Khủng long tuyệt chủng làm chậm quá trình tiến hóa của thực vật

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, sự tuyệt chủng của loài khủng long đã ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của các loài thực vật.
Cụ thể, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Đa dạng Sinh học Tích hợp của Đức (iDiv) ở các thành phố Halle, Jena và Leipzig và tại Đại học Leipzig, đã phát hiện ra sự vắng mặt của các động vật ăn cỏ khổng lồ trong khoảng 25 triệu năm sau ngày bị xóa sổ khỏi Trái Đất, đã làm trì hoãn đáng kể sự tiến hóa của các loài thực vật mới.

Khủng long tuyệt chủng làm các cây cọ có quả to hơn

Kích thước một số loại trái cây tăng lên trong khi các đặc điểm phòng thủ như gai lại bị thoái triển. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng cây cọ để làm hệ thống mô hình, từ đó có thể xác định mức độ sâu sắc của những thay đổi.
Ngay cả sự xuất hiện trở lại của các loài động vật ăn cỏ lớn hàng triệu năm sau đó như những con lười, voi và tê giác, cũng chỉ có thể ảnh hưởng một phần đến những thay đổi đã diễn ra. Kết quả của nghiên cứu cung cấp một cái nhìn về quá khứ địa chất, đồng thời thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về các quá trình tuyệt chủng hiện nay.

Khủng long tuyệt chủng làm chậm quá trình tiến hóa của thực vật

Một gia đình voi ma mút được trưng bày tại Summers Place Auctions
Sự tuyệt chủng của những loài khủng long lớn, không biết bay, cách đây khoảng 66 triệu năm, hầu hết những loài động vật ăn cỏ khổng lồ đã biến mất trên Trái đất trong 25 triệu năm sau đó. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu xem sự vắng mặt rất lâu này và sự trở lại sau này của những loài được gọi là megaherbivores, đã ảnh hưởng đến sự tiến hóa của thực vật như thế nào.
Nhóm các nhà khoa học đã tiến hành phân tích các loài cọ hóa thạch cũng như các loài cọ còn sống ngày nay. Những phân tích về đặc điểm di truyền cho phép họ theo dõi sự phát triển tiến hóa của thực vật trong và sau sự vắng mặt của động vật ăn cỏ.
Đầu tiên, họ đã xác nhận giả định khoa học phổ biến rằng nhiều loài cọ ở thời khủng long còn sống có quả lớn và được bao phủ bởi gai và gai trên thân và lá của chúng. Tuy nhiên, nhóm cũng phát hiện ra rằng "tốc độ tiến hóa" mà các loài cọ mới có quả nhỏ hình thành trong khoảng thời gian megaherbivore tồn tại đã giảm xuống, trong khi tốc độ tiến hóa của những loài cọ có quả lớn gần như không đổi.
Bên cạnh đó, bản thân kích thước của các loại quả cũng tăng lên, nghiên cứu chỉ ra rằng có những cây cọ có quả với kích thước lớn hơn - ngày cả sau khi khủng long đã tuyệt chủng. Những động vật nhỏ hơn nhiều so với khủng long cũng có thể ăn những trái cây lớn và phát tán hạt bằng chất bài tiết của chúng.

Khủng long tuyệt chủng làm chậm quá trình tiến hóa của thực vật
Tiến sĩ Renske Onstein, người đứng đầu Nhóm Tiến hóa & Thích nghi tại Đại học iDiv và Leipzig, nói rằng với kết quả nghiên cứu, họ có thể bác bỏ giả định khoa học trước đây rằng sự hiện diện của những trái cọ lớn phụ thuộc hoàn toàn vào megaherbivores. Và vì thế, họ cho rằng sự thiếu ảnh hưởng của các loài động vật ăn cỏ lớn đã dẫn đến những thảm thực vật dày đặc hơn, trong đó những cây có hạt và quả lớn hơn có lợi thế về mặt tiến hóa.
Tuy vậy, các đặc điểm về tự vệ của thực vật, gồm gai trên thân và lá của chúng cho thấy những hình ảnh khác. Số lượng các loài cọ có đặc điểm phòng thủ giảm trong khoảng thời gian megaherbivore tồn tại.

Hỗ trợ dự đoán sự phát triển hệ sinh thái trong tương lai

Những đặc điểm phòng thủ này khi động vật ăn thịt lớn dường như dường như không còn mang lại lợi thế về mặt tiến hóa. Tuy nhiên, chúng trở lại ở hầu hết các loài cọ khi các loài megaherbivores mới tiến hóa, trái ngược với những thay đổi về quả vẫn tồn tại. Với công trình quan trọng của mình, các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ sự tiến hóa và thích nghi trong một giai đoạn bí ẩn và độc đáo nhất trong lịch sử tiến hóa thực vật trong và sau sự tuyệt chủng của megaherbivore.
HIểu được sự tuyệt chủng của megaherbivore đã ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến hóa của thực vật trong quá khứ cũng có thể giúp dự đoán những phát triển sinh thái trong tương lai. Các tác giả nghiên cứu đã ghi nhận sự mất đi các tính trạng trong thời gian sau khi loài megaherbivore tuyệt chủng. Sự mất mát này có thể ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của hệ sinh thái như phát tán hạt giống hoặc động vật ăn cỏ.

Khủng long tuyệt chủng làm chậm quá trình tiến hóa của thực vật
Cây cọ
Ngoài ra, sự tuyệt chủng liên tiếp của các loài động vật lớn do tình trạng săn bắn của con người và biến đổi khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi tính trạng trong các cộng đồng thực vật và hệ sinh thái ngày nay và trong tương lai gần. Khủng long là một nhóm bò sát đa dạng về chủng loại xuất hiện lần đầu trong kỷ Trias từ 243 đến 233 triệu năm trước.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu về nguồn gốc chính xác và thời gian tiến hóa của khủng long. Chúng trở thành động vật có xương sống trên cạn thống trị sau sự kiện tuyệt chủng kỷ Trias-kỷ Jura cách đây 201 triệu năm, sau đó thống trị suốt kỷ Jura và kỷ Phấn trắng.
Hóa thạch khủng long đầu tiên được công nhận vào đầu thế kỷ 19, tên gọi "khủng long" - có nghĩa là loại "thằn lằn khủng khiếp" - được đặt bởi nhà sinh vật học và cổ sinh vật học người Anh Sir Richard Owen vào năm 1841, để chỉ những "thằn lằn hóa thạch vĩ đại". Kể từ đó, những bộ bộ xương khủng long hóa thạch được gắn kết đã trở thành điểm thu hút tại viện bảo tàng trên toàn thế giới. Khủng long đã trở thành một phần của nền văn hóa đại chúng.


>>> Sinh vật săn mồi lớn nhất từng tồn tại.
Nguồn newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top