vuchau1210.01
Pearl
Nghe có vẻ giống như kịch bản phim về ngày tận thế, nhưng các nhà sinh vật học đã thành công trong việc hồi sinh những loại virus gây bệnh bị đóng băng cách đây hàng nghìn năm.
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà virus học môi trường đã hồi sinh 13 mầm bệnh lây nhiễm amip bị mắc kẹt dưới nhiều lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Chúng đã nằm im lìm trong băng hàng nghìn năm, virus "trẻ nhất" ước tính là 27.000 năm tuổi và loại già nhất 48.500 năm tuổi, khiến nó trở thành loại virus cổ xưa nhất từng được hồi sinh.
Đây cũng không phải lần đầu tiên con người can thiệp vào tự nhiên vốn đang "yên bình". Chúng ta từng nghe những câu chuyện về sự trở lại của trái cây 32.000 năm tuổi, vi khuẩn 101,5 triệu năm tuổi được tìm thấy dưới đáy đại dương... Jean Michel Claverie, một giáo sư về gen và tin sinh học cho rằng, nếu có thể hồi sinh một loài thực vật thì cũng có thể hồi sinh một loại virus. Bắc Cực hiện được cho là một "kho" chứa virus đang bị "khóa" trong các lớp băng của nó.
Bắc Cực được cho là kho chứa virus đang bị đóng băng
Nhóm của Claverie đã làm tan băng các chủng virus lây nhiễm amip cổ đại trước đây, bằng cách phân lập chúng từ các mẫu lõi băng vĩnh cửu trong phòng thí nghiệm. Họ muốn chứng minh có khả năng các bệnh lây nhiễm trước kỷ băng hà sẽ có thể quay trở về, kể cả trong một thế giới nóng hơn nhiều.
Các loại virus này đến từ các họ nhiễm amip như pithovirus, pandoravirus, megavirus và pacmanviruses. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng lây nhiễm của mầm bệnh bằng cách cho chúng tiếp xúc với amip làm mồi nhử, nhận thấy rằng chúng vẫn còn độc lực.
Tất nhiên, mối quan tâm chính của con người là một loại virus gây bệnh đã bị đông lạnh liệu có thể lây nhiễm cho con người không. Claverie cho biết khả năng virus cổ đại gặp phải vật chủ thích hợp là rất nhỏ vì chúng phân hủy nhanh như khi chúng thoát ra ngoài khi gặp nhiệt, tia UV và oxy. Biến đổi khí hậu đã đẩy nhanh quá trình tan băng vĩnh cửu, cho phép các phần băng sâu hơn tan biến và có khả năng giải phóng nhiều loại virus cổ xưa hơn.
Các virus dưới lớp băng sâu có thể tự hồi sinh
Siberia là một vùng đất giàu dầu mỏ, đang được khai thác và khoan liên tục , điều này có khả năng giải phóng những loại virus cổ xưa này. Một số người dùng đáp lại tin tức này bằng cách bày tỏ lo sợ về một đại dịch chết người khác và có khả năng là một thứ gì đó tồi tệ hơn H1N1 và SARS-CoV-2. Nhưng các chuyên gia virus học cho rằng “rất khó có khả năng” xảy ra đại dịch trong tương lai do một trong những mầm bệnh hồi sinh trong nghiên cứu gây ra.
Nhưng một số người thận trọng hơn cho rằng, khả năng một loại virus cổ xưa ở Bắc Cực tái xuất hiện và gây ra vấn đề cho con người là rất thấp, nhưng không phải là không. Chúng ta có cơ sở để lo lắng về một đại địch, nếu virus không được giám sát cẩn thận.
>>>Thiên thạch phóng xạ có thể đã "gieo mầm" cho sự sống trên Trái Đất
Nguồn popsci
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà virus học môi trường đã hồi sinh 13 mầm bệnh lây nhiễm amip bị mắc kẹt dưới nhiều lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Chúng đã nằm im lìm trong băng hàng nghìn năm, virus "trẻ nhất" ước tính là 27.000 năm tuổi và loại già nhất 48.500 năm tuổi, khiến nó trở thành loại virus cổ xưa nhất từng được hồi sinh.
Đây cũng không phải lần đầu tiên con người can thiệp vào tự nhiên vốn đang "yên bình". Chúng ta từng nghe những câu chuyện về sự trở lại của trái cây 32.000 năm tuổi, vi khuẩn 101,5 triệu năm tuổi được tìm thấy dưới đáy đại dương... Jean Michel Claverie, một giáo sư về gen và tin sinh học cho rằng, nếu có thể hồi sinh một loài thực vật thì cũng có thể hồi sinh một loại virus. Bắc Cực hiện được cho là một "kho" chứa virus đang bị "khóa" trong các lớp băng của nó.
Nhóm của Claverie đã làm tan băng các chủng virus lây nhiễm amip cổ đại trước đây, bằng cách phân lập chúng từ các mẫu lõi băng vĩnh cửu trong phòng thí nghiệm. Họ muốn chứng minh có khả năng các bệnh lây nhiễm trước kỷ băng hà sẽ có thể quay trở về, kể cả trong một thế giới nóng hơn nhiều.
Các loại virus này đến từ các họ nhiễm amip như pithovirus, pandoravirus, megavirus và pacmanviruses. Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra khả năng lây nhiễm của mầm bệnh bằng cách cho chúng tiếp xúc với amip làm mồi nhử, nhận thấy rằng chúng vẫn còn độc lực.
Tất nhiên, mối quan tâm chính của con người là một loại virus gây bệnh đã bị đông lạnh liệu có thể lây nhiễm cho con người không. Claverie cho biết khả năng virus cổ đại gặp phải vật chủ thích hợp là rất nhỏ vì chúng phân hủy nhanh như khi chúng thoát ra ngoài khi gặp nhiệt, tia UV và oxy. Biến đổi khí hậu đã đẩy nhanh quá trình tan băng vĩnh cửu, cho phép các phần băng sâu hơn tan biến và có khả năng giải phóng nhiều loại virus cổ xưa hơn.
Siberia là một vùng đất giàu dầu mỏ, đang được khai thác và khoan liên tục , điều này có khả năng giải phóng những loại virus cổ xưa này. Một số người dùng đáp lại tin tức này bằng cách bày tỏ lo sợ về một đại dịch chết người khác và có khả năng là một thứ gì đó tồi tệ hơn H1N1 và SARS-CoV-2. Nhưng các chuyên gia virus học cho rằng “rất khó có khả năng” xảy ra đại dịch trong tương lai do một trong những mầm bệnh hồi sinh trong nghiên cứu gây ra.
Nhưng một số người thận trọng hơn cho rằng, khả năng một loại virus cổ xưa ở Bắc Cực tái xuất hiện và gây ra vấn đề cho con người là rất thấp, nhưng không phải là không. Chúng ta có cơ sở để lo lắng về một đại địch, nếu virus không được giám sát cẩn thận.
>>>Thiên thạch phóng xạ có thể đã "gieo mầm" cho sự sống trên Trái Đất
Nguồn popsci