Mr. Macho
Writer
Từ hôm qua, các báo đồng loạt đưa tin lãi suất liên ngân hàng đã tăng lên đến 13%. Để bạn hiểu rõ hơn thì lãi suất liên ngân hàng là lãi suất được tính cho các khoản vay ngắn hạn được thực hiện giữa các tổ chức tài chính.
Cụ thể, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất liên ngân hàng (các nhà băng vay mượn lẫn nhau) tăng từ 9,61% lên 13% với khối lượng giao dịch là 200 tỷ đồng - chiếm gần 0,1% khối lượng vay mượn giữa các ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng cao như vậy có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay hay không là điều nhiều người đang quan tâm hiện nay. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nói rõ thêm về bản chất của lãi suất liên ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay vốn của các ngân hàng với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng khi thiếu lượng tiền dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định mỗi ngân hàng thương mại đều phải duy trì một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc. Nếu ngân hàng nào thâm hụt tỷ lệ này thì phải bù vào theo đúng quy định. Mục đích của việc này là để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Hoạt động giao dịch diễn ra liên tục tại các ngân hàng khiến cho lượng tiền mặt dự trữ biến động. Do đó, cuối ngày một số ngân hàng có thể thiếu hụt tiền dự trữ. Lúc này, các ngân hàng sẽ vay mượn lẫn nhau để bù đắp phần thiếu.
Ảnh chụp màn hình lãi suất liên ngân hàng ngày 7/2/2023.
Thực chất, lãi suất liên ngân hàng cũng giống như lãi suất của các khoản vay khác. Bên đi vay phải trả cho bên cho vay phần tiền lãi theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Thời hạn của các khoản vay liên ngân hàng thường rất ngắn. Có thể chỉ kéo dài một đêm hoặc một tuần, một tháng... Do vay gấp trong thời gian ngắn nên lãi suất liên ngân hàng cao hơn so với lãi suất tiết kiệm mà ngân hàng huy động từ các tổ chức, cá nhân.
Tính chất ngắn hạn khiến cho lãi suất liên ngân hàng thường xuyên biến động. Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa trên dữ liệu do các ngân hàng cung cấp để công bố lãi suất liên ngân hàng vào mỗi ngày. Các ngân hàng cần phải theo dõi thông tin trên cổng thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà nước để cân nhắc quyết định xem có nên vay tiền vào thời điểm đó hay không.
Nguyên nhân lãi suất liên ngân hàng bật tăng được cho là sau khi Ngân hàng Nhà nước bất ngờ chuyển từ trạng thái bơm ròng sang hút ròng.
Bơm ròng tiền là hoạt động Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng.
Hút ròng tiền là hoạt động ngân hàng trung ương hút tiền từ thị trường thông qua các kênh như tín phiếu, trái phiếu... để giảm lượng tiền lưu hành trong thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, mặc dù với doanh số không lớn (200 tỷ), sẽ không tác động hay ảnh hưởng đến lãi suất vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, cá nhân. Chính vì vậy, những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và có nhu cầu vay vốn ngân hàng không nhất thiết phải nắm rõ về mức lãi suất liên ngân hàng.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam hiện đang ở mức cao.
Chụp màn hình tiêu đề đăng trên báo Thanh Niên
Ngày 6/2/2023, báo Thanh Niên dẫn ý kiến của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng nếu lạm phát ở mức khoảng 4% thì lãi tiết kiệm chỉ nên vào khoảng 6 - 7%/năm là phù hợp, giúp lãi vay không quá sức chịu đựng của doanh nghiệp như hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế năm 2022 lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, định hướng năm 2023 dưới 4,5% nhưng từ giữa tháng 10//2022 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng (NH) từ 9,5% - 13%/năm, đẩy lãi vay lên 12 - 15%/năm, thậm chí cao hơn.
Nguyên nhân lãi suất tăng cao, theo ông Nghĩa là do cung tiền sụt giảm. Trong năm 2022, cung tiền của VN chỉ tăng hơn 7%, trong khi tăng trưởng GDP theo giá hiện hành (GDP danh nghĩa) ước tăng 11,2%. Lượng tiền trên thị trường không nhiều đã gây khó khăn, đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao. Muốn giảm lãi suất phải tăng cung tiền trên thị trường. Với định hướng tăng trưởng kinh tế GDP năm 2023 ở mức 6,5%, nền kinh tế cần một lượng cung tiền lớn qua tăng trưởng tín dụng và đầu tư công.
Thế nhưng thực tế, như đã nói ở trên, động thái của Ngân hàng Nhà nước là đang hút ròng tiền. Không hiểu lãi suất sẽ đi đến đâu?
