Một công ty bất động sản nợ 300 tỷ USD đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc

M
Minh Bảo
Phản hồi: 0
Thỉnh thoảng, sẽ xuất hiện một công ty phát triển quá mạnh và quá lộn xộn, khiến các chính phủ lo sợ hệ quả kéo theo đối với toàn bộ nền kinh tế một khi công ty đó sụp đổ. Tại Trung Quốc, công ty phát triển bất động sản khổng lồ Evergrande là ví dụ điển hình cho trường hợp này.
Một công ty bất động sản nợ 300 tỷ USD đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc
Dự án hạng sang Royal Scenic Peninsula của Evergreen tại Quảng Châu, Trung Quốc (Ảnh: Alex Hofford/The New York Times)
Evergrande trở nên nổi bật vì là công ty phát triển bất động sản có khoản nợ lớn nhất thế giới và đã được nhận gói trợ cấp trong nhiều tháng. Trong những tuần gần đây, một loạt tin xấu liên tục xuất hiện đã đẩy nhanh kết quả tất yếu được nhiều chuyên gia cảnh báo: sụp đổ.
Tuần trước, đơn vị xếp hạng Fitch nhận định khả năng công ty này thất bại là “có thể xảy ra”. Một đơn vị xếp hạng khác là Moody cũng cho rằng Evergrande đã cạn kiệt nguồn tiền và thời gian. Evergrande đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, hàng trăm tòa nhà ở chưa hoàn thành và các đơn vị thầu bất mãn đã dừng hoạt động công trình. Công ty này thậm chí đã phải thanh toán những khoản nợ quá hạn bằng cách bàn giao tài sản chưa hoàn thiện.
Các nhà quan sát đang theo dõi liệu các cơ quan quản lý của Trung Quốc có thực hiện tốt cam kết về việc làm sạch khối doanh nghiệp của nước này bằng cách để những “quả bom nợ” như Evergrande phát nổ.

Vì sao Evergrande lại trở thành một “quả bom nợ” lớn đến vậy?​

10 năm trước, vào thời kỳ hưng thịnh nhất, Evergrande ******** đóng chai, sở hữu đội bóng đá chuyên nghiệp mạnh nhất Trung Quốc và thậm chí là có một thời gian ngắn tham gia mảng chăn nuôi lợn. Và công ty này bắt đầu trở nên lớn mạnh và lộn xộn đến mức còn tham gia cả sản xuất ô tô điện, mặc dù mảng kinh doanh này đã bị dừng sản xuất hàng loạt.
Ngày nay, Evergrande được xem là mối đe dọa tiềm tàng đối với các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc.
Evergrande được thành lập vào năm 1996 và đã thúc đẩy sự bùng nổ ngành bất động sản của Trung Quốc, tiến tới đô thị hóa các vùng rộng lớn của đất nước và dẫn đến kết quả là gần 3/4 tài sản hộ gia đình dành cho nhà ở. Điều này đã đưa Evergrande trở thành trung tâm quyền lực của một nền kinh tế dựa vào thị trường bất động sản để tăng trưởng siêu tốc.
Tỉ phú Hứa Gia Ấn là nhà sáng lập của Evergrande và cũng là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, là nhóm các cố vấn ưu tú có quan hệ chính trị tốt. Các mối quan hệ của ông Hứa Gia Ấn có thể là nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng tự tin cho Evergrande vay vốn khi công ty này phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Chính vì vậy, Evergrande đã bị đẩy đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ.
Trong những năm gần đây, công ty này còn phải đối mặt với các vụ kiện từ người mua nhà, là những khách hàng đang chờ hoàn thiện căn hộ mà họ đã thanh toán một phần. Nhà thầu và các chủ nợ cũng yêu cầu Evergrande chi trả các khoản thanh toán quá hạn lên đến hàng trăm tỷ USD. Một số nhà thầu đã dừng thi công các dự án của Evergrande.
Một công ty bất động sản nợ 300 tỷ USD đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc
Ảnh: Bobby Yip/Reuters

Vì sao Evergrande gặp nhiều khó khăn?​

Evergrande có lẽ sẽ tiếp tục phát triển nếu không vướng vào hai vấn đề. Đầu tiên là cơ quan quản lý Trung Quốc đang phá vỡ thói quen vay vốn vô tội vạ của các công ty phát triển bất động sản. Động thái này buộc Evergrande phải bán bớt một số mảng kinh doanh lớn của công ty. Quá trình này diễn ra không mấy suôn sẻ. Evergrande vẫn chưa bán được mảng kinh doanh xe điện dù đã có các buổi đàm phán với người mua tiềm năng. Một số chuyên gia cho rằng bên mua đang chờ một cuộc “đại hạ giá”.
Thứ hai, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu căn hộ mới cũng giảm sút. Trong tuần qua, Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia, là viện nghiên cứu chính sách lớn của Trung Quốc, tuyên bố sự bùng nổ của thị trường bất động sản “đã cho thấy những dấu hiệu của một bước ngoặc” và dẫn chứng số liệu về nhu cầu nhà ở và doanh số bán hàng đang giảm dần.
Hầu hết lượng tiền mặt mà Evergrande thu được đến từ việc mở bán trước những căn hộ chưa hoàn thành. Theo nghiên cứu của REDD Intelligence, Evergrande đang có hơn 800 dự án chưa hoàn thành trên khắp Trung Quốc và có khoảng 1,2 triệu người mua đang chờ được chuyển vào nhà mới.
Evergrande đã giảm giá bán căn hộ mới nhưng vẫn không thể thu hút được người mua. Trong tháng 8/2021, doanh số bán hàng của Evergrande thấp hơn 1/4 so với năm ngoái.
Một công ty bất động sản nợ 300 tỷ USD đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc
Học viên Trường Bóng đá Evergrande tại Quảng Đông, Trung Quốc (Ảnh: Gilles Sabrie/The New York Times)

