Khoảng 1 tháng trở lại đây, bạn hẳn sẽ thấy người ta bàn tán không ngớt trên mạng về 2 nhân vật Joel và Ellie của 1 bộ phim truyền hình. Thế giới hậu tận thế trong The Last of Us đang khấy đảo cộng đồng hâm mộ trò chơi điện tử lẫn các mọt phim. Song, còn 1 đối tượng khác cũng bị TV series này hấp dẫn, đó là các nhà phân tích hay nhà đầu tư quyết định đặt lệnh “mua” đối với cổ phiếu Sony.
Đối với những ai đã luôn dõi theo những thăng trầm của tập đoàn Nhật Bản này, The Last of Us là biểu tượng rõ nét nhất cho quá trình chuyển đổi kéo dài cả thập kỷ. Một quá trình đã diễn ra dưới 2 đời CEO và sắp sang tay cho người thứ 3, với việc thăng chức cho ông Hiroki Totoki gần đây. Nhà phân tích kì cựu đã có nhiều năm theo sát Sony, David Gibson, mô tả đây là cú chuyển mình ngoạn mục rất đáng chú ý.
Anime và phim truyền hình "The Last of Us" đang cho thấy diện mạo mới của thương hiệu xứ mặt trời mọc
Ông nhận định Sony từng là thương hiệu điện tử tiêu dùng nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào. Song, giờ họ đang trở thành 1 mô hình ít được biết đến hơn, 1 công ty có 2 hoạt động hòa trộn vào nhau, vừa sản xuất những thiết bị công nghệ chuyên biệt lại vừa là ông trùm truyền thông giải trí đa quốc gia. “Họ tập trung mài dũa 1 số lĩnh vực trở nên thật xuất chúng, thay vì đầu tư dàn trải nhiều mặt trận nhưng đều chỉ ở mức bình bình” - Gibson nói.
Trong 9 tháng đầu năm tài khóa 2022, 48% lợi nhuận hoạt động của tập đoàn đến từ trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và anime. Theo dự đoán của giới chuyên môn, năm nay tỉ lệ này có thể tăng lên 56%. Trước 1 doanh nghiệp đang thay đổi mạnh mẽ, những ai vẫn còn bị ám ảnh với các mặt hàng truyền thống như TV, điện thoại,... sẽ trở nên lạc quẻ, lệch nhịp với hoạt động kinh doanh của ông lớn Nhật Bản.
Sản phẩm âm nhạc từ các ca sĩ đẳng cấp thế giới cũng là 1 nguồn thu của công ty Nhật Bản
Để nhìn nhận khách quan và chính xác, ngay cả những nhà đầu tư tài chính kì cựu cũng cần phải cập nhật liên tục các tin tức truyền thông giải trí mới nắm bắt kịp thời tình hình Sony. Ví dụ bộ phim Spider-Man đang chiếu ngoài rạp, trailer của 1 phim truyền hình chuyển thể từ game PlayStation, thành tích kỷ lục của bài hát All I Want for Christmas Is You do diva Mariah Carey thể hiện, hay doanh số album 25 của Adele,...
Năm 2020, Sony đã mua lại dịch vụ Crunchyroll chuyên streaming anime với giá 1,2 tỷ USD. Giờ nó đã có 10 triệu thuê bao đăng kí và nắm lợi thế cạnh tranh tuyệt đối với kho anime bản quyền lớn nhất thế giới. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cục diện đó là nhờ vào Aniplex, 1 công ty Nhật Bản thuộc sở hữu Sony Music chuyên về nội dung anime.
Sau khi thâu tóm Crunchyroll và hợp nhất với Funimation, Sony đã sở hữu thư viện anime bản quyền đồ sộ nhất hành tinh
Một mặt, Crunchyroll và đôi khi là cả hãng phim Hollywood Sony Pictures tham gia thâu tóm bản quyền phân phối các đầu phim anime ở nhiều thị trường quốc tế. Mặt khác, Aniplex thực hiện đầu tư theo mô hình ủy ban sản xuất, khiến số anime bản quyền trong tay họ tăng dần qua từng năm. Ngoài ra, họ còn sở hữu 2 studio A-1 Pictures và CloverWorks, có thể tham gia trực tiếp vào những dự án do Aniplex lập kế hoạch.
