Lỗ đen bị "bắt quả tang" khi đang "nuốt chửng" một ngôi sao, gợi ý cách hình thành siêu lỗ đen

Một lỗ đen cỡ trung ẩn nấp đã bị phát hiện bởi các nhà thiên văn học, khi nó đang nuốt chửng một ngôi sao không may mắn "đi lạc" quá gần.
Khám phá này giúp xác định khối lượng của lỗ đen, cũng như hiểu rõ hơn về cách các lỗ đen và thiên hà tương tác.

Xác định kích thước của lỗ đen

Sự phá hủy của ngôi sao, dẫn đến một luồng bức xạ làm lu mờ tổng độ sáng sao của thiên hà lùn trong một thời gian ngắn. Thiên hà lùn (một thiên hà nhỏ bao gồm vài tỷ ngôi sao) này được gọi là j152120.07 + 140410.5, cách chúng ta 850 triệu năm ánh sáng.
Các nhà thiên văn học chụp được ánh sáng rực rỡ bằng Thí nghiệm Siêu tân tinh Trẻ (YSE). Họ phát hiện ra những dấu hiệu ánh sáng đầu tiên khi lỗ đen bắt đầu nuốt chửng ngôi sao, nhờ thông tin từ YSE. Thời gian của những sự kiện này giúp tính toán khối lượng của tâm lỗ đen.

Lỗ đen bị bắt quả tang khi đang nuốt chửng một ngôi sao, gợi ý cách hình thành siêu lỗ đen
Vòng sao do Hubble chụp xung quanh thiên hà lùn
Tiếp đó, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble của NASA để xem xét hậu quả. Như trong hình ảnh camera cực tím trên tàu vũ trụ, Hubble đã quan sát thấy một vòng các ngôi sao hình thành xung quanh hạt nhân của thiên hà.

Luồng pháo sáng thần tốc

Tác giả nghiên cứu Charlotte Angus cho biết trong một thông cáo báo chí “Vụ bùng phát này cực kỳ nhanh, nhưng vì dữ liệu YSE của chúng tôi đã cung cấp quá nhiều thông tin ban đầu về sự kiện này, nên chúng tôi thực sự có thể thu gọn khối lượng của lỗ đen bằng cách sử dụng nó. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa được tiết lộ."
Các lỗ đen ở trung tâm thiên hà lùn thường không thể nhìn thấy. Người ta chỉ biết một tỷ lệ nhỏ các thiên hà lùn có chứa các lỗ đen có khối lượng trung bình.

Lỗ đen bị bắt quả tang khi đang nuốt chửng một ngôi sao, gợi ý cách hình thành siêu lỗ đen
Một lỗ đen trung bình có thể nuốt chửng các ngôi sao để phát triển thành "siêu lỗ đen"
Phát hiện này tạo ra sự phấn khích cho các nhà khoa học, đóng vai trò cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai về các lỗ đen cỡ trung bình. Những nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng các đặc tính của chính ngọn lửa, hòng hiểu rõ hơn về nhóm lỗ đen có trọng lượng trung bình khó nắm bắt này.

Lỗ đen nuốt chửng các ngôi sao để phát triển thành "Siêu lỗ đen"

Những lỗ đen siêu lớn thường được gọi là "quái vật khổng lồ", khối lượng gấp hàng triệu hoặc hàng tỷ lần so với Mặt Trời, có thể đã phát triển từ các lỗ đen kích thước trung bình nhỏ hơn. Những lỗ đen nhỏ này có khối lượng gấp hàng chục nghìn đến hàng triệu lần khối lượng Mặt Trời.
Theo một lý thuyết, vũ trụ ban đầu chứa đầy thiên hà lùn nhỏ chứa các lỗ đen khối lượng trung bình. Sau đó, chúng có thể đã bị hợp nhất hoặc nuốt chửng bởi thiên hà lớn hơn. Cuối cùng, quá trình hợp nhất này đã tạo ra các lỗ đen siêu lớn mà chúng ta thấy ngày nay.


>>>Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất "chạm mặt" một hố đen?

Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top