Cơ quan quản lý Trung Quốc có can thiệp?​

Chính quyền Trung Quốc có thể sẽ nói “không”, tuy nhiên sự sụp đổ của công ty này có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, cuối cùng chỉ còn lại hàng triệu chủ nhà, nhà thầu và nhà đầu tư trong nước. Trong quá khứ, Trung Quốc đã từng có tiền lệ hỗ trợ các công ty lớn giải quyết khó khăn.
Suốt nhiều năm qua, nhiều nhà đầu tư đổ tiền vào những công ty như Evergrande vì họ tin rằng rồi chính quyền cũng sẽ can thiệp để giải cứu khi mọi thứ trở nên bất ổn. Và trong nhiều thập kỷ qua, các nhà đầu tư đã đúng. Nhưng trong những năm gần đây, giới chức trách Trung Quốc đã thể hiện tinh thần sẵn sàng để các công ty sụp đổ nhằm kiềm chế vấn đề nợ không bền vững của đất nước.
Tháng trước, chính quyền Trung Quốc đã triệu tập giám đốc điều hành của Evergrande đến và yêu cầu công ty phải thanh toán các khoản nợ theo thứ tự. Và chính quyền cũng yêu cầu các ngân hàng có vốn nhà nước giảm quy mô cho vay đối với các công ty bất động sản.

Evergrande sụp đổ tác động đến nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?​

Ngân hàng trung ương đã có động thái nhằm xử lý nợ bất động sản và giảm sự ảnh hưởng giữa khối ngân hàng và các công ty khó khăn. Như vậy, sự sụp đổ của Evergrande sẽ ít ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của Trung Quốc hơn.
Nhưng trên thực tế, mọi thứ phức tạp hơn nhiều.
Sự hoảng sợ của các nhà đầu tư và người mua nhà có thể lan sang toàn bộ thị trường bất động sản và tác động đến giá nhà, gây ảnh hưởng đến tài sản và độ tín nhiệm của hộ gia đình. Điều này cũng có thể làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu và khiến các công ty Trung Quốc khó có thể tiếp tục nhận đầu tư từ vốn đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư, tỉ phú George Soros viết trên The Financial Times cảnh báo rằng Evergrande vỡ nợ có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.
Giáo sư tài chính Chen Zhiwu, tại Đại học Hồng Kông, cho biết một công ty sụp đổ có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng đối với toàn bộ nền kinh tế vì các tổ chức tài chính trở nên dè chừng rủi ro hơn. Giáo sư cũng cho biết thêm rằng Evergrande sụp đổ “không phải là một tin tốt đối với hệ thống tài chính hay nền kinh tế nói chung”.
Nhưng không phải ai cũng có nhận định bi quan như vậy. Bruce Pang, nhà kinh tế học tại China Renaissance Securities, cho rằng việc vỡ nợ có thể đặt nền móng cho một nền kinh tế khỏe mạnh hơn trong tương lai. “Nếu Evergrande thất bại với niềm tin ‘quá lớn để thất bại’ đang bị phai mờ, điều này sẽ chứng minh rằng Trung Quốc sẵn lòng chấp nhận vỡ nợ bất chấp hậu quả và gián đoạn trong ngắn hạn”.
Một công ty bất động sản nợ 300 tỷ USD đang đe dọa toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc
Ảnh: Tyrone Siu/Reuters

Nhà đầu tư nước ngoài có nên lo ngại?​

Chỉ tính riêng năm tới, các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 7,4 tỉ USD trái phiếu Evergrande. Trong năm nay, tại nhiều thời điểm, nhà đầu tư nước ngoài đã hoảng loạn và khiến giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp xác lập đáy mới. Trong tuần qua, trái phiếu của Evergranđe có giá khoảng 50 cents khi quy đổi ra đồng USD. Việc mua bán trái phiếu của công ty này hỗn loạn đến mức cơ quan chức năng đã phải nhanh chóng ngừng giao dịch.
Trên thị trường chứng khoán Hồng Kông, danh sách cổ đông chính thức của Evergrande đã mất hơn 1/3 giá trị so với năm ngoái.
Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng rếu Evergrande vỡ nợ, toàn bộ số tiền của họ sẽ hoàn toàn mất trắng. Chính quyền Trung Quốc cũng thể hiện rằng họ không còn sẵn sàng cứu trợ các trái chủ cả trong và ngoài nước. Trong bất kỳ thủ tục phá sản nào, chính quyền sẽ lên danh sách các chủ nợ để phân chia tài sản của công ty bị tuyên bố phá sản theo thứ tự.

Theo The New York Times
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top