Bài viết tham khảo:
Lãi suất liên ngân hàng cao như vậy có ảnh hưởng đến lãi suất cho vay hay không là điều nhiều người đang quan tâm hiện nay. Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nói rõ thêm về bản chất của lãi suất liên ngân hàng.
Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay vốn của các ngân hàng với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng khi thiếu lượng tiền dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước quy định mỗi ngân hàng thương mại đều phải duy trì một tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc. Nếu ngân hàng nào thâm hụt tỷ lệ này thì phải bù vào theo đúng quy định. Mục đích của việc này là để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng.
Hoạt động giao dịch diễn ra liên tục tại các ngân hàng khiến cho lượng tiền mặt dự trữ biến động. Do đó, cuối ngày một số ngân hàng có thể thiếu hụt tiền dự trữ. Lúc này, các ngân hàng sẽ vay mượn lẫn nhau để bù đắp phần thiếu.
Thực chất, lãi suất liên ngân hàng cũng giống như lãi suất của các khoản vay khác. Bên đi vay phải trả cho bên cho vay phần tiền lãi theo tỷ lệ phần trăm nhất định. Thời hạn của các khoản vay liên ngân hàng thường rất ngắn. Có thể chỉ kéo dài một đêm hoặc một tuần, một tháng... Do vay gấp trong thời gian ngắn nên lãi suất liên ngân hàng cao hơn so với lãi suất tiết kiệm mà ngân hàng huy động từ các tổ chức, cá nhân.
Tính chất ngắn hạn khiến cho lãi suất liên ngân hàng thường xuyên biến động. Ngân hàng Nhà nước sẽ dựa trên dữ liệu do các ngân hàng cung cấp để công bố lãi suất liên ngân hàng vào mỗi ngày. Các ngân hàng cần phải theo dõi thông tin trên cổng thông tin chính thức của Ngân hàng Nhà nước để cân nhắc quyết định xem có nên vay tiền vào thời điểm đó hay không.
Nguyên nhân lãi suất liên ngân hàng bật tăng được cho là sau khi Ngân hàng Nhà nước bất ngờ chuyển từ trạng thái bơm ròng sang hút ròng.
Bơm ròng tiền là hoạt động Ngân hàng trung ương bơm tiền vào thị trường làm cho lượng tiền lưu hành tăng.
Hút ròng tiền là hoạt động ngân hàng trung ương hút tiền từ thị trường thông qua các kênh như tín phiếu, trái phiếu... để giảm lượng tiền lưu hành trong thị trường.
Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, mặc dù với doanh số không lớn (200 tỷ), sẽ không tác động hay ảnh hưởng đến lãi suất vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, cá nhân. Chính vì vậy, những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính và có nhu cầu vay vốn ngân hàng không nhất thiết phải nắm rõ về mức lãi suất liên ngân hàng.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất ở Việt Nam hiện đang ở mức cao.
Ngày 6/2/2023, báo Thanh Niên dẫn ý kiến của TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng nếu lạm phát ở mức khoảng 4% thì lãi tiết kiệm chỉ nên vào khoảng 6 - 7%/năm là phù hợp, giúp lãi vay không quá sức chịu đựng của doanh nghiệp như hiện nay.
Tuy nhiên, thực tế năm 2022 lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, định hướng năm 2023 dưới 4,5% nhưng từ giữa tháng 10//2022 đến nay, mặt bằng lãi suất huy động tiết kiệm của các ngân hàng (NH) từ 9,5% - 13%/năm, đẩy lãi vay lên 12 - 15%/năm, thậm chí cao hơn.
Nguyên nhân lãi suất tăng cao, theo ông Nghĩa là do cung tiền sụt giảm. Trong năm 2022, cung tiền của VN chỉ tăng hơn 7%, trong khi tăng trưởng GDP theo giá hiện hành (GDP danh nghĩa) ước tăng 11,2%. Lượng tiền trên thị trường không nhiều đã gây khó khăn, đẩy mặt bằng lãi suất tăng cao. Muốn giảm lãi suất phải tăng cung tiền trên thị trường. Với định hướng tăng trưởng kinh tế GDP năm 2023 ở mức 6,5%, nền kinh tế cần một lượng cung tiền lớn qua tăng trưởng tín dụng và đầu tư công.
Thế nhưng thực tế, như đã nói ở trên, động thái của Ngân hàng Nhà nước là đang hút ròng tiền. Không hiểu lãi suất sẽ đi đến đâu?
Bài viết tham khảo:
Lãi suất thực dương của Việt Nam cao nhất thế giới?
Lãi suất huy động cao gấp đôi, gấp ba chỉ số lạm phát trong khi ngành ngân hàng viện đủ mọi lý do để chưa hạ lãi suất khiến các doanh nghiệp càng thêm khó khăn. Nghịch lý này đang tồn tại ngay trong chỉ đạo của Chính phủ về cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế.
thanhnien.vn