thumbnail - Kinh ngạc phát hiện "thủy quái" cách đây 100 triệu năm có cổ dài như rắn và hàm răng cá sấu - độc nhất vô nhị
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Kinh ngạc phát hiện "thủy quái" cách đây 100 triệu năm có cổ dài như rắn và hàm răng cá sấu - độc nhất vô nhị

Năm 1995, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một loài thủy quái khi khai thác khu vực Pierre Shale, một thành tạo địa chất có niên đại từ kỷ Phấn trắng Thượng (khoảng 101 triệu đến 66 triệu năm trước). Loài động vật này có những đặc điểm thể chất khác biệt với thành viên thuộc nhóm bò sát biển plesiosaur (xà đầu long) đã tuyệt chủng.

Cách đây hàng triệu năm, loài bò sát biển có chiếc cổ dài khổng lồ, ngoằn nghèo, sử dụng bộ hàm giống cá sấu để tóm gọn cá và các sinh vật biển nhỏ khác. Hiện tại, hóa thạch của nó đang giúp các nhà nghiên cứu phát hiện thêm những điều mới mẻ ở loài này.

Kinh ngạc phát hiện "thủy quái" cách đây 100 triệu năm có cổ dài như rắn và hàm răng cá sấu - độc nhất vô nhị 

Mô phỏng hình ảnh của loài thủy quái

Plesiosaurs thường có hai loại hình thái riêng biệt: một là loài cổ dài, ngoằn ngoèo với đầu nhỏ, hoặc cổ ngắn nhưng mang = bộ hàm cá sấu. Trong trường hợp này, con thú kỳ lạ, độc nhất vô nhị này là sự giao thoa giữa hai loài đó. 

Các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài động vật này là Serpentisuchops Pfisterae. Hài cốt sinh vật dài 7 mét này đã được trưng bày trong Bảo tàng Cổ sinh vật học Glenrock gần Casper, Wyoming, kể từ khi hóa thạch được khai quật cách đây hơn 25 năm.

Trong nhiều thập kỷ kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích chi tiết về phần còn lại của con vật, chiếm khoảng 35% cơ thể và bao gồm "hàm dưới được bảo quản khá hoàn hảo, một lượng lớn hộp sọ, cổ hoàn chỉnh, đốt sống, phần lớn đuôi và một số xương sườn". Chi tiết duy nhất mà họ còn thiếu là phần chi của nó, được sử dụng để bơi lội.

Kinh ngạc phát hiện "thủy quái" cách đây 100 triệu năm có cổ dài như rắn và hàm răng cá sấu - độc nhất vô nhị 

Hóa thạch còn lại của loài thủy quái

Ngoài ra, 19 chiếc răng cũng đã được tìm thấy tại địa điểm đó, chỉ một chiếc vẫn còn nguyên trong hàm của mẫu vật, trong khi phần còn lại nằm rải rác trong các hài cốt. Theo nghiên cứu, sự hiện diện của chân răng trong xương hàm đã xác nhận, răng thuộc về mẫu vật này chứ không phải từ loại plesiosaur khác.

Các nhà nghiên cứu nhận định những chiếc răng hình nón cao, nhẵn và không có răng cưa, vì vậy loài vật này sẽ không thể cắn xuyên qua những bộ xương dày. Nó chỉ có một chức năng duy nhất là đâm và xiên qua cơ thể con mồi. Chúng có thể đuổi theo những con mồi da trơn mà không gặp nhiều khó khăn vì không có vỏ bảo vệ. 

Phát hiện mới này "tiết lộ một sinh thái hoàn toàn mới, một loài động vật chuyên biệt hóa theo cách khác với tất cả các loài plesiosaurs khác cùng thời."


>>>Kinh ngạc phát hiện quả tim cổ xưa nhất Trái Đất của thủy tổ loài người từ 380 triệu năm trước


Nguồn livescience

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác