Mặt Trăng có oxy đủ cho 8 tỷ người thở trong 100.000 năm, nhưng lại không ở dạng khí

Một nghiên cứu của NASA tuyên bố, chỉ riêng lớp trên cùng của Mặt trăng có đủ oxy cho khoảng 8 tỷ người hít thở trong 100.000 năm. Tuy nhiên, đây không phải là bầu không khí xung quanh "chị Hằng" mà là lớp đá ngoài cùng, gọi là regolith, được tạo thành từ khoảng 45% oxy.
Nghiên cứu cho biết, rất nhiều oxy trên Mặt Trăng nhưng lại không ở dạng khí. "Mặc dù Mặt trăng có bầu khí quyển, nhưng nó rất mỏng và được cấu tạo chủ yếu từ hydro, neon và argon. Nó không phải loại hỗn hợp khí có thể duy trì động vật có vú như con người."
NASA cũng đã gửi một xe tự hành lên Mặt Trăng để thu thập các loại đá ở đây, được cho là có thể cung cấp oxy để thở. Báo cáo cũng cho biết, oxy có thể được tìm thấy trong nhiều khoáng chất trong lòng đất, trong khi đó Mặt Trăng chủ yếu được tạo thành từ các loại đá tương tự được tìm thấy trên Trái đất.

Mặt Trăng có oxy đủ cho 8 tỷ người thở trong 100.000 năm, nhưng lại không ở dạng khí
"Các khoáng chất như silica, nhôm và oxit sắt và magie thống trị cảnh quan của Mặt trăng. Tất cả các khoáng chất này đều chứa oxy, nhưng không phải ở dạng mà phổi của chúng ta có thể tiếp nhận."
NASA cũng nói, kỹ thuật Điện phân có thể sử dụng để chiết xuất oxy từ silica, nhôm, sắt và các khoáng chất khác được tìm thấy trên Mặt Trăng. Trong trường hợp này, oxy được tạo ra như một sản phẩm phụ. Trên Mặt trăng, oxy sẽ là sản phẩm chính và nhôm (hoặc kim loại khác) được chiết xuất sẽ là sản phẩm phụ hữu ích tiềm năng.
Tuy nhiên, để quy trình này được bền vững, nó phải được hỗ trợ bởi năng lượng mặt trời hoặc bất kỳ nguồn năng lượng nào khác trên Mặt Trăng. Việc chiết xuất oxy từ regolith cũng sẽ cần đến các thiết bị công nghiệp hiện đại đắt tiền.


>>>Tại sao bầu trời màu xanh, mà không gian vũ trụ lại tối thui như vậy?

Nguồn hindustantimes
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top