Kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA đã va chạm vào thiên thạch 14 lần, thiệt hại vĩnh viễn

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Kính viễn vọng Không gian James Webb (JWST) đã trải qua 14 lần va chạm với các thiên thạch nhỏ và nó đều nằm trong tính toán của NASA khi thiết kế. James Webb được phóng vào không gian vào tháng 12 năm ngoái, sau đó là một hành trình đầy khó khăn khi nó liên tục va chạm với các vi thiên thạch. Theo dự đoán, những thiên thạch này đã va vào 18 phân đoạn vàng beryllium của kính viễn vọng không gian trị giá 10 tỷ đô la, gây ra thiệt hại vĩnh viễn không thể khắc phục. Mike Menzel, kỹ sư trưởng hệ thống tại NASA cho biết "Chúng tôi đã phải đối mặt với 14 lần va chạm với tiểu thiên thạch có thể đo lường được trên gương chính của mình và trung bình là một đến hai lần mỗi tháng. Hậu quả là các lỗi quang học cho thiết bị, nó đều nằm trong dự kiến khi xây dựng đài quan sát."
Kính thiên văn 10 tỷ USD của NASA đã va chạm vào thiên thạch 14 lần, thiệt hại vĩnh viễn
Một trường hợp ngoại lệ xảy ra vào tháng 5, một micrometeoroid va phải một trong những đoạn vàng-beryllium tạo nên tấm gương chính dài 6,5 mét của JWST. Nó được phân loại là “sự kiện ngẫu nhiên không thể tránh khỏi”, đã khiến chiếc kính viễn vọng hơi lệch khỏi vị trí thẳng hàng. Các kỹ sư đã có thể điều chỉnh 18 gương của nó để sửa lại đoạn bị hư hỏng. Không gian vũ trụ thực sự là một nơi nguy hiểm với các mối đe dọa liên tục bao gồm các tia vũ trụ từ Vũ trụ cường độ lớn, ánh sáng cực tím khắc nghiện và các hạt tích điện từ Mặt Trời cũng như các vi thiên thạch di chuyển với vận tốc cực lớn. Tuy nhiên, các kỹ sư của JWST đã thực hiện hành động phòng tránh để giảm khả năng hư hại cho thiết bị tỷ đô. Cụ thể là James Webb sẽ giảm thiểu thời gian hướng mặt kính vào những khu vực có nhiều vi thiên thạch, nơi mà theo thống kê có nhiều thiên thạch siêu nhỏ đang chuyển động với vận tốc cao hơn nhiều. Rủi ro khác mà thiết bị này có thể gặp phải là các trận mưa sao băng, được dự đoán là có thể xảy ra vào tháng 5/2023 và tháng 5/2024, khi nó tiếp xúc với các lớp bụi tỏa ra từ đuôi sao chổi Halley. >>>Kính viễn vọng James Webb "bắt" được hình ảnh đám mây đồng hồ cát "siêu độc đáo" Nguồn forbes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top