LG và Samsung đối mặt với hàng tồn kho cao kỷ lục, công suất nhà máy thấp kỷ lục

H
Hùng Lê
Phản hồi: 0
Hoạt động sản xuất của Samsung và LG đã giảm sút trong quý thứ 3, do lượng hàng tồn kho tăng cao trong bối cảnh nhu cầu mua sắm toàn cầu giảm, suy thoái kinh tế.
Chỉ khoảng 7 trong số 10 dây chuyền sản xuất smartphone của Samsung Electronics hoạt động hết công suất. Đạt mức thấp nhất kể từ năm 2010, cho thấy tình hình đáng báo động.
Theo báo cáo hàng quý của công ty, trong quý 3, tỉ lệ hoạt động của bộ phận thiết bị di động dừng ở mức 72,2% công suất, thấp hơn 80,3% của 1 năm trước. Tỷ lệ sản xuất mặt hàng nghe nhìn trong quý 3 của Samsung cũng giảm xuống 75,4%.
LG và Samsung đối mặt với hàng tồn kho cao kỷ lục, công suất nhà máy thấp kỷ lục
Không khá hơn, các nhà máy sản xuất máy giặt của LG Electronics hiện đang hoạt động với 88% công suất, giảm so với 105% của 1 năm trước. Hoạt động kinh doanh điện tử nghe nhìn của công ty đang hoạt động với tỷ lệ 81,1%, giảm từ mức 96,4% của 1 năm trước đó.
So với quý 3 năm ngoái, sản lượng tủ lạnh của LG giảm từ 129,7% xuống 113,3%, trong khi tỉ lệ sản xuất máy điều hòa không khí giảm xuống 102,9% từ mức 113,2%.
Lượng hàng tồn kho tại các công ty điện tử Hàn Quốc đang chất đống do nhu cầu toàn cầu suy yếu. 10 doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất Hàn Quốc đã chứng kiến tài sản tồn kho tích lũy tính đến hết tháng 9, tăng thêm gần 40% so với tháng 12 hồi năm ngoái.
Một quan chức trong ngành cho hay: “Việc sử dụng nhà máy giảm đáng kể trong quý 3 do nhu cầu suy yếu và hàng tồn kho tăng cao. Thật khó để xác định vòng luẩn quẩn này sẽ tiếp tục trong bao lâu.”
Tồn kho bán dẫn và pin, vốn là xương sống đối với xuất khẩu của Hàn Quốc, đã tăng mạnh. Các nhà sản xuất thường sản xuất dư thừa để đáp ứng ngay nhu cầu của khách hàng, nhưng họ không thể giảm lượng hàng tồn kho kịp thời do nhu cầu toàn cầu giảm.
LG và Samsung đối mặt với hàng tồn kho cao kỷ lục, công suất nhà máy thấp kỷ lục
Tài sản tồn kho của Samsung Electronics là 57,3 nghìn tỷ Won, tăng 38,5% so với 41,4 nghìn tỷ Won vào cuối năm ngoái. Theo giá trị, chip nhớ và các sản phẩm IT như DRAM và bán dẫn flash NAND có tổng giá trị lên đến 16.
Tài sản tồn kho của SK Hynix đã tăng từ 8,92 nghìn tỷ won hồi cuối năm ngoái lên 14,7 nghìn tỷ Won.
LG Energy Solution, nhà sản xuất pin xe điện lớn thứ 2 thế giới, đã chứng kiến tài sản tồn kho của mình tăng gấp đôi lên 7,95 nghìn tỷ Won. Samsung SDI đã tăng 43%. Samsung Biologics chứng kiến sự gia tăng lớn nhất về tài sản hàng tồn kho với 136% lên 2,04 nghìn tỷ Won.
Tài sản tồn kho của LG Chem tăng 50,81%, Kia Corp tăng 15%, POSCO Holdings cao hơn 15% và Celltrion tăng 11%.
Việc duy trì một mức tồn kho nhất định nhằm mục đích chuẩn bị cho nhu cầu phục hồi trong tương lai, nhưng việc tích trữ quá mức trong một thời gian dài sẽ dẫn đến chi phí cao hơn. Ngoài ra, cung vượt cầu trong tương lai có thể gây ra tác dụng phụ, làm giảm giá thành sản phẩm và lợi nhuận.

>>> Các hãng thiết bị bán dẫn Nhật Bản mở rộng quy mô khi TSMC, Samsung và Intel chạy đua

Nguồn: Pulse News
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top