VNR Content
Pearl
Các nhà nghiên cứu ở New York đã cấy ghép thành công hai quả tim lợn vào các bệnh nhân bị chết não trong tháng trước, mở ra một tương lai tươi sáng cho sứ mệnh cao cả nhằm một ngày nào đó cứu sống con người bằng nội tạng động vật.
Thử nghiệm nói trên được công bố hôm thứ ba vừa qua, sau một nỗ lực lịch sử nhưng đáng tiếc đã thất bại hồi đầu năm nay, khi mà các bác sỹ tìm cách sử dụng một quả tim lợn để cứu một bệnh nhân ở Maryland. Đây có thể được xem là một bài test cuối cùng trước khi các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người bình thường được tiến hành.
“Chúng tôi đã học được rất nhiều từ lần đầu thử nghiệm, nên lần thứ hai có kết quả tốt hơn nhiều” - theo tiến sỹ Nader Moazami, trưởng nhóm phẫu thuật tại NYU Langone Health. “Mọi người vừa kinh hãi, vừa vui mừng” khi quả tim lợn bắt đầu đập trong cơ thể con người, ông nói.
Lần này, nhóm của Moazami thực hiện theo đúng trình tự cấy ghép tim thông thường. Một lần vào tháng trước và một lần vào tuần trước, các nhà nghiên cứu đã ghé thăm một cơ sở nuôi lợn biến đổi gene, lấy những quả tim cần thiết, ướp chúng vào thùng đá và di chuyển hàng trăm dặm để quay lại New York.
Họ sử dụng nhiều phương thức mới đặc biệt để kiểm tra xem quả tim có bị nhiễm bất kỳ loại virus đáng lo ngại nào của động vật hay không, trước khi ghép nó vào ngực của từng bệnh nhân đã chết não - ở đây là một cựu chiến binh đến từ Pennsylvania với lịch sử mắc bệnh tim mạch mãn tính và một phụ nữ New York từng được ghép nội tạng một lần khi còn trẻ.
Tiếp đó là ba ngày thử nghiệm cường độ cao vượt ngoài sức chịu đựng của các bệnh nhân thông thường - bao gồm liên tục sinh thiết nội tạng - trước khi các bác sỹ ngắt các thiết bị hỗ trợ sự sống.
Được biết, ở thời điểm hiện tại, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ (FDA) đang xem xét cho phép một nhóm nhỏ các bệnh nhân cần nội tạng mới được tình nguyện tham gia các nghiên cứu về tim hoặc thận lợn. NYU Langone là một trong ba trung tâm cấy ghép nội tạng có kế hoạch thực hiện những thử nghiệm như vậy - và họ sẽ tổ chức một cuộc họp với FDA vào tháng 8 để thảo luận những thủ tục cần thiết.
Việc thử nghiệm trên các bệnh nhân chết não có thể giúp tối ưu hóa quy trình thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân thông thường - theo tiến sỹ David Klassen thuộc Mạng lưới Liên kết Chia sẻ Nội tạng, tổ chức giám sát hệ thống cấy ghép tại Mỹ.
“Họ đóng vai trò nền móng quan trọng” - Klassen nói. Ông đang cân nhắc khả năng theo dõi các cơ quan được cấy ghép trong một tuần hoặc hơn, thay vì chỉ 3 ngày như trên.
Cấy ghép nội tạng động vật cho con người, hay còn gọi là “ghép dị chủng”, đã được thử nghiệm lâm sàng trong nhiều thập kỷ mà không mang lại thành công nào, bởi hệ miễn dịch của chúng ta luôn ngay lập tức tấn công các mô ngoại lai. Hiện nay, lợn đã được biến đổi gene để các cơ quan nội tạng của chúng giống với của con người hơn - từ đó tăng tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép, và các nhà nghiên cứu hi vọng một ngày nào đó có thể giúp giải quyết nỗi lo thiếu hụt nguồn hiến tặng nội tạng. Tại Mỹ, có hơn 100.000 người đang nằm trong danh sách chờ được hiến tạng, hầu hết trong số đó là các bệnh nhân bị thận, và hàng ngàn người ra đi mỗi năm trước khi đến lượt của mình.
Nỗ lực tham vọng nhất cho đến lúc này được thực hiện vào tháng 1, khi các bác sỹ tại Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland cấy ghép một quả tim lợn vào một bệnh nhân 57 tuổi đang hấp hối. Ông David Bennett đã sống sót được 2 tháng, cho thấy ghép dị chủng hoàn toàn khả thi. Nhưng điều các nhà nghiên cứu không ngờ đến là nội tạng được cấy ghép đã bị nhiễm một loại virus lây từ lợn. Điều gì khiến quả tim mới của Bennett ngừng hoạt động, và liệu virus này có đóng vai trò gì trong quá trình đó không, vẫn chưa rõ.
Nhiều tháng trước đó, nhóm NYU và các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm cấy ghép thận lợn lên các bệnh nhân đã qua đời và hiến tặng cơ thể phục vụ khoa học.
Những thử nghiệm cấy ghép tim gần đây của NYU sẽ góp thêm bằng chứng giúp FDA đưa ra quyết định liệu có nên cho phép nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân thông thường hay không.
Nhưng tiến sỹ Robert Montgemery thuộc NYU Langone, một chuyên gia phẫu thuật cấy ghép thận từng được cấy ghép tim, cho biết việc liên tục thử nghiệm một cách cẩn trọng trên những bệnh nhân chết não là rất quan trọng để tìm ra những phương thức tốt nhất, bởi trong những tình huống này, các bác sỹ không phải lo lắng về tính mạng của bệnh nhân như thông thường.
“Đây không phải tình huống một mất một còn. Sẽ mất nhiều năm mới biết được điều gì là quan trọng và điều gì không để thành công” - Montgomery nói. Ông hiện nắm giữ một danh sách dài với gần 50 người tình nguyện tham gia thử nghiệm cấy ghép thận lợn.
FDA chưa cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào thời điểm nào. Tại một cuộc họp công khai kéo dài 2 ngày gần đây, các nhà tư vấn khoa học của cơ quan này cho biết đã đến lúc thử nghiệm, mặc cho vẫn còn một danh sách dài những câu hỏi chưa có câu trả lời, bao gồm cần chỉnh sửa gene lợn thế nào cho tốt nhất, trong bối cảnh nhiều công ty công nghệ sinh học - bao gồm Revivicor, nơi cung ứng nội tạng cho NYU - đang theo đuổi nhiều lựa chọn khác nhau.
Thậm chí họ còn chưa quyết định được nên thử nghiệm lâm sàng trước tiên với cơ quan nào. Nếu ghép thận lợn thất bại, bệnh nhân có thể sống sót nhờ thẩm tách. Ấy thế nhưng một số nhà tư vấn của FDA tin rằng bắt đầu với tim có lẽ sẽ tốt hơn. Thử nghiệm thận lợn trên các bệnh nhân chết não cho thấy cơ quan này sản xuất ra được nước tiểu. Nhưng các nhà nghiên cứu chưa chắc rằng liệu thận lợn có làm tốt những chức năng quan trọng khác - ví dụ như xử lý thuốc đưa vào cơ thể - theo cách giống thận người hay không.
Tham khảo: CBSNews
Thử nghiệm nói trên được công bố hôm thứ ba vừa qua, sau một nỗ lực lịch sử nhưng đáng tiếc đã thất bại hồi đầu năm nay, khi mà các bác sỹ tìm cách sử dụng một quả tim lợn để cứu một bệnh nhân ở Maryland. Đây có thể được xem là một bài test cuối cùng trước khi các cuộc thử nghiệm lâm sàng trên người bình thường được tiến hành.
“Chúng tôi đã học được rất nhiều từ lần đầu thử nghiệm, nên lần thứ hai có kết quả tốt hơn nhiều” - theo tiến sỹ Nader Moazami, trưởng nhóm phẫu thuật tại NYU Langone Health. “Mọi người vừa kinh hãi, vừa vui mừng” khi quả tim lợn bắt đầu đập trong cơ thể con người, ông nói.
Lần này, nhóm của Moazami thực hiện theo đúng trình tự cấy ghép tim thông thường. Một lần vào tháng trước và một lần vào tuần trước, các nhà nghiên cứu đã ghé thăm một cơ sở nuôi lợn biến đổi gene, lấy những quả tim cần thiết, ướp chúng vào thùng đá và di chuyển hàng trăm dặm để quay lại New York.
Tiếp đó là ba ngày thử nghiệm cường độ cao vượt ngoài sức chịu đựng của các bệnh nhân thông thường - bao gồm liên tục sinh thiết nội tạng - trước khi các bác sỹ ngắt các thiết bị hỗ trợ sự sống.
