thumbnail - Lần đầu tiên ghép thận thành công ở trẻ mà không cần ức chế miễn dịch
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Lần đầu tiên ghép thận thành công ở trẻ mà không cần ức chế miễn dịch

Các nhà khoa học báo cáo về ba ca cấy ghép thận thành công được thực hiện ở trẻ em, tại California, mà không cần ức chế miễn dịch. Việc cấy ghép sử dụng một phương pháp mới, giúp giảm nguy cơ quả thận mới bị loại bỏ trong cơ thể mới.

Kỹ thuật kết hợp: cấy nội tạng, cấy luôn hệ miễn dịch

Cấy ghép nội tạng hiện được sử dụng như một phương pháp can thiệp y học hiệu quả, có thể cứu sống nhiều người mắc bệnh nan y. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với những ràng buộc bao gồm việc điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời để giữ cho hệ miễn dịch được kiểm soát, tránh nó đào thải cơ quan được cấy ghép như một kẻ "xâm nhập" từ bên ngoài.

Điều này cũng muốn nói rằng, việc không bị ức chế miễn dịch và các tác dụng phụ liên quan không phải lúc nào cũng dễ chịu, bao gồm tăng nguy cơ gây ung thư và tiểu đường. Nó cũng làm giảm cơ hội cấy ghép lần thứ hai nếu cần, do sự đào thải của lần đầu tiên. Tuy nhiên giờ đây, y khoa đã đạt được một cột mốc quan trọng trong cấy ghép, đó là có thể giải phóng bệnh nhân khỏi ức chế miễn dịch suốt đời, một cách an toàn sau khi ghép thận.

Lần đầu tiên ghép thận thành công ở trẻ mà không cần ức chế miễn dịch 

Kỹ thuật cải tiến này hoạt động bằng cấy ghép an toàn hệ thống miễn dịch của người hiến tặng vào bệnh nhân - thông qua tế bào gốc từ tủy xương, trước khi thận được chuyển sang cơ thể mới, được gọi là cấy ghép kép cơ quan nội tạng và hệ miễn dịch. Phương pháp này không phải lần đầu tiên được thử, trước đây nó đã được áp dụng nhưng tỷ lệ thành công rất thấp.

Ở thử nghiệm mới này, các nhà nghiên cứu đã bổ sung một quy trình mới. Thực hiện sự suy giảm tế bào T alpha-beta và tế bào B CD19, nghĩa là loại bỏ các loại tế bào miễn dịch gây ra bệnh ghép vật chủ hoặc bệnh GVH. Đây là một biến chứng có thể gây chết người, đã có nguy cơ phát triển khi các kỹ thuật tương tự được sử dụng trong quá khứ.

Với việc giảm các rủi ro và đe dọa từ GVHD, quá trình cấy ghép mới này an toàn hơn nhiều. Việc loại bỏ các tế bào T alpha-beta tương đối 'nhẹ nhàng', phù hợp với những trẻ dễ bị tổn thương về mặt y tế, nó cho phép cấy ghép một nửa phù hợp về mặt di truyền từ cha mẹ. Các tế bào bị loại bỏ sẽ phục hồi tự nhiên ở bệnh nhân trong 60-90 ngày, xây dựng lại hệ thống miễn dịch.

Những điều chỉnh khác đã được thử hiện bao gồm giảm độc tính của hóa trị và xạ trị cần thiết trước khi cấy ghép. Những chuẩn bị này được cho là khá vất vả nhưng là cần thiết để đánh bật hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, chuẩn bị cho cơ thể tiếp nhận một cơ quan mới. Ba đứa trẻ được ghép thận theo cách mới này đã mắc một căn bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp gọi là chứng loạn sản miễn dịch Schimke (SIOD), hạn chế khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể và có thể dẫn đến suy thận.

Lần đầu tiên ghép thận thành công ở trẻ mà không cần ức chế miễn dịch 

SIOD là một chứng rối loạn hiếm gặp liên quan đến suy giảm miễn dịch, chắc chắn đã góp phần vào việc đạt được thành công trong kỹ thuật HSCT từ người hiến tặng. Mặc dù SIOD và tất cả các biến chứng của nó vẫn là thứ mà trẻ em phải đối phó. Nhưng giờ đây tất cả những đứa trẻ này đều đang sở hữu những quả thận ghép khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các ca cấy ghép đã thành công trong ít nhất 22 và 34 tháng. Đây là những bệnh nhân duy nhất mà họ phải thực hiện cấy ghép tế bào gốc và ghép thận.

Những hy vọng mới cho các bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng

Hiện những đứa trẻ này đang có một cuộc sống hoàn toàn bình thường, từ đi học hằng ngày, tập thể thao hoặc nghỉ ngơi đều không có cản trở. Các bước tiếp theo mà các nhà nghiên cứu muốn hướng tới là mở rộng số lượng bệnh nhân và số lượng các điều kiện mà điều này có thể hoạt động, vì hiện tại nó chỉ được chứng minh ở bệnh nhân SIOD, với mục tiêu lớn là làm cho những bệnh nhân cần ghép thận đặc biệt phù hợp với quy trình.

Nhóm nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến những bệnh nhân đã được ghép thận bị cơ thể của họ từ chối. Điều đó xảy ra tới một nửa số trường hợp là ở trẻ em, dẫn đến hệ thống miễn dịch quá mẫn cảm và nhiều khả năng không chấp nhận quả thận thứ hai. Trẻ em sẽ là những đối tượng đầu tiên được hưởng lợi, sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành tìm hiểu cấy ghép ở những độ tuổi lớn hơn.


>>> Mất ngủ làm bạn bị ngứa mắt.

Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác