Mới đây, Toà hình sự quốc tế (ICC) đã đưa ra thông báo gây bất ngờ khi phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lý do bắt ông Putin do cáo buộc ông phạm "các tội ác chiến tranh" tại Ukraine.
Cụ thể, phía Toà hình sự quốc tế (ICC) nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
Trong khi đó, Nga đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc phạm tội ác chiến tranh mà Ukraine và phương Tây đưa ra. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi đây là một hành động "vô nghĩa" và không dựa trên bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
"Nga không phải là một bên của Quy chế Rome về ICC nên chúng tôi không có nghĩa vụ gì với tòa đó cả", Tass trích lời bà Zakharova nêu lập luận trong một bản tin riêng biệt khác.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) theo Quy chế Rôm được thành lập năm 2002 với mục tiêu truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược.
Theo quy định tại Điều 4, Quy chế Rôm, thẩm quyền theo lãnh thổ của TAHSQT được thực hiện không chỉ đối với các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên, không phụ thuộc vào quốc tịch của người phạm tội, mà còn mở rộng đối với cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia không thành viên khi quốc gia không thành viên đó chấp nhận thẩm quyền của Tòa trên cơ sở một thỏa thuận giữa quốc gia không thành viên đó với Tòa án.
Từ góc độ pháp lý, tất cả 123 thành viên ICC đều có nghĩa vụ thi hành phán quyết do các thẩm phán đưa ra. Những thành viên này gồm phần lớn các nước châu Âu, một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, nhưng không bao gồm Trung Quốc và Mỹ.
Theo lý thuyết, nếu Tổng thống Putin đến lãnh thổ của những quốc gia thành viên ICC, họ sẽ phải bắt ông và giao ông cho ICC. Nhưng trên thực tế, không phải mọi quốc gia đều tuân thủ phán quyết của tòa.
Bên cạnh đó, ông chủ của Điện Kremlin sẽ "không đến các quốc gia thù địch" nên thực hiện lệnh bắt là điều không thể.
Trong khi đó, Nga vẫn là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và việc bắt lãnh đạo nước này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với bất kỳ quốc gia nào thực hiện động thái đó, bình luận viên Tara Law từ tạp chí Time bình luận.
Cụ thể, phía Toà hình sự quốc tế (ICC) nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
"Nga không phải là một bên của Quy chế Rome về ICC nên chúng tôi không có nghĩa vụ gì với tòa đó cả", Tass trích lời bà Zakharova nêu lập luận trong một bản tin riêng biệt khác.
Toà hình sự quốc tế (ICC) là cơ quan gì?
Theo quy định tại Điều 4, Quy chế Rôm, thẩm quyền theo lãnh thổ của TAHSQT được thực hiện không chỉ đối với các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia thành viên, không phụ thuộc vào quốc tịch của người phạm tội, mà còn mở rộng đối với cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ quốc gia không thành viên khi quốc gia không thành viên đó chấp nhận thẩm quyền của Tòa trên cơ sở một thỏa thuận giữa quốc gia không thành viên đó với Tòa án.
Liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin có bị bắt?
Theo giới phân tích, lệnh bắt của ICC đối với ông chủ Điện Kremlin chủ yếu mang tính biểu tượng nhằm thể hiện thái độ với cuộc chiến ở Ukraine. Quyết định này có tác động thực tiễn rất hạn chế, bởi Nga không phải bên tham gia ICC và nước này cũng không công nhận thẩm quyền của ICC.Từ góc độ pháp lý, tất cả 123 thành viên ICC đều có nghĩa vụ thi hành phán quyết do các thẩm phán đưa ra. Những thành viên này gồm phần lớn các nước châu Âu, một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, nhưng không bao gồm Trung Quốc và Mỹ.
Theo lý thuyết, nếu Tổng thống Putin đến lãnh thổ của những quốc gia thành viên ICC, họ sẽ phải bắt ông và giao ông cho ICC. Nhưng trên thực tế, không phải mọi quốc gia đều tuân thủ phán quyết của tòa.
Bên cạnh đó, ông chủ của Điện Kremlin sẽ "không đến các quốc gia thù địch" nên thực hiện lệnh bắt là điều không thể.
Trong khi đó, Nga vẫn là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và việc bắt lãnh đạo nước này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với bất kỳ quốc gia nào thực hiện động thái đó, bình luận viên Tara Law từ tạp chí Time bình luận.