Từ đó, Sony phân phối cả anime do Aniplex đầu tư lẫn mua lại quyền phát hành từ tay nhà sản xuất khác. Họ kinh doanh dựa trên chiến lược “tay buôn vũ khí” - phân phối trên nhiều nền tảng nhất có thể gồm cả dịch vụ của đối thủ cạnh tranh lẫn dịch vụ do mình vận hành, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác, hãng cấp phép anime cho mọi nền tảng streaming video có nhu cầu, đồng thời đưa lên cả Crunchyroll.
Một số bộ anime do Sony giữ bản quyền mà bạn chưa biết có thể kể ra như: Bocchi the Rock!; Sword Art Online; My Dress-Up Darling; Kaguya-sama: Love is War; Demon Slayer; Lycoris Recoil; Your Lie in April; Fullmetal Alchemist: Brotherhood; Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai; Darling in the FranXX; Anohana: The Flower We Saw That Day;...
Rất nhiều cách kiếm tiền từ 1 dự án anime: cấp phép phát sóng truyền hình, kinh doanh sản phẩm âm nhạc, hàng hóa ăn theo, phát hành phim chiếu rạp, bán đĩa DVD/Blu-ray, phân phối game di động, tổ chức sự kiện bán vé, trình diễn sân khấu,...
Ngoài nguồn thu chủ đạo từ việc cấp phép bản quyền anime cho bên khác (Netflix, Amazon, Hulu,...), phát hành phim chiếu rạp, cấp phép phát sóng truyền hình, hãng còn có nhiều hoạt động vệ tinh xoay quanh anime như bán đĩa DVD/Blu-ray, hàng hóa ăn theo, sản phẩm âm nhạc từ anime, hợp đồng quảng bá sản phẩm,... Nhìn chung, có trong tay bản quyền đồng nghĩa họ sẽ kiếm được phần lợi nhuận dồi dào.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản, quy mô của thị trường anime toàn cầu đã vượt 20 tỷ USD trong năm 2021, dự báo tới năm 2028, quy mô có thể đạt 47 tỷ USD. Với lợi thế khai thác anime qua nhiều khía cạnh khác nhau, tập đoàn Nhật Bản sẽ hưởng lợi lớn khi đây trở thành hình thức giải trí ngày càng phổ biến. Nhất là ở những thị trường bên ngoài Nhật Bản, doanh thu đang trên đà vượt qua chính nội địa.
*Xem thêm: Nhật Bản đang kiếm được bao nhiêu tiền từ anime?
Sony Interactive phát hành game do Naughty Dog phát triển, và bây giờ Sony Pictures TV cùng PlayStation Productions đang chuyển thể nó thành phim truyền hình
Sau khi ra mắt năm 2013, nó đã trở thành 1 trong những video game được đánh giá cao nhất lịch sử và bán được hơn 37 triệu bản. Nó có ngay cho mình 1 lượng fan hùng hậu và vì thế, khi bản chuyển thể truyền hình lên sóng HBO, không ngạc nhiên khi lại gây ra cơn bão mới. Bộ phim liên tiếp lập kỷ lục về số lượt xem và gây xôn xao khắp cõi mạng. Nhờ tác động tích cực đó, nguyên tác trò chơi điện tử cũng sốt trở lại, báo cáo doanh số tăng vọt dù đã 10 năm tuổi.
Phim được giới phê bình ưu ái với điểm số khá cao. Trên Rotten Tomatoes đạt 97% “cà chua” tươi rói và 84 điểm Metascore. Trong khi đó, nhiều trang tin và tạp chí điện ảnh đã gọi đây là phim chuyển thể từ game hay nhất, khen ngợi từ diễn xuất, bối cảnh, kịch bản cho tới tinh thần truyền tải trọn vẹn của tựa game gốc. Nhà phân tích Thong cũng chung nhận định - The Last of Us có thể coi là bản chuyển thể từ video game hay nhất lịch sử điện ảnh.
Một số đồng nghiệp trong ngành tài chính của ông đã gọi đây là “Game of Thrones phiên bản Sony.” Một chiến thắng không cần bàn cãi cho tập đoàn sở hữu cả hãng game lẫn hãng phim. Dự án chuyển thể được thực hiện bởi nhóm các công ty Sony Pictures TV, PlayStation Productions, Naughty Dog, Word Games và The Mighty Mint. Album nhạc phim do nhãn đĩa Milan Records của Sony Music phân phối.
Thành công của 2 phim chuyển thể "Uncharted" và "The Last of Us" đặt nền móng cho hàng loạt dự án đang sản xuất
Công ty Warner Bros. chịu trách nhiệm phát hành thông qua nền tảng phát sóng độc quyền là HBO Max. Theo Thong, thành công của The Last of Us giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều thuê bao mới, cũng đồng thời mang lại lợi ích cho chính studio Sony Pictures TV đứng sau nó. Đây là tiền đề cho hàng loạt dự án chuyển thể dựa trên game PlayStation, bao gồm Horizon (Netflix), God of War (Amazon), Twisted Metal (Peacook),...
Họ sẽ trở thành cái tên được săn đón trong thời đại streaming và có thêm nhiều hợp đồng sản xuất mới. Đó là còn chưa kể đến lợi ích kinh tế mang về cho hãng phát hành Sony Interactive, càng nhiều người biết đến game hơn và tăng doanh số. Lợi đơn lợi kép, tạo ra nguồn thu mới từ những IP sẵn có. Chưa kể việc đưa game bên thứ nhất như God of War, Uncharted hay The Last of Us lên PC càng giúp tăng độ nhận diện.
Minami Munakata, nhà phân tích đến từ Goldman Sachs, kì vọng lĩnh vực giải trí sẽ đóng góp 61% vào tổng lợi nhuận hoạt động cho tới năm 2027. “Chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư ý thức được sự chuyển dịch này, vấn đề cấp bách bây giờ là làm sao đánh giá chính xác được giá trị và tiềm năng của Sony” - bà cho hay.
“Giờ đây, Sony có thể kiếm tiền từ tôi rất dễ dàng. Cứ mỗi lần tôi nghe bài hát nào đó của ban nhạc rock The Clash, hay mỗi lần bấm xem 1 tập phim 'The Boys' do họ sản xuất trên Amazon Prime. Thậm chí nếu hâm mộ nhân vật Spider-Man, khá là chắc kèo tôi sẽ làm giàu cho Sony thông qua hàng loạt sản phẩm trải dài từ phim tới game” - nhà phân tích Pelham Smithers chia sẻ về cách ông lớn nước Nhật kiếm tiền mà không phụ thuộc vào đồ điện tử.
“Xét đến khía cạnh quản lí IP và phân phối anime, Sony đang có trong tay quyền lực rất lớn. Tất cả các bước phát triển kinh doanh video game, anime và phim đều rất chính xác. Về cơ bản, Sony đã trở thành 1 doanh nghiệp truyền thông” - nhà phân tích Atul Goyal của Jefferies trả lời tờ Financial Times.
>>> Một Sony hoàn toàn mới vừa xuất hiện ở CES 2023.
Đối với những ai đã luôn dõi theo những thăng trầm của tập đoàn Nhật Bản này, The Last of Us là biểu tượng rõ nét nhất cho quá trình chuyển đổi kéo dài cả thập kỷ. Một quá trình đã diễn ra dưới 2 đời CEO và sắp sang tay cho người thứ 3, với việc thăng chức cho ông Hiroki Totoki gần đây. Nhà phân tích kì cựu đã có nhiều năm theo sát Sony, David Gibson, mô tả đây là cú chuyển mình ngoạn mục rất đáng chú ý.
Ông nhận định Sony từng là thương hiệu điện tử tiêu dùng nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào. Song, giờ họ đang trở thành 1 mô hình ít được biết đến hơn, 1 công ty có 2 hoạt động hòa trộn vào nhau, vừa sản xuất những thiết bị công nghệ chuyên biệt lại vừa là ông trùm truyền thông giải trí đa quốc gia. “Họ tập trung mài dũa 1 số lĩnh vực trở nên thật xuất chúng, thay vì đầu tư dàn trải nhiều mặt trận nhưng đều chỉ ở mức bình bình” - Gibson nói.
