thumbnail - Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm!
Hùng Lê
Hà Nội

Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm!

Nhiều người sẽ rất vui mừng khi tìm thấy một ổ SSD M.2 dung lượng tới 30TB gắn ngoài với giá chỉ 18 USD  (hơn 400 nghìn đồng) trên trang web của Walmart gần đây. Tuy nhiên, đây lại là một sản phẩm lừa đảo và không thể chứa được một mức dữ liệu nào lớn hơn 1GB.

Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 

Giá SSD hiện tại dao động từ khoảng 50 USD đến 100 USD cho mỗi TB. Vì vậy, khi nhà nghiên cứu bảo mật Ray [REDACTED] nhìn thấy SSD 30TB được quảng cáo trên nhà bán lẻ trực tuyến Walmar và AliExpress với giá khoảng 18 USD, anh đã lập tức nghi ngờ. Và để kiểm chứng và phân tích phần cứng bên trong, Ray đã mua một chiếc ổ đó và tháo nó ra để xem bên trong có gì.

Sau khi mở phần vỏ SSD bên ngoài, Ray không quá ngạc nhiên khi thấy nó chứa 2 chiếc thẻ SD được cố định bằng keo nến. Khi cắm vào cổng USB, Windows hiển thị thiết bị lưu trữ bên ngoài này là 2 ổ đĩa 15TB. Tuy nhiên, điều đó cũng không chính xác.

Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 


Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 


Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 


Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 


Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 

Theo giải thích của Ray, những kẻ lừa đảo đã lấy 2 thẻ flash 512MB (hoặc bất cứ gì chúng có thể tìm thấy trên mạng với giá rẻ mạt) và sửa đổi phần firmware để Windows vẫn nhận mỗi ổ là 15TB. Để tránh bị lật tẩy mưu mẹo, những kẻ lừa đảo này đã làm chậm tốc độ bus xuống 0,48Gbps thay vì 5Gbps. Thế nên, bất kỳ ai đang cố gắng xác minh dung lượng bằng một công cụ như H2Testw sẽ phải mất đến 500 ngày để quét và xác minh toàn bộ ổ đĩa.

Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 

Hơn nữa, để kéo dài sự nghi ngờ càng lâu càng tốt, những kẻ giả mạo đã khá tinh vi khi lập trình phần firmware ghi đè dữ liệu được lưu trữ bất cứ cứ khi nào file vượt quá dung lượng lưu trữ còn lại thực tế, và đặc biệt là vẫn giữ nguyên thư mục. Thủ thuật lén lút này khiến người mua nghĩ rằng mọi thứ đều bình thường cho đến khi họ cố gắng tải một file mới và phát hiện file cũ đã biến mất. 

Loại lừa đào này không có gì mới. Những kẻ làm giả đã từng bán những  thẻ SD dung lượng cao, giá rẻ trên Amazon trong nhiều năm cũng làm điều tương tự. Walmart đã biết được điều này và xóa bỏ trang sản phẩm của người bán lừa đảo đó ra khỏi hệ thống của họ.

Mua thử ổ SSD 30TB giá chỉ hơn 400 nghìn từ các pháp sư Trung Hoa, Win vẫn báo chuẩn dung lượng, đọc ghi bình thường, cơ mà tháo ra bên trong nó lạ lắm! 

Giám đốc Truyền thông Doanh nghiệp Robyn Babbitt của Walmart cho biết: “Cảm ơn bạn đã liên hệ và lưu ý đến vấn đề này của chúng tôi. Walmart có một chương trình tin cậy và an toàn mạnh mẽ, tích cực hoạt động để bảo vệ khách hàng của chúng tôi và giúp đảm bảo các mặt hàng chính hãng. Sau khi xem xét, mặt hàng này đã bị xóa khỏi trang web của chúng tôi.”

Những khách hàng Walmark rơi vào cảnh bị lừa không hề cảm thấy vui vẻ. Nhiều người mua đã cảnh báo với những người khác không mua ổ cứng này, đồng thời chỉ ra cách họ bị lừa.

Một người đánh giá đã viết trước khi Walmart gỡ sản phẩm xuống: “Đừng mua sản phẩm này, đó là một trò lừa đảo. Walmart nên thông minh hơn là bán các sản phẩm như thế này. Tôi đã nghĩ rằng mình đang mua 1 ổ SSD 8TB với giá 28 USD và thứ rác rưởi này không hề hoạt động, theo bất kỳ cách nào, hình dạng nào hoặc hình thức nào. Sản phẩm này chỉ là một trò lừa đảo và Walmart nên tự xấu hổ khi bán chúng.”

Ban đầu, Ray đã tìm mua ổ cứng đó từ AliExpress với mức giá cao hơn cả nhà cung cấp Walmart. Thật thú vị, tất cả 13 đánh giá trên trang web của người bán lại đều cho nó 5 sao và ca ngợi nó. Theo thông tin được công bố, chiếc SSD không có thật vẫn có sẵn trên AliEspress với giá 32 USD. Người bán thậm chí còn quảng cáo nó là một mặt hàng thường được bán với giá 66,67 USD.

Trung Quốc là nơi cung cấp rất nhiều mặt hàng giả, nhái đến mức tinh vi, thế nên, tốt nhất hãy nên cẩn thận đối với những sản phẩm giá rẻ đến bất ngờ như vậy trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki.

Các cụ hay bảo của rẻ là của ôi, quả không sai!

>>> NVIDIA, AMD cảnh báo về các hạn chế xuất khẩu Mỹ đối với chip AI

Nguồn: Tech Spot

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác