng có 1 nhóm người cao lớn khác ở châu Phi

Một nghiên cứu mới cho thấy, một đốt sống 1,5 triệu năm tuổi của một loài người đã tuyệt chủng được khai quật ở Israel cho thấy, loài người cổ đại có thể đã di cư từ châu Phi thành nhiều đợt. Mặc dù con người hiện đại hiện là thành viên duy nhất còn sống sót của cây gia phả loài người, nhưng có rất nhiều nhánh khác của loài người đã từng xuất hiện rải rác trên Trái Đất.
Nghiên cứu trước đó cho thấy, rất lâu trước khi con người hiện đại tìm đường ra khỏi châu Phi sớm nhất là vào khoảng 270.000 năm trước. Nhóm người hiện đã tuyệt chủng từng di cư từ châu Phi đến Á-Âu ít nhất 1,8 triệu năm trước, trong những ngày đầu tiên của kỷ Pleistocen ( 2,6 triệu đến 11,700 năm trước), đây cũng là kỷ nguyên của kỷ băng hà cuối cùng.
Alon Barash, nhà cổ sinh vật học và giải phẫu người tại Đại học Bar-Ilan, Israel, cho biết đốt sống này có niên đại khoảng 1,5 triệu năm tuổi và là bằng chứng lâu đời nhất về loài người cổ đại ở Israel. Chiếc xương quý giá này được phát hiện ở địa điểm tiền sử Ubeidiya ở Thung lũng Jordan, là khu vực khảo cổ lâu đời thứ hai bên ngoài châu Phi. Nơi này đã từng phát hiện được các đồ tạo tác bằng đá cổ đại giống như những đồ vật được tìm thấy tại các địa điểm ở Đông Phi và còn có một bộ sưu tập phong phú về xương động vật thuộc các loài đã tuyệt chủng như mèo răng kiếm và voi ma mút.

Hóa thạch 1,5 triệu năm tuổi viết lại lý thuyết Out of Africa
Đáng chú ý là vào năm 2018, sau cuộc khảo sát lại xương lần đầu được khai quật ở Ubeidiya vào năm 1966, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nó là phần đốt sống từ lưng dưới của Hominin - một nhóm bao gồm con người, tổ tiên của chúng ta và họ hàng tiến hóa gần nhất của chúng ta. "Thật tuyệt khi thấy những khám phá mới đến từ những bộ sưu tập cũ như thế này. Nó cho thấy rằng luôn có thứ gì đó còn lại để tìm thấy ngay cả khi các nhà khảo cổ nghĩ rằng họ đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình", John Hawks, nhà cổ nhân học tại Đại học Wisconsin-Madison cho biết.
Ngoài ra, sau khi so sánh đốt sống người này với những đốt sống của một loạt động vật - chẳng hạn như gấu, linh cẩu, hà mã, tê giác, ngựa, khỉ đột và tinh tinh - những loài từng sống ở vùng Ubeidiya, các nhà nghiên cứu cũng đi đến một kết luận rằng đó chính là xương đến từ một nhóm đã tuyệt chủng của con người. Tuy nhiên vẫn chưa có đủ dữ liệu và bằng chứng cho thấy xương liệu có thuộc về bất kỳ loài người đã tuyệt chủng nào hay không.
Dựa trên những đặc điểm về kích thước, hình dạng và các đặc điểm khác của chiếc xương, các nhà nghiên cứu cho rằng nó là của một đứa trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Ngoài ra, khi chết, đứa trẻ này cao khoảng 1m55 nặng từ 45 đến 50 kg, bằng với một đứa trẻ hiện đại 11 đến 15 tuổi, đứa trẻ cổ đại này sẽ cao hơn "phiên bản" hiện đại của nó. Nghiên cứu cũng cho thấy chúng ta có nhận nhận được rất nhiều thông tin về một cá thể cổ đại chỉ từ một mảnh xương nhỏ trong quá trình giải phẫu.
Hóa thạch người có niên đại khoảng 1,8 triệu năm tuổi được khai quật trước đây ở Dmanisi, Georgia cũng cho thấy người đã tuyệt chủng này thuộc nhóm Hominin thân nhỏ, cao khoảng 1m45 đến 1m66, nặng từ 40 đến 50 kg khi trưởng thành. Tuy nhiên, khi phân tích đốt sống được tìm thấy ở Ubeidiya, các nhà khoa học nhận thấy khi trưởng thành, người này có thể đạt đến chiều cao thậm chí còn lớn hơn, khoảng 1m98 và nặng đến 100kg.