Truyền thông giải trí mũi nhọn
Các nhà phân tích đều có chung nhận định, Sony đang đầu tư rất mạnh vào kinh doanh truyền thông giải trí và nó đã định hình lại công ty. Một Sony hoàn toàn mới, khác với hình dung của mọi người trước đây. Giữa bối cảnh chi tiêu toàn cầu giảm mạnh, cuộc chiến streaming giữa các nền tảng gay gắt hơn bao giờ hết, Sony đã xây dựng vị thế vững chắc trên dải sản phẩm giải trí toàn diện - video game, âm nhạc, phim ảnh, anime.Trong 9 tháng đầu năm tài khóa 2022, 48% lợi nhuận hoạt động của tập đoàn đến từ trò chơi điện tử, âm nhạc, phim ảnh và anime. Theo dự đoán của giới chuyên môn, năm nay tỉ lệ này có thể tăng lên 56%. Trước 1 doanh nghiệp đang thay đổi mạnh mẽ, những ai vẫn còn bị ám ảnh với các mặt hàng truyền thống như TV, điện thoại,... sẽ trở nên lạc quẻ, lệch nhịp với hoạt động kinh doanh của ông lớn Nhật Bản.
Để nhìn nhận khách quan và chính xác, ngay cả những nhà đầu tư tài chính kì cựu cũng cần phải cập nhật liên tục các tin tức truyền thông giải trí mới nắm bắt kịp thời tình hình Sony. Ví dụ bộ phim Spider-Man đang chiếu ngoài rạp, trailer của 1 phim truyền hình chuyển thể từ game PlayStation, thành tích kỷ lục của bài hát All I Want for Christmas Is You do diva Mariah Carey thể hiện, hay doanh số album 25 của Adele,...
“Mỏ vàng” anime
Một trong những “vũ khí bí mật” của thương hiệu Nhật Bản là bản quyền anime. Ít ai ngờ, họ đang có vị thế thống trị trong ngành công nghiệp anime toàn cầu, bao gồm sản xuất và phân phối bên cạnh nhiều nguồn thu vệ tinh khác. Anime đang ngày càng bành trướng cả về quy mô tài chính lẫn vị trí địa lý, nhờ vào xu hướng streaming video bùng nổ.Năm 2020, Sony đã mua lại dịch vụ Crunchyroll chuyên streaming anime với giá 1,2 tỷ USD. Giờ nó đã có 10 triệu thuê bao đăng kí và nắm lợi thế cạnh tranh tuyệt đối với kho anime bản quyền lớn nhất thế giới. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến cục diện đó là nhờ vào Aniplex, 1 công ty Nhật Bản thuộc sở hữu Sony Music chuyên về nội dung anime.
Một mặt, Crunchyroll và đôi khi là cả hãng phim Hollywood Sony Pictures tham gia thâu tóm bản quyền phân phối các đầu phim anime ở nhiều thị trường quốc tế. Mặt khác, Aniplex thực hiện đầu tư theo mô hình ủy ban sản xuất, khiến số anime bản quyền trong tay họ tăng dần qua từng năm. Ngoài ra, họ còn sở hữu 2 studio A-1 Pictures và CloverWorks, có thể tham gia trực tiếp vào những dự án do Aniplex lập kế hoạch.
Từ đó, Sony phân phối cả anime do Aniplex đầu tư lẫn mua lại quyền phát hành từ tay nhà sản xuất khác. Họ kinh doanh dựa trên chiến lược “tay buôn vũ khí” - phân phối trên nhiều nền tảng nhất có thể gồm cả dịch vụ của đối thủ cạnh tranh lẫn dịch vụ do mình vận hành, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Nói cách khác, hãng cấp phép anime cho mọi nền tảng streaming video có nhu cầu, đồng thời đưa lên cả Crunchyroll.
Một số bộ anime do Sony giữ bản quyền mà bạn chưa biết có thể kể ra như: Bocchi the Rock!; Sword Art Online; My Dress-Up Darling; Kaguya-sama: Love is War; Demon Slayer; Lycoris Recoil; Your Lie in April; Fullmetal Alchemist: Brotherhood; Rascal Does Not Dream of Bunny Girl Senpai; Darling in the FranXX; Anohana: The Flower We Saw That Day;...
