Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế

Theo thông tin từ Counterpoint Research, cuối cùng, Huawei Technologies cũng đã cạn kiệt chip bán dẫn tự thiết kế cho smartphone. Sau hàng loạt lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ đã cắt đứt khả năng tiếp cận với các con chip tiên tiến, giờ Huawei đã không còn đủ chip Kirin cho smartphone.
Huawei đã nhanh chóng vượt qua Samsung để dẫn đầu sản lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu vào đầu năm 2020. Thế nhưng, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc, đã phải vật lộn để có đủ chip bán dẫn thiết kê nội bộ mới.
Huawei cũng như bộ phận thiết kế chip HiSilicon của công ty đã bị thêm vào danh sách đen thương mại của chính phủ Mỹ, được gọi là Danh sách Thực thể (Entity List), hồi năm 2019. Thời điểm đó, HiSilicon cho biết họ đã có kế hoạch dự phòng để đảm bảo sự tồn tại của tập đoàn, trong khi các công ty nghiên cứu Haitong và Canalys chỉ ra rằng Huawei đã dự trữ những linh kiện quan trọng của Mỹ trong gần 1 năm.
Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế
Trong báo cáo mới nhất về thị phần bộ xử lý ứng dụng smartphone toàn cầu: “Dựa trên các kiểm tra và dữ liệu lượng hàng đã bán của chúng tôi, Huawei đã cạn kiệt kho chipset HiSilicon của mình.”
Thị phần của HiSilicon trên thị trường ứng dụng smartphone toàn cầu năm nay đạt 0% trong quý thứ 3, giảm từ 0,4% trong quý trước và 3% trong quý 2 năm ngoái.
Báo cáo tiết lộ thêm rằng Huawei “không thể” có được IC tiên tiến mới từ các nhà sản xuất chip hợp đồng lớn, chẳng hạn như TSMC hoặc Samsung, do Mỹ thắt chặt các hạn chế. Theo Counterpoint, kể từ quý 3, MediaTek, Qualcomm và Apple đã dẫn đầu thị trường SoC smartphone xuất xưởng toàn cầu.
Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế
Dữ liệu mới nhất của ngành cho thấy những khó khăn mà Huawei, vốn hoạt động tại hơn 170 quốc gia, tiếp tục phải trải qua sau khi bị Mỹ đưa vào danh sách đen 3 năm qua.
Theo dữ liệu của Counterpoint, trước khi Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt, HiSilicon chiếm 16% thị phần chipset toàn cầu trong quý 2/2020. Chủ yếu nhờ chip Kirin tiên tiến được dùng trong smartphone Huawei.
Theo một báo cáo mà công ty nghiên cứu Gartner công bố hồi tháng 4, HiSilicon cũng bị đá văng ra khỏi bảng xếp hạng 25 nhà cung cấp bán dẫn hàng đầu thế giới vì các hạn chế thương mại của Hoa Kỳ. Điều này cũng làm giảm thị phần chung của Trung Quốc trên thị trường chip toàn cầu.
Huawei đã cạn kiệt chip tự thiết kế
Những hạn chế đối với nguồn cung chip Kirin đã khiến hoạt động kinh doanh smartphone của Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, chịu nhiều áp lực. Hồi tháng 9, công ty Trung Quốc đã trình làng dòng smartphone flagship Mate 50 mới mà không có kết nối di động 5G do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Dẫu chỉ có kết nối 4G và khả năng kết nối vệ tinh, thế nhưng, những chiếc smartphone flagship mới nhất này của công ty vẫn được trang bị chipset Qualcomm.
Từng là nhà cung cấp smartphone lớn nhất Trung Quốc, Huawei đã chứng kiến sự giảm sút thị phần tại thị trường quê nhà. Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường công nghệ Canalys, trong quý 3, công ty vẫn đứng ngoài bảng xếp hạng 5 nhà cung cấp hàng đầu tại Trung Quốc, bao gồm Vivo, Oppo, Honor (thương hiệu điện thoại giá rẻ trước đây của Huawei), Apple và Xiaomi.
Gần đây, Huawei đang cố gắng để mở rộng các thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế, như một phần trong nỗ lực tăng doanh thu trong bối cảnh hoạt động kinh doanh smartphone từng một thời sinh lãi của họ gặp khó khăn. Đầu tháng này, Huawei đã đồng ý cấp phép một số công nghệ smartphone của mình cho đối thủ Oppo.

>>> Sau lệnh cấm của Mỹ, Huawei phải rất vất vả mới sản xuất được flagship Mate 50

Nguồn: SCMP
 
Thành viên mới đăng
Top