Loài người cổ đại đã di cư ra khỏi châu Phi thành nhiều đợt?

Đã từng có rất nhiều cuộc tranh luận trong giới khoa học về việc liệu con người cổ đại đã di tản từ Châu Phi sang các nơi khác trong một lần hay diễn ra trong nhiều đợt. Với nghiên cứu mới nhất, họ đã phát hiện ra rằng có khả năng nhiều khả năng cho kịch bản thứ hai, dựa trên sự phân tích về một đốt sống được cho là của một tộc người chưa từng được biết đến trước đó.
"Dmanisi hominin có kích thước cơ thể nhỏ - ở cuối sự biến đổi nhỏ nhất của con người trong các quần thể ngày nay. Thân đốt sống mới này cho thấy một kích thước cơ thể lớn, giống như một số loại được thấy ở Châu Phi cùng thời điểm."
Những phát hiện này cũng chỉ ra rằng 1,8 triệu năm tuổi được tìm thấy trước đây ở Dmanisi và hóa thạch 1,5 triệu năm tuổi ở Ubeidiya thuộc về hai nhóm người Hominin khác nhau, và vì vậy có thể kết luận rằng con người cổ đại có thể rời châu Phi trong nhiều hơn một đợt. Chúng ta có thể nói một cách chắc chắn về hai làn sóng di cư ra khỏi châu Phi trong thời kỳ Pleistocen sớm.
Những khác biệt giữa 2 hai mẫu vật Dmanisi và Ubeidiya cũng cho thấy chúng thuộc về các nhóm người khác nhau. Chẳng hạn, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy các công cụ bằng đá đơn giản ở ở Dmanisi, được gọi là Oldowan, nó được làm từ một hoặc một vài mảnh vỡ vụn với một loại đá khác. Ngược lại, những mẫu được tìm thấy ở Ubeidiya, được gọi là Acheulean sơ khai, có hình thù phức tạp hơn, bao gồm cả rìu tay làm từ đá núi lửa.

Hóa thạch 1,5 triệu năm tuổi viết lại lý thuyết Out of Africa
Ngoài ra ở Dmanisi và Ubeidiya cũng có sự khác nhau - ở Dmanisi khô hơn, với môi trường sống xavan, trong khi Ubeidiya ấm hơn và ẩm ướt hơn, với nhiều rừng hơn. Những đặc điểm này giúp các nhà khoa học có thể mô tả lại quá khứ trong đó những loài người khác biệt chiếm giữ các môi trường sống khác nhau và tạo ra các công cụ khác nhau.
Tuy nhiên, kích thước của của hóa thạch Ubeidiya là rất khác thường "Trên thực tế, đó là kích thước của những cá thể rất lớn như người Neanderthal hoặc khỉ đột. Và để có một đứa trẻ 5 tuổi lớn bằng một con khỉ đột trưởng thành là điều khó tưởng tượng. Nếu đốt sống này thuộc vể người cổ đại, thì hóa thạch có thể là một cá thể mắc chứng rối loạn nào đó trong cơ thể, và vì thế điều này có thể có những rủi ro khi sử dụng nó để làm đại diện cho cả một loài" Meyer, một nhà cổ nhân học tại Đại học Chaffey ở Rancho Cucamonga, California, cho biết.
Hiện tại cũng rất khó để đưa ra những tuyên bố về việc nhiều nhóm người đã phân tán ra khỏi châu Phi nếu chỉ dựa trên những mẫu vật này. "Con người đã thay đổi kích thước cơ thể nhiều lần trong quá trình tiến hóa của chúng ta , và cả quần thể người thân lớn và thân nhỏ ngày nay đã xuất hiện trong hàng nghìn năm, một khoảng thời gian ngắn so với hàng trăm nghìn năm ở đây. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng việc tìm thấy một cá thể lớn đơn lẻ có nghĩa là một sự phân tán khác với vật liệu Dmanisi. Tôi nghĩ rằng có khả năng con người hoặc các Hominin khác đã ở Âu-Á sớm hơn nhiều so với Dmanisi. Có một số địa điểm dường như có bằng chứng về công cụ đá cổ hơn, ở Jordan, Trung Quốc và Pakistan", Hawks nói.
Nhìn chung chúng ta sẽ vẫn cần phải chờ đợi những cuộc khai quật mới ở Ubeidiya - nơi có thể còn chứa những mẫu xương mới cần được khám phá.
Nguồn
Livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top