Được biết, ở thời điểm hiện tại, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Mỹ (FDA) đang xem xét cho phép một nhóm nhỏ các bệnh nhân cần nội tạng mới được tình nguyện tham gia các nghiên cứu về tim hoặc thận lợn. NYU Langone là một trong ba trung tâm cấy ghép nội tạng có kế hoạch thực hiện những thử nghiệm như vậy - và họ sẽ tổ chức một cuộc họp với FDA vào tháng 8 để thảo luận những thủ tục cần thiết.
Việc thử nghiệm trên các bệnh nhân chết não có thể giúp tối ưu hóa quy trình thử nghiệm lâm sàng trên các bệnh nhân thông thường - theo tiến sỹ David Klassen thuộc Mạng lưới Liên kết Chia sẻ Nội tạng, tổ chức giám sát hệ thống cấy ghép tại Mỹ.
“Họ đóng vai trò nền móng quan trọng” - Klassen nói. Ông đang cân nhắc khả năng theo dõi các cơ quan được cấy ghép trong một tuần hoặc hơn, thay vì chỉ 3 ngày như trên.
Cấy ghép nội tạng động vật cho con người, hay còn gọi là “ghép dị chủng”, đã được thử nghiệm lâm sàng trong nhiều thập kỷ mà không mang lại thành công nào, bởi hệ miễn dịch của chúng ta luôn ngay lập tức tấn công các mô ngoại lai. Hiện nay, lợn đã được biến đổi gene để các cơ quan nội tạng của chúng giống với của con người hơn - từ đó tăng tỷ lệ thành công của các ca cấy ghép, và các nhà nghiên cứu hi vọng một ngày nào đó có thể giúp giải quyết nỗi lo thiếu hụt nguồn hiến tặng nội tạng. Tại Mỹ, có hơn 100.000 người đang nằm trong danh sách chờ được hiến tạng, hầu hết trong số đó là các bệnh nhân bị thận, và hàng ngàn người ra đi mỗi năm trước khi đến lượt của mình.
Nhiều tháng trước đó, nhóm NYU và các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham đã thực hiện hai cuộc thử nghiệm cấy ghép thận lợn lên các bệnh nhân đã qua đời và hiến tặng cơ thể phục vụ khoa học.
Những thử nghiệm cấy ghép tim gần đây của NYU sẽ góp thêm bằng chứng giúp FDA đưa ra quyết định liệu có nên cho phép nghiên cứu lâm sàng trên các bệnh nhân thông thường hay không.
Nhưng tiến sỹ Robert Montgemery thuộc NYU Langone, một chuyên gia phẫu thuật cấy ghép thận từng được cấy ghép tim, cho biết việc liên tục thử nghiệm một cách cẩn trọng trên những bệnh nhân chết não là rất quan trọng để tìm ra những phương thức tốt nhất, bởi trong những tình huống này, các bác sỹ không phải lo lắng về tính mạng của bệnh nhân như thông thường.
“Đây không phải tình huống một mất một còn. Sẽ mất nhiều năm mới biết được điều gì là quan trọng và điều gì không để thành công” - Montgomery nói. Ông hiện nắm giữ một danh sách dài với gần 50 người tình nguyện tham gia thử nghiệm cấy ghép thận lợn.
FDA chưa cho biết sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào thời điểm nào. Tại một cuộc họp công khai kéo dài 2 ngày gần đây, các nhà tư vấn khoa học của cơ quan này cho biết đã đến lúc thử nghiệm, mặc cho vẫn còn một danh sách dài những câu hỏi chưa có câu trả lời, bao gồm cần chỉnh sửa gene lợn thế nào cho tốt nhất, trong bối cảnh nhiều công ty công nghệ sinh học - bao gồm Revivicor, nơi cung ứng nội tạng cho NYU - đang theo đuổi nhiều lựa chọn khác nhau.
Thậm chí họ còn chưa quyết định được nên thử nghiệm lâm sàng trước tiên với cơ quan nào. Nếu ghép thận lợn thất bại, bệnh nhân có thể sống sót nhờ thẩm tách. Ấy thế nhưng một số nhà tư vấn của FDA tin rằng bắt đầu với tim có lẽ sẽ tốt hơn. Thử nghiệm thận lợn trên các bệnh nhân chết não cho thấy cơ quan này sản xuất ra được nước tiểu. Nhưng các nhà nghiên cứu chưa chắc rằng liệu thận lợn có làm tốt những chức năng quan trọng khác - ví dụ như xử lý thuốc đưa vào cơ thể - theo cách giống thận người hay không.
Tham khảo: CBSNews