Huawei Technologies vừa công bố bán dòng smartphone cao cấp mới nhất của mình tại Trung Quốc vào hôm qua (17/4) với tên gọi mới Pura 70 gồm hai mẫu Pura 70 Ultra và Pura 70 Pro. Pura 70 là tên mới của dòng smartphone cao cấp P series được Huawei bán ra cách đây 12 năm.
Công ty cho biết Pura 70 Ultra và Pura 70 Pro là những điện thoại thông minh đầu tiên của Huawei tích hợp mô hình ngôn ngữ lớn Pangu LLM do hãng tự phát triển. Các smartphone này chạy trên HarmonyOS, hệ điều hành được Huawei phát triển để thay thế cho Android của Google.
Công ty không tiết lộ vi xử lý cụ thể nào được sử dụng trên hai mẫu Pura 70 Ultra và Pura 70 Pro nhưng cho biết các thiết bị mới có thể hỗ trợ truyền hình ảnh qua vệ tinh và có ống kính thiên văn giúp cải thiện chất lượng video và hình ảnh.
Pura 70 Ultra
Pura 70 Ultra là mẫu cao cấp nhất có giá khởi điểm 9.999 nhân dân tệ (35 triệu đồng) và có thể có giá lên tới 10.999 nhân dân tệ (38,6 triệu đồng) với phiên bản dung lượng lưu trữ lớn hơn.
Giống như lần phát hành điện thoại trước đó vào năm ngoái, Huawei không tổ chức sự kiện ra mắt chính thức nào cho dòng Pura 70. Các video quảng cáo được phát hành vài ngày trước khi mở bán Pure 70 đã thông báo về việc hãng đổi tên dòng P series, dòng sản phẩm chủ lực từ nhiều năm nay của Huawei.
Huawei từng là công ty lớn trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu cho đến khi bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại của Mỹ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ, bao gồm cả hệ điều hành Android.
Với những hạn chế đó, Huawei không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng hệ sinh thái Harmony, chủ tịch luân phiên Eric Xu của Huawei cho biết tại sự kiện gần đây. “Trước tiên, chúng tôi sẽ phát triển hệ sinh thái ở Trung Quốc và dần dần tiến ra thị trường nước ngoài. Chúng tôi sẽ mở rộng hệ sinh thái này sang từng quốc gia”, Eric Xu nói.
Theo lãnh đạo của Huawei, xây dựng hệ sinh thái của Harmony là sứ mệnh quan trọng nhất của Huawei vào năm 2024, trong đó việc di chuyển khoảng 5.000 ứng dụng di động quan trọng từ Android sang Harmony là ưu tiên chính.
“Khi 5.000 ứng dụng này và hàng chục nghìn ứng dụng khác đều chuyển từ Android sang Harmony thì Harmony sẽ thực sự là hệ điều hành di động số 3 thế giới sau iOS và Android của Apple”, Eric Xu cho biết.
Trong một video được phát hành trực tuyến, Richard Yu, Giám đốc điều hành nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, đã giới thiệu chuyên môn của công ty về công nghệ máy ảnh, video và hình ảnh, đồng thời cho biết việc đổi thương hiệu thể hiện một khởi đầu mới.
“Trong nhiều năm, chúng tôi làm những việc mà mọi người không có khả năng làm và chúng tôi làm những việc mà mọi người không nghĩ đến. Chúng tôi nâng cấp lên Pura từ dòng P để tạo một khởi đầu mới”, Richard Yu nói.
Sự ra mắt bí mật của dòng Pura 70 diễn ra cùng ngày công ty này bắt đầu bán chiếc PC đầu tiên có khả năng AI có tên MateBook X Pro. Máy tính này sử dụng chip tiên tiến nhất của Intel, bộ xử lý Core Ultra và cũng là PC đầu tiên của Huawei tích hợp HarmonyOS và Pangu LLM do hãng tự phát triển.
Dữ liệu của Counterpoint cho thấy Huawei đã trở lại vị trí số 2 trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc, với 17% thị phần vào cuối năm ngoái. Thị phần của Huawei ở Trung Quốc chỉ xếp sau Apple với 21% thị phần và dẫn trước các đối thủ Vivo, Oppo và Xiaomi.
Thị phần của Huawei đã phục hồi đáng kể kể từ khi ra mắt Mate 60 Pro vào cuối tháng 8. Việc tung ra một chiếc điện thoại cao cấp với chipset di động tự phát triển đã gây sốc cho ngành công nghệ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Huawei trước đó đã nói với nhiều nhà cung cấp rằng họ đặt mục tiêu đặt hàng đủ linh kiện để xuất xưởng tới 70 triệu điện thoại thông minh trong năm nay, Nikkei đưa tin trước đó.
Chiu Shih-fang, nhà phân tích công nghệ cao cấp của Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, cho biết sự trở lại của điện thoại thông minh Huawei đã gây áp lực lớn nhất lên Apple tại thị trường Trung Quốc.
“Mặc dù doanh số của Huawei vẫn chưa phục hồi đến mức đỉnh cao và công ty khó có thể đạt được những gì đã có trước đây do hạn chế tiếp xúc ở thị trường nước ngoài, nhưng điều này đã ảnh hưởng đến Apple tại Trung Quốc và các đối thủ điện thoại thông minh khác của Trung Quốc”, Chiu Shih-fang nói với Nikkei Asia. “Chúng tôi dự đoán sự cạnh tranh ở Trung Quốc sẽ ngày càng khốc liệt trong năm nay”.
