Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Theo The Hollywood Reporter, mở màn của The Little Mermaid tại Trung Quốc gây thất vọng lớn khi chỉ kiếm được 2,5 triệu USD trong tuần đầu. Thành tích này kém xa các phim live-action trước đây của Disney. Phim chỉ đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng phim ăn khách, kém cả anime Nhật Bản Sword Art Online The Movie, đứng thứ 4 với 3.8 triệu USD.
Trang bán vé Maoyan dự đoán, bộ phim mới nhất của Disney sẽ rời rạp với 4 triệu USD. Các tác phẩm trước đây đều kiếm được nhiều hơn số này. Cruella (24 triệu USD), The Lion King (120 triệu USD), The Jungle Book (150 triệu USD). Được biết, bất chấp chiến dịch marketing rầm rộ, gồm cả thuê nhiều KOL và nghệ sĩ giới thiệu, phim vẫn đạt thành tích cực kì kém.
Bình luận về sự việc này, một số khán giả phương Tây trên Twitter cho rằng khán giả nước này “phân biệt chủng tộc” nên doanh thu kém như vậy. Ngay cả poster của Disney cũng cho thấy điều này. Trong khi poster ở thị trường Mỹ rất rõ ràng, ở Trung Quốc đã bị chỉnh sửa lại, nữ diễn viên Haille Bailey bơi lên hướng về phía tia nắng khiến làn da cô hơi ngả xanh.


Disney bị cho là đạo đức giả khi quảng bá ở Trung Quốc, cố gắng chiều chuộng khán giả bằng cách che giấu màu da thật của nữ chính. Dùng tông màu xanh chủ đạo để át đi làn da đen của Haille Bailey. Song, một số khán giả Trung Quốc lại đưa ra bằng chứng rằng hãng phim có phát hành cả bản tiếng Trung của poster ở Bắc Mỹ, cho thấy không phải Disney cố ý che giấu màu da để chiều lòng khán giả địa phương.
Thực tế, chủ đề thảo luận phổ biến ở thị trường tỷ dân không phải là màu da của nữ chính, mà nằm ở cách chuyển thể câu chuyện cổ tích của hãng phim. Tờ
Thời báo Hoàn Cầu giật title bài viết: “‘The Little Mermaid' cho thấy chiến lược kể chuyện nghèo nàn của Disney”. Bài viết mở đầu bằng kết quả đánh giá trái chiều của bộ phim trên các nền tảng đánh giá. Rotten Tomatoes chỉ nhận được 67% tươi và Metacritic là 59.
Nhiều khán giả xem bộ phim đã chỉ trích Disney thiếu sáng tạo, khiến bản live-action trở nên dập khuôn và vô hồn, không giữ được chất cổ tích từng làm nên thành công cho phần hoạt hình kinh điển. Doanh thu chiếu sớm ở Trung Quốc khá kém, số suất chiếu được sắp xếp cũng giảm mạnh vì nhà rạp không thấy tín hiệu lạc quan từ khán giả.

Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney
Giống như trường hợp của Bạch Tuyết, hình ảnh nàng công chúa trong bản hoạt hình đã in sâu vào tâm trí nhiều thế hệ khán giả ở đây. Để chấp nhận được diện mạo khác lạ của nữ chính ở bản live-action không phải chuyện dễ dàng.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết phản ứng này không hề xa lạ, ngay cả khán giả Nhật Bản cũng không hài lòng với sự khác biệt về tạo hình Ariel. Phần bình luận ở trang bán vé bên Nhật thậm chí phải đóng lại để ngăn chặn cảm xúc tiêu cực.
Theo Variety, phản ứng tại Hàn Quốc vô cùng tiêu cực, truyền thông địa phương phản ánh phim không chỉ bị "khủng bố xếp hạng" mà còn vấp phải làn sóng bình luận tiêu cực. Rất đông khán giả chê bai tạo hình nữ chính, chế giễu màu da. Cổng thông tin Naver cũng ghi nhận làn sóng 'dislike' bộ phim ở khắp nơi.
Thời báo Hoàn Cầu dự đoán The Little Mermaid sẽ thất bại ở các thị trường Đông Á.


Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney

Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney

Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney
Tờ báo thẳng thắn phê bình xu hướng “politically correct” (đúng đắn chính trị) đang bị Disney phổ biến trong tất cả các phim hoạt hình lẫn live-action gần đây. Nó khiến các tác phẩm hoạt hình kinh điển trở nên xa lạ, mang 1 diện mạo mới trong thời hiện đại hòng nêu bật 1 vấn đề mà trước đây không bị làm quá, ví dụ nữ quyền, màu da,...
Không chỉ câu chuyện về nàng tiên cá Ariel, 1 số phim như Peter Pan and Wendy Pinocchio cũng đưa diễn viên da đen vào những vai vốn do người da trắng đảm nhận từ trước đến nay. Tờ báo thẳng thừng chỉ trích Disney “kể chuyện lười biếng”“vô trách nhiệm,” chứ không phải khán giả đang phân biệt chủng tộc ở đây. Không ai nhắm vào nữ chính chỉ vì màu da của họ.
Nếu Disney thực sự muốn bênh vực các cộng đồng thiểu số yếu thế, “tại sao không tạo ra những câu chuyện nguyên bản đại diện cho họ, thay vì biến những tác phẩm kinh điển thành ‘con dê tế thần’ cho những ý đồ đúng đắn chính trị?” - Thời báo Hoàn Cầu đặt vấn đề 1 cách đanh thép.

Live-action “The Little Mermaid” dự báo thất bại, Thời báo Hoàn Cầu lên bài “mắng thẳng mặt” Disney
“Khi những câu chuyện cổ tích đẹp đẽ vốn là 1 phần tuổi thơ của vô số trẻ em bị biến thành đấu trường thể hiện các tư tưởng xung đột, chúng đánh mất ý nghĩa và sự lãng mạn, kỳ ảo. Thay vào đó, người ta chỉ còn tranh cãi nhau về màu da.
Nếu Disney cứ sa đà vào con đường này, các em nhỏ ngây thơ sẽ chẳng còn quan tâm đến việc ‘công chúa và hoàng tử có được sống hạnh phúc bên nhau về sau’ hay không, mà thay vào đó là ‘màu da hoàng tử và công chúa như thế nào’. Câu chuyện cổ tích sẽ chẳng còn màu sắc cổ tích và sự kì diệu nữa”
- tờ báo kết luận.
Tính đến hiện tại, bộ phim đã kiếm được 185 triệu USD toàn cầu, trong đó các thị trường quốc tế chỉ đóng góp khá thấp 68 triệu USD.


>>> 5 lần Disney "đổi trắng thay đen" khiến khán giả khóc ròng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top