Giá đồng và cán mạ đồng (CCL) được sử dụng để làm các bo mạch in (PCB) đang tăng cao. Những PCB này được sử dụng cho hầu hết các loại thiết bị điện tử. Theo thông tin từ DigiTimes, chi phí sản xuất các thiết bị như bo mạch chủ PC và card đồ họa đang tăng phi mã bởi tình trạng thiếu hụt lá đồng. Tuy vậy, liệu người dùng cuối sẽ chịu bao nhiêu chi phí cho vấn đề đó?
Thực tế, tác động của việc thiếu lá đồng có thể nhận thấy rõ ràng nhất trên những thiết bị cấp thấp, trong khi các sản phẩm cao cấp đắt tiền lại ít bị ảnh hưởng hơn do giá sản phẩm đã quá cao.
Giá đồng đã tăng từ 7.755 USD/tấn trong tháng 12/2020 lên 9.262 USD/tấn tính đến cuối tháng 09/2021. Điều đó khiến giá lá đồng tăng lên 35% kể từ quý 4/2020; chi phí cán mạ đồng (CCL), một thành phần cơ bản được sử dụng để sản xuất PC, cũng đã cao hơn. Từ đó, giá PCB cũng bị tăng đột biến.
Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cũng như mức giá của mọi thiết bị điện tử, nhưng PC, bo mạch chủ và card đồ họa sẽ là các sản phẩm chịu nhiều áp lực về giá hơn so với những linh kiện khác bởi chúng có thường tận dụng các tấm PCB lớn với cấu trúc nhiều lớp.
Mỗi PCB đều được xây dựng từ nhiều CCL, tùy thuộc vào số lượng lớp. Mỗi CCL bao gồm nhiều tấm nhựa sợi thủy tinh thấm vào nhựa epoxy, được xếp chồng lên nhau. Sau đó, chúng lại được phủ bằng một lá đồng dày khoảng 0,035mm (hoặc thậm chí mỏng hơn) ở cả hai mặt. Các đường dẫn điện trên bo mạch chủ được tạo ra phương pháp ăn mòn đồng.
Mỗi CCL có kích thước ATX (355x244mm) sử dụng khoảng 23 gram đồng, nhưng một bo mạch chủ cao cấp thường sử dụng PCB có ít nhất 8 lớp CCL, thế nên, nó sẽ tiêu thụ ít nhất 184gram đồng và có thể nhiều hơn. Do đó, trước khi xử lý, 1 tấn đồng sẽ đủ tạo ra khoảng 5.434 bo mạch chủ 8 lớp. Theo tính toán, một bo mạch chủ ATX tiêu thụ khoảng 1,42 USD giá trị đồng trong tháng 12 và giờ đã tăng lên 1,7 USD. Tuy nhiên, con số đó chỉ là chi phí thô, chưa qua xử lý. Chắc chắn, nó sẽ tăng cao hơn khi được biến thành dạng có thể sử dụng.
Dẫu chi phí đồng trên mỗi bo mạch chủ không tăng lên đáng kể, tuy nhiên, chi phí sản xuất lá đồng và CCL lại tăng do chi phí đồng cũng như energy carrier đang cao hơn.
Nhìn chung, giá đồng, lá đồng, cán mạ đồng, PCB cũng như chi phí sản xuất đã tăng lên khá nhiều do các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng tăng giá này chắc chắn sẽ không dừng dại. Theo thông tin từ DigiTimes, các nhà sản xuất CCL Trung Quốc gần đây đã thông báo tăng giá đối với những khách hàng PCB của họ. Các nhà cung cấp lá đồng dường như cũng đang cân nhắc việc tăng chi phí xử lý của họ đối với những nhà sản xuất CCL vào đầu năm 2022. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất CCL hiện đang phải đàm phán với những khách hàng của mình nhằm cung cấp các dịch vụ hợp lý nhưng vẫn đảm bảo biên lợi nhuận ổn định.
