Lý do con người không bao giờ lên được sao Hỏa

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
Trước khi loài người cân nhắc đến việc lên sao Hỏa để sống, chúng ta cũng nên biết một điều rằng các chuyến bay ra ngoài vũ trụ rất nguy hiểm. Tính cho đến thời điểm hiện tại 14 phi hành gia và 4 nhà du hành vũ trụ đã thiệt mạng trong các chuyến bay vào vũ trụ, thêm 13 người thiệt mạng trong quá trình huấn luyện hoặc thử nghiệm tàu bay vũ trụ. Thậm chí về mặt lý thuyết mà nói thì chỉ có 3 trong số những cái chết này xảy ra bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất, bên ngoài đường Kármán, ranh giới mà chúng ta coi là "ngoài không gian".
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc cử các phi hành gia để thực hiện rác sứ mệnh trên sao Hỏa sẽ còn dẫn đến nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc hơn nữa. Elon Musk, CEO của SpaceX từng nói: "Tôi nghĩ rằng những chuyến hành trình đầu tiên lên sao Hỏa sẽ thực sự rất nguy hiểm. Nguy cơ tử vong sẽ là rất cao nhưng không có cách nào để tránh khỏ. Về cơ bản, câu hỏi dành cho các phi hành gia sẽ là 'bạn có sẵn sàng bỏ mạng không?', nếu câu trả lời là 'OK', thì bạn sẽ trở thành một ứng cử viên cho chuyến đi lên sao Hỏa."
Cả SpaceX và NASA đều đang tích cực làm việc để gửi các phi hành gia lên sao Hỏa với tham vọng biến nó thành "thuộc địa" của Trái Đất. Kể từ khi nhân loại hạ cánh thành công lên Mặt trăng gần với chúng ta, các cơ quan hàng không vũ trụ tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận sao Hỏa và theo cơ quan vũ trụ Châu Âu thì đây là nơi có tiềm năng cần thiết để nhân loại nỗ lực xem xét.
Các cơ quan vũ trụ trên Trái Đất đã cố gắng tiếp cận sao Hỏa bằng tàu không người lái từ nhiều thập kỷ trước cho đến nay. Chúng ta thực sự đã có những thành công trong việc lên sao Hỏa trong thời gian gần đây, cả với các tàu thăm dò và tàu lượn điều khiển từ xa. Nhưng thất bại cũng không ít, trong số 47 sứ mệnh tới sao Hỏa cho đến nay, 28 sứ mệnh đã thất bại. Vậy những nguy hiểm nào mà con người buộc phải chấp nhận khi lên sao Hỏa?

Sự nguy hiểm của bức xạ

Ngoài những nguy hiểm rõ ràng khi ngồi trên đỉnh của một tên lửa khổng lồ khi rời Trái đất, cuộc hành trình bên ngoài bầu khí quyển của chúng ta còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thất bại và những thiệt hại về nhân mạng. Theo SpaceX , chuyến đi tới sao Hỏa với một sứ mệnh do con người điều khiển dự kiến sẽ mất khoảng sáu tháng. Bản thân chuyển du hành vũ trụ kéo dài suốt nửa năm này sẽ vô cùng nguy hiểm do lượng bức xạ đáng kể sẽ xuyên qua tàu vũ trụ trong chuyến đi.
Lý do con người không bao giờ lên được sao Hỏa
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA nêu rõ rằng, các phi hành giá có thể sẽ phải nhận một liều lượng bức xạ cao gấp 700 lần so với những gì họ sẽ trải qua dưới sự bảo vệ của bầu khí quyển và từ trường của Trái đất. Sau một ngày trong không gian, cơ thể con người nhận được lượng bức xạ nhiều như cả năm ở Trái đất.
ESA cũng đã nghiên cứu nhiều cách khác nhau để bảo vệ các phi hành gia khỏi bức xạ không gian bằng cách sử dụng máy gia tốc hạt để bắn phá các loại vật liệu khác nhau bằng lithium. Những vật liệu đang được thử nghiệm này một ngày nào đó có thể cung cấp sự che chắn cần thiết cho những con tàu thực hiện những chuyến đi dài trong không gian.

Thuộc địa hóa sao Hỏa - giấc mơ không tưởng

Ngay cả sau khi các phi hành gia đến được sao Hỏa, việc che chắn bức xạ cũng sẽ rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe lâu dài của con người. Không giống như Trái đất, sao Hỏa không có từ quyển bảo vệ và kết quả là chỉ có một bầu khí quyển mỏng mà mọi bức xạ có thể xuyên qua. Tàu vũ trụ Mars Odyssey của NASA trong nhiệm vụ năm 2001 đã phát hiện mức độ bức xạ có thể khiến các phi hành gia trên sao Hỏa tiếp xúc với bức xạ 8.000 milirads (8 rads) mỗi năm. Mặc dù nó không gây tử vong ngay lập tức, nhưng nếu con người tiếp xúc lâu dài với các mức bức xạ này có thể dẫn đến bệnh tật, tổn thương DNA, ung thư và có khả năng tử vong.
Lý do con người không bao giờ lên được sao Hỏa
Vì thế có thể khẳng định rằng, mặc dù sao Hỏa có thể là hành tinh giống với Trái đất nhất trong hệ mặt trời của chúng ta, nó vẫn cực kỳ khắc nghiệt với không chỉ sự sống của con người mà còn với bất kỳ sự sống nào mà chúng ta biết.

Những quan điểm trái chiều giữa Neil deGrasse Tyson và Elon Musk


Neil deGrasse Tyson (nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học, tác giả và người phát ngôn khoa học người Mỹ) nghi ngờ ý tưởng rằng nhân loại sẽ thiết lập được một thuộc địa lâu dài trên sao Hỏa.
Lên sao Hỏa trong một chuyến thăm ngắn ngủi là một chuyện, nhưng việc ở lại trên sao Hỏa lâu dài là một câu chuyện phức tạp khác. Neil deGrasse Tyson bảo vệ quan điểm rằng việc gửi các phi hành gia đến sống trên sao Hỏa và có khả năng thuộc địa hóa nó không chỉ là ý tưởng liều lĩnh mà còn là điều không tưởng.
Neil deGrasse Tyson cho biết, thay vì thuộc địa hóa sao Hỏa, chúng ta nên hướng tới mục tiêu tạo một "tiền đồn". Theo ông, con người rất khó có thể phát triển "toàn bộ cơ sở hạ tầng cần thiết giống như điều kiện sống trên Trái đất. Con người muốn ở lại một nơi ấm áp và thoải mái".
Trong khi Neil deGrasse Tyson khá bi quan khi nói về khả năng con người thiết lập sự hiện diện của mình trên sao Hỏa thì Elon Musk lại có quan điểm trái ngược hẳn. Bất chấp những khẳng định của mình về những điều tồi tệ mà các nhà thám hiểm sao Hỏa có thể sẽ phải chấp nhận, Musk vẫn tiếp tục dám mơ rằng chúng ta có thể sớm đến được sao Hỏa và chuẩn bị cho SpaceX Starship sẵn sàng cho cuộc hành trình.
Hiện tại, Musk đang đặt mục tiêu năm 2029 là khung thời gian để hạ cánh những con người đầu tiên lên sao Hỏa với các nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa được gửi trước. Đây là những tài nguyên cung cấp cho các phi hành gia và vật liệu mà họ sẽ cần để thiết lập căn cứ ban đầu. Và thời gian sẽ trả lời, cuối cùng ai sẽ là người nhận định đúng về sao Hỏa trong tương lai.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top