Lật tẩy truyền thuyết "loài gián có thể sống sót qua cả bom hạt nhân": gián có thực sự sống dai như vậy?

Gần đây, các chuyên gia đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh tồn của loài gián, trong tình huống xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân nghiêm trọng đến mức xóa sổ toàn bộ các loài sinh vật khác trên Trái đất.
Lý do là bởi trước đó, họ bất ngờ phát hiện ra một loài gián tưởng như đã tuyệt chủng, cho thấy những sinh vật ghê tởm này sống dai đến mức nào.
Theo NewsWeek, mẫu vật của loài gián không cánh chuyên ăn gỗ đã được tìm thấy ở Đảo Lord Howe thuộc nước Úc. Lần cuối cùng con người thấy loài gián này là hơn 80 năm về trước, và chúng được cho là đã tuyệt chủng sau khi loài chuột xuất hiện trên hòn đảo này.
Trên Trái đất hiện có khoảng 4.600 loài gián, nhiều trong số đó được xếp vào nhóm côn trùng gây hại trong các hộ gia đình và cho nền nông nghiệp. Gián thường được mệnh danh là một trong những loài động vật “cứng đầu” nhất quả đất, và trong nhiều bộ phim, chúng cũng được miêu tả là một trong những loài sống sót sau các sự kiện tận thế.
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng điều đó chỉ đúng phần nào mà thôi.
Lật tẩy truyền thuyết loài gián có thể sống sót qua cả bom hạt nhân: gián có thực sự sống dai như vậy?
Cận cảnh loài gián Úc
Tất cả những tài liệu tôi đọc được dường như cho thấy việc loài gián sống sót được sau một cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ là một truyền thuyết đô thị và chỉ đúng một chút thôi” - theo Paul Eggleton, một nhà nghiên cứu côn trùng học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London.
Gián ít bị ảnh hưởng bởi phóng xạ hơn các loài thú có vú, nhưng hầu hết các loài côn trùng đều như vậy cả. Côn trùng có chu kỳ tế bào chậm, và các tế bào thì dễ bị tổn thương bởi phóng xạ khi chúng đang phân chia. Bởi tế bào côn trùng phân chia với tần suất thấp hơn tế bào thú có vú, chúng cũng ít bị ảnh hưởng bởi một đợt bùng nổ phóng xạ bất ngờ, vì khả năng bị ảnh hưởng bới phóng xạ trong quá trình phân chia tế bào là thấp hơn” - Eggleton nói.
Về thức ăn, sẽ có khá nhiều động vật chết ở khắp nơi, và gián thì ăn bất kỳ thứ gì chúng thấy. Chúng phàm ăn, và ăn cực khỏe. Do đó, chúng sẽ sống tốt, nhưng không phải là bởi chúng sở hữu khả năng chống chịu phóng xạ. Nếu mọi loài có xương sống đều chết hết, chỉ còn lại côn trùng thôi, thì về mặt sinh học, thế giới vẫn sẽ tiếp diễn chẳng khác gì trước đó”
Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng rất nhiều loài côn trùng cũng sẽ sống sót trước một thảm họa hạt nhân chứ không riêng gì loài gián.
“Nói chung, côn trùng nằm ở nhóm giữa khi xét về mức độ nhạy cảm đối với phóng xạ ion hóa” - theo Timothy Mousseau, một chuyên gia côn trùng học đến từ Đại học Nam Carolina.
“Tôi cho là các sinh vật có khả năng chống lại tác động của phóng xạ và sinh sản nhanh sẽ có tỷ lệ sinh tồn cao nhất trong những tình huống như một sự kiện tận thế. Do đó, gián và các sinh vật khác cùng sống dưới đất, hoặc được bảo vệ theo cơ chế tương tự, sẽ sinh tồn tốt nhất. Ngoài ra, có khả năng một số nơi sẽ bị ảnh hưởng ít hơn nhiều so với nơi khác. Sâu dưới lòng đất hoặc dưới đáy đại dương sẽ ít bị ảnh hưởng hơn nhiều so với các môi trường sống trên đất liền”
Lật tẩy truyền thuyết loài gián có thể sống sót qua cả bom hạt nhân: gián có thực sự sống dai như vậy?
Tóm lại, dù gián có thể không phải là loài côn trùng quá đặc biệt xét về khả năng sinh tồn trước thảm họa hạt nhân, chúng và những loài côn trùng tương tự sẽ sống sót lâu hơn so với nhiều loài khác trên Trái đất trước những sự kiện do con người gây ra, trong đó có loài gián đã bằng cách nào đó quay lại từ bờ vực tuyệt chủng trên Đảo Lord Howe.
“Báo cáo gần đây về việc tái phát hiện một loài gián đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trên Đảo Lord Howe nhắc nhở chúng ta rằng không phải mọi loài gián đều giống nhau, và tôi nghĩ khi mọi người đề cập đến loài gián và những tình huống tận thế, họ hầu như sẽ nghĩ đến loài gián Đức hoặc gián Mỹ vốn khá phổ biến” - theo Mark Elgar, giáo sư côn trùng học và tiến hóa tại Đại học Melbourne.
“Trên thực tế, có một lượng rất lớn các loài gián, nhiều trong số đó khá đẹp, và khả năng sinh tồn của chúng trước những thảm họa do con người gây ra cũng khá khác nhau”
Tham khảo:
NewsWeek
>> Thiên thạch xóa sổ loài khủng long, vì sao loài gián vẫn sống tốt đến tận bây giờ?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top