Trong khi đó, khi các nhà mạng chuyển đổi sang mạng 5G, họ cũng cần đến những thiết bị thích hợp, bao gồm các trạm gốc cùng những hệ thống mạng. Chúng sử dụng vô số dây đồng cũng như PCB nhiều lớp CCL. Nhu cầu đối với các thiết bị như vậy ngày càng tăng lên, tạo thêm áp lực cho nhiều nhà sản xuất lá đồng, CCL và PCB.
Dẫu chi phí lá đồng, CCL và PCB đang tăng cao, tác động của chúng đối với mức giá card đồ họa, bo mạch chủ, máy tính xách tay hay máy tính để bàn sẽ khá khác nhau.
Do có biên lợi nhuận thấp, các bo mạch chủ giá rẻ sẽ là những sản phẩm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Điều tương tự cũng diễn ra với các thiết bị điện tử rẻ tiền, sử dụng những PCB tương đối phức tạp cũng như những thành phần hoạt động tương đối rẻ. Do đó, nếu có ý định mua phần cứng giá rẻ, bạn nên cân nhắc đến chiến lược mua ở thời điểm hiện tại.
Chi phí của các thành phần hoạt động (bộ xử lý, bộ nhớ, PMIC,…) vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cấu trúc vật liệu điện tử (BOM: mức giá để cấu thành sản phẩm). Do đó, ngay cả khi chi phí lá đồng tăng 10%, nó sẽ khó ảnh hưởng đến giá của một bo mạch chủ cao cấp, bởi các nhà sản xuất có thể chấp nhận mức tăng đó để không chuyển đến người dùng cuối. Giá card đồ họa cũng tương tự. Ngay cả khi một thành phần tăng giá 10% thì một chiếc card đồ họa được trang bị chúng cũng khó có thể có giá bán lẻ đắt đỏ hơn đáng kể bởi chúng đã có giá quá cao. Vì vậy, nếu mua các thiết bị cao cấp đắt tiền, bạn không cần quá lo lắng về giá đồng, lá đồng, CCL và PCB.
Nhưng ngoài giá cả, một yếu tố ảnh hưởng khác nữa đó chính là nhu cầu. Thế giới đang tạo ra nhiều thiết bị điện tử hơn bao giờ hết, thế nên, trừ khi các chuỗi cung ứng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này, sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cả cũng như mức độ sẵn hàng của thiết bị điện tử.
Nguồn: TomsHardware
Chi phí tăng lên
Các nhà sản xuất chip hiện tại không thể cung cấp đủ bán dẫn bởi nhu cầu đối với những thiết bị điện tử đang rất lớn, trong khi quá trình sản xuất cũng như nguồn cung nguyên liệu bị gián đoạn do đại dịch. Đó là lý do tại sao giá chip lại đang rất cao. Nhưng ngoài các con chip, tất cả các loại thiết bị điện tử đều sử dụng những PCB có cấu tạo từ sợi thủy tinh và lá đồng.Giá đồng đã tăng từ 7.755 USD/tấn trong tháng 12/2020 lên 9.262 USD/tấn tính đến cuối tháng 09/2021. Điều đó khiến giá lá đồng tăng lên 35% kể từ quý 4/2020; chi phí cán mạ đồng (CCL), một thành phần cơ bản được sử dụng để sản xuất PC, cũng đã cao hơn. Từ đó, giá PCB cũng bị tăng đột biến.
Mỗi PCB đều được xây dựng từ nhiều CCL, tùy thuộc vào số lượng lớp. Mỗi CCL bao gồm nhiều tấm nhựa sợi thủy tinh thấm vào nhựa epoxy, được xếp chồng lên nhau. Sau đó, chúng lại được phủ bằng một lá đồng dày khoảng 0,035mm (hoặc thậm chí mỏng hơn) ở cả hai mặt. Các đường dẫn điện trên bo mạch chủ được tạo ra phương pháp ăn mòn đồng.
