Hàng triệu người Nhật cả ngày vùi đầu vào máy tính, TV, hơn 5 tháng không bước chân ra khỏi nhà

Hikikomori, thuật ngữ chỉ những người đang ở nhà và tránh tương tác với bất kỳ một ai khác ngoài những người thân trong gia đình của họ, đang là hội chứng tại Nhật Bản.
Đây là kết quả khảo sát, mới được Văn phòng Nội các Nhật Bản tiến hành.
Khảo sát được thực hiện với 30.000 người trên khắp đất nước Nhật. Hiện tượng xa lánh xã hội có tên tiếng Nhật là . Hikikomori chỉ những cá nhân chọn lối sống khép mình, từ chối các giao tiếp xã hội cần thiết. Những người này có thể ở yên trong nhà, không ra ngoài đường trong suốt nhiều tháng liên tục và chỉ liên hệ với người thân, gia đình. Điều khiến vấn đề trở thành câu chuyện đáng báo động ở xứ sở phù tang là người theo lối sống này đa phần là thanh, thiếu niên.
Quốc gia này hiện ước tính có khoảng 1,46 triệu người đang trong độ tuổi lao động theo đuổi lối sống ẩn hikikomori, theo Japan Times, trong đó 60% là nam giới.
Hàng triệu người Nhật cả ngày vùi đầu vào máy tính, TV, hơn 5 tháng không bước chân ra khỏi nhà
(Ảnh: NHK)
Đây là khảo sát đầu tiên của Văn phòng Nội các Nhật Bản về hiện tượng hikikomori ở người dân trong độ tuổi từ 15 đến 64, thực hiện vào tháng 11/2022 và nhận phản hồi từ khoảng 11.300 cá nhân chọn ngẫu nhiên.
Khoảng 1/5 số người trong diện hikikomori cho biết, tình trạng này của họ bắt nguồn từ những thay đổi trong lối sống do đại dịch COVID-19 gây ra. Một số người khác chia sẻ, hành vi xa lánh xã hội của họ bắt nguồn sau khi nghỉ việc.
Khảo sát định nghĩa một người ẩn dật là cá nhân không rời khỏi phòng hoặc nhà của họ trong hơn 5 tháng. Những người mạo hiểm đến các cửa hàng tiện lợi lân cận hoặc chỉ rời khỏi nhà để tham gia các hoạt động theo sở thích cũng được phân loại là người theo lối trong xã hội.
Các khảo sát trước đó tập trung vào những người trẻ tuổi chọn không đi học và sống ẩn dật ở nhà. Về sau, các nhà chức trách phát hiện ra rằng vấn đề này còn tiếp diễn trong nhiều năm nữa, với cả những người đã trưởng thành, khiến đối tượng nghiên cứu phải mở rộng ra cả nhóm lớn tuổi hơn.
Trước thực trạng số người xa lánh xã hội ngày một tăng, nhiều chính quyền địa phương ở Nhật Bản đang thúc đẩy các giải pháp, giúp tăng cường kết nối và hòa nhập xã hội cho người dân trong khu vực.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top