Một nhóm chuyên gia thế giới cho rằng chúng ta nên ưu tiên lên sao Kim thay vì sao Hỏa, vì sao vậy?

Nếu tưởng tượng về một nơi có nhiệt độ bề mặt như địa ngục, đủ nóng để nấu chảy bất cứ thứ gì bạn sẽ không nghĩ rằng sao Kim là một điểm đến mà con người cần chinh phục. Hơn nữa, áp suất khí quyển ở sao Kim và các đám mây axit sulfuric ở đó có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai đến đó. Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia không gian đang cho rằng, con người nên chuyển trọng tâm ra khỏi sao Hỏa để hướng tới một sứ mệnh phi hành đoàn tới người hàng xóm gần nhất của chúng ta là Sao Kim. Điều này nghe thật phi lý, vậy họ đã lý giải thế nào?
Một nhóm chuyên gia thế giới cho rằng chúng ta nên ưu tiên lên sao Kim thay vì sao Hỏa, vì sao vậy?
Nhiệm vụ lên sao Kim nên được ưu tiên hơn sao Hỏa Nhóm chuyên gia này đã trình bày lập luận của họ tại Đại hội Du hành vũ trụ Quốc tế (IAC) ở Paris vừa mới đây. Họ nói rằng vì sao Kim gần Trái đất hơn đáng kể so với sao Hỏa, vì vậy phi hành đoàn tới sao Kim có thể được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn và sẽ cung cấp dữ liệu có giá trị cho các sứ mệnh trên sao Hỏa trong tương lai. Việc quay trở lại sao Kim sẽ có thể thực hiện được trong khoảng một năm, trong khi hành trình quay lại sao Hỏa có thể mất đến 3 năm. Vì thế, việc ưu tiên lên sao Kim sẽ có lợi hơn, cho phép các nhà khoa học và phi hành gia tìm hiểu thêm về tác động của việc khám phá không gian. Nhược điểm ở đây là con người sẽ không thể hạ cánh trên sao Kim. Xét từ góc độ khoa học, chúng ta có thể hy vọng tìm thấy sự sống của vi sinh vật trong các đám mây của sao Kim. Các nhà nghiên cứu cũng muốn tìm hiểu làm thế nào mà một hành tinh từng được cho là rất giống với Trái đất lại trở thành địa ngục như ngày nay. Trên thực tế, công ty vũ trụ tư nhân Rocket Lab đang thực hiện một dự án tự tài trợ để gửi một tàu vũ trụ đến Sao Kim để điều tra, dự kiến sẽ triển khai trong năm tới. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, họ sẽ trở thành công ty vũ trụ tư nhân đầu tiên đến được hành tinh khác, đánh bại SpaceX. ASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng đang thực hiện các sứ mệnh tới hành tinh láng giềng gần nhất của chúng ta. >>>Chưa đặt chân lên sao Hỏa, con người đã xả tới 7 tấn rác sau 50 năm Nguồn interesting
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top