Mỗi CCL có kích thước ATX (355x244mm) sử dụng khoảng 23 gram đồng, nhưng một bo mạch chủ cao cấp thường sử dụng PCB có ít nhất 8 lớp CCL, thế nên, nó sẽ tiêu thụ ít nhất 184gram đồng và có thể nhiều hơn. Do đó, trước khi xử lý, 1 tấn đồng sẽ đủ tạo ra khoảng 5.434 bo mạch chủ 8 lớp. Theo tính toán, một bo mạch chủ ATX tiêu thụ khoảng 1,42 USD giá trị đồng trong tháng 12 và giờ đã tăng lên 1,7 USD. Tuy nhiên, con số đó chỉ là chi phí thô, chưa qua xử lý. Chắc chắn, nó sẽ tăng cao hơn khi được biến thành dạng có thể sử dụng.
Nhìn chung, giá đồng, lá đồng, cán mạ đồng, PCB cũng như chi phí sản xuất đã tăng lên khá nhiều do các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng tăng giá này chắc chắn sẽ không dừng dại. Theo thông tin từ DigiTimes, các nhà sản xuất CCL Trung Quốc gần đây đã thông báo tăng giá đối với những khách hàng PCB của họ. Các nhà cung cấp lá đồng dường như cũng đang cân nhắc việc tăng chi phí xử lý của họ đối với những nhà sản xuất CCL vào đầu năm 2022. Đó là lý do tại sao các nhà sản xuất CCL hiện đang phải đàm phán với những khách hàng của mình nhằm cung cấp các dịch vụ hợp lý nhưng vẫn đảm bảo biên lợi nhuận ổn định.
Các yếu tố khác
Ngoài nhu cầu về PC, các yếu tố khác cũng đang khiến giá PCB và CCL bị đẩy lên. Giá đồng đang tăng không chỉ vì giá năng lượng cao, mà còn bởi nhu cầu về dây đồng ngày càng tăng khi nhiều ứng dụng chuyển từ dây nhôm sang dây đồng. Việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo đòi hỏi trang thiết bị phát điện hoàn toàn mới, càng làm tăng nhu cầu về dây đồng.Trong khi đó, khi các nhà mạng chuyển đổi sang mạng 5G, họ cũng cần đến những thiết bị thích hợp, bao gồm các trạm gốc cùng những hệ thống mạng. Chúng sử dụng vô số dây đồng cũng như PCB nhiều lớp CCL. Nhu cầu đối với các thiết bị như vậy ngày càng tăng lên, tạo thêm áp lực cho nhiều nhà sản xuất lá đồng, CCL và PCB.
Liệu người dùng cuối có nên lo lắng?
Theo MacroTrends, giá đồng đạt mức cao kỉ lục trong tháng 6, nhưng kể từ đó, nó đã giảm xuống và hiện ở mức tương đương năm 2010 – 2011. Nhưng điều tác động đến chi phí thiết bị điện tử không phải là giá đồng, mà là chi phí lá đồng, vốn đang rất cao.Dẫu chi phí lá đồng, CCL và PCB đang tăng cao, tác động của chúng đối với mức giá card đồ họa, bo mạch chủ, máy tính xách tay hay máy tính để bàn sẽ khá khác nhau.
Chi phí của các thành phần hoạt động (bộ xử lý, bộ nhớ, PMIC,…) vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cấu trúc vật liệu điện tử (BOM: mức giá để cấu thành sản phẩm). Do đó, ngay cả khi chi phí lá đồng tăng 10%, nó sẽ khó ảnh hưởng đến giá của một bo mạch chủ cao cấp, bởi các nhà sản xuất có thể chấp nhận mức tăng đó để không chuyển đến người dùng cuối. Giá card đồ họa cũng tương tự. Ngay cả khi một thành phần tăng giá 10% thì một chiếc card đồ họa được trang bị chúng cũng khó có thể có giá bán lẻ đắt đỏ hơn đáng kể bởi chúng đã có giá quá cao. Vì vậy, nếu mua các thiết bị cao cấp đắt tiền, bạn không cần quá lo lắng về giá đồng, lá đồng, CCL và PCB.
Nhưng ngoài giá cả, một yếu tố ảnh hưởng khác nữa đó chính là nhu cầu. Thế giới đang tạo ra nhiều thiết bị điện tử hơn bao giờ hết, thế nên, trừ khi các chuỗi cung ứng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu này, sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cả cũng như mức độ sẵn hàng của thiết bị điện tử.
Nguồn: TomsHardware