Runar Bjorhovde, nhà phân tích của Canalys, đồng ý rằng sự hồi sinh của Huawei sẽ gây áp lực lên các nhà cung cấp khác trong một thị trường vốn đã cạnh tranh với sự hiện diện của sáu ông lớn. “Các hãng Trung Quốc khác đang lo lắng về việc Huawei có thể thâu tóm phân khúc tầm trung đến tầm thấp như thế nào.”
Công ty không tiết lộ vi xử lý cụ thể nào được sử dụng trên hai mẫu Pura 70 Ultra và Pura 70 Pro nhưng cho biết các thiết bị mới có thể hỗ trợ truyền hình ảnh qua vệ tinh và có ống kính thiên văn giúp cải thiện chất lượng video và hình ảnh.
Pura 70 Ultra là mẫu cao cấp nhất có giá khởi điểm 9.999 nhân dân tệ (35 triệu đồng) và có thể có giá lên tới 10.999 nhân dân tệ (38,6 triệu đồng) với phiên bản dung lượng lưu trữ lớn hơn.
Giống như lần phát hành điện thoại trước đó vào năm ngoái, Huawei không tổ chức sự kiện ra mắt chính thức nào cho dòng Pura 70. Các video quảng cáo được phát hành vài ngày trước khi mở bán Pure 70 đã thông báo về việc hãng đổi tên dòng P series, dòng sản phẩm chủ lực từ nhiều năm nay của Huawei.
Huawei từng là công ty lớn trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu cho đến khi bị ảnh hưởng bởi các hạn chế thương mại của Mỹ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ, bao gồm cả hệ điều hành Android.
Với những hạn chế đó, Huawei không có lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng hệ sinh thái Harmony, chủ tịch luân phiên Eric Xu của Huawei cho biết tại sự kiện gần đây. “Trước tiên, chúng tôi sẽ phát triển hệ sinh thái ở Trung Quốc và dần dần tiến ra thị trường nước ngoài. Chúng tôi sẽ mở rộng hệ sinh thái này sang từng quốc gia”, Eric Xu nói.
Theo lãnh đạo của Huawei, xây dựng hệ sinh thái của Harmony là sứ mệnh quan trọng nhất của Huawei vào năm 2024, trong đó việc di chuyển khoảng 5.000 ứng dụng di động quan trọng từ Android sang Harmony là ưu tiên chính.
“Khi 5.000 ứng dụng này và hàng chục nghìn ứng dụng khác đều chuyển từ Android sang Harmony thì Harmony sẽ thực sự là hệ điều hành di động số 3 thế giới sau iOS và Android của Apple”, Eric Xu cho biết.
Trong một video được phát hành trực tuyến, Richard Yu, Giám đốc điều hành nhóm kinh doanh tiêu dùng của Huawei, đã giới thiệu chuyên môn của công ty về công nghệ máy ảnh, video và hình ảnh, đồng thời cho biết việc đổi thương hiệu thể hiện một khởi đầu mới.
“Trong nhiều năm, chúng tôi làm những việc mà mọi người không có khả năng làm và chúng tôi làm những việc mà mọi người không nghĩ đến. Chúng tôi nâng cấp lên Pura từ dòng P để tạo một khởi đầu mới”, Richard Yu nói.
Sự ra mắt bí mật của dòng Pura 70 diễn ra cùng ngày công ty này bắt đầu bán chiếc PC đầu tiên có khả năng AI có tên MateBook X Pro. Máy tính này sử dụng chip tiên tiến nhất của Intel, bộ xử lý Core Ultra và cũng là PC đầu tiên của Huawei tích hợp HarmonyOS và Pangu LLM do hãng tự phát triển.
Dữ liệu của Counterpoint cho thấy Huawei đã trở lại vị trí số 2 trên thị trường điện thoại thông minh Trung Quốc, với 17% thị phần vào cuối năm ngoái. Thị phần của Huawei ở Trung Quốc chỉ xếp sau Apple với 21% thị phần và dẫn trước các đối thủ Vivo, Oppo và Xiaomi.
Thị phần của Huawei đã phục hồi đáng kể kể từ khi ra mắt Mate 60 Pro vào cuối tháng 8. Việc tung ra một chiếc điện thoại cao cấp với chipset di động tự phát triển đã gây sốc cho ngành công nghệ và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
Huawei trước đó đã nói với nhiều nhà cung cấp rằng họ đặt mục tiêu đặt hàng đủ linh kiện để xuất xưởng tới 70 triệu điện thoại thông minh trong năm nay, Nikkei đưa tin trước đó.
“Mặc dù doanh số của Huawei vẫn chưa phục hồi đến mức đỉnh cao và công ty khó có thể đạt được những gì đã có trước đây do hạn chế tiếp xúc ở thị trường nước ngoài, nhưng điều này đã ảnh hưởng đến Apple tại Trung Quốc và các đối thủ điện thoại thông minh khác của Trung Quốc”, Chiu Shih-fang nói với Nikkei Asia. “Chúng tôi dự đoán sự cạnh tranh ở Trung Quốc sẽ ngày càng khốc liệt trong năm nay”.
Runar Bjorhovde, nhà phân tích của Canalys, đồng ý rằng sự hồi sinh của Huawei sẽ gây áp lực lên các nhà cung cấp khác trong một thị trường vốn đã cạnh tranh với sự hiện diện của sáu ông lớn. “Các hãng Trung Quốc khác đang lo lắng về việc Huawei có thể thâu tóm phân khúc tầm trung đến tầm thấp như thế nào.”