Ngoài nguồn thu chủ đạo từ việc cấp phép bản quyền anime cho bên khác (Netflix, Amazon, Hulu,...), phát hành phim chiếu rạp, cấp phép phát sóng truyền hình, hãng còn có nhiều hoạt động vệ tinh xoay quanh anime như bán đĩa DVD/Blu-ray, hàng hóa ăn theo, sản phẩm âm nhạc từ anime, hợp đồng quảng bá sản phẩm,... Nhìn chung, có trong tay bản quyền đồng nghĩa họ sẽ kiếm được phần lợi nhuận dồi dào.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Hoạt hình Nhật Bản, quy mô của thị trường anime toàn cầu đã vượt 20 tỷ USD trong năm 2021, dự báo tới năm 2028, quy mô có thể đạt 47 tỷ USD. Với lợi thế khai thác anime qua nhiều khía cạnh khác nhau, tập đoàn Nhật Bản sẽ hưởng lợi lớn khi đây trở thành hình thức giải trí ngày càng phổ biến. Nhất là ở những thị trường bên ngoài Nhật Bản, doanh thu đang trên đà vượt qua chính nội địa.
*Xem thêm: Nhật Bản đang kiếm được bao nhiêu tiền từ anime?
“Kho báu” PlayStation
Cùng với đó, nhà phân tích Damian Thong lại có góc nhìn tập trung vào nguồn lợi kinh tế khác bên trong công ty. Bộ phim truyền hình The Last of Us cho thấy giai đoạn tiếp theo trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh. Khi thương hiệu Nhật Bản tìm cách tận dụng tối đa các đơn vị truyền thông riêng rẽ, hòng khai thác triệt để lợi ích kinh tế của kho tài sản trí tuệ (IP). The Last of Us là trò chơi điện tử do Naughty Dog phát triển, 1 studio thuộc hãng game Sony Interactive.Sau khi ra mắt năm 2013, nó đã trở thành 1 trong những video game được đánh giá cao nhất lịch sử và bán được hơn 37 triệu bản. Nó có ngay cho mình 1 lượng fan hùng hậu và vì thế, khi bản chuyển thể truyền hình lên sóng HBO, không ngạc nhiên khi lại gây ra cơn bão mới. Bộ phim liên tiếp lập kỷ lục về số lượt xem và gây xôn xao khắp cõi mạng. Nhờ tác động tích cực đó, nguyên tác trò chơi điện tử cũng sốt trở lại, báo cáo doanh số tăng vọt dù đã 10 năm tuổi.
Phim được giới phê bình ưu ái với điểm số khá cao. Trên Rotten Tomatoes đạt 97% “cà chua” tươi rói và 84 điểm Metascore. Trong khi đó, nhiều trang tin và tạp chí điện ảnh đã gọi đây là phim chuyển thể từ game hay nhất, khen ngợi từ diễn xuất, bối cảnh, kịch bản cho tới tinh thần truyền tải trọn vẹn của tựa game gốc. Nhà phân tích Thong cũng chung nhận định - The Last of Us có thể coi là bản chuyển thể từ video game hay nhất lịch sử điện ảnh.
Một số đồng nghiệp trong ngành tài chính của ông đã gọi đây là “Game of Thrones phiên bản Sony.” Một chiến thắng không cần bàn cãi cho tập đoàn sở hữu cả hãng game lẫn hãng phim. Dự án chuyển thể được thực hiện bởi nhóm các công ty Sony Pictures TV, PlayStation Productions, Naughty Dog, Word Games và The Mighty Mint. Album nhạc phim do nhãn đĩa Milan Records của Sony Music phân phối.
Công ty Warner Bros. chịu trách nhiệm phát hành thông qua nền tảng phát sóng độc quyền là HBO Max. Theo Thong, thành công của The Last of Us giúp nền tảng này thu hút thêm nhiều thuê bao mới, cũng đồng thời mang lại lợi ích cho chính studio Sony Pictures TV đứng sau nó. Đây là tiền đề cho hàng loạt dự án chuyển thể dựa trên game PlayStation, bao gồm Horizon (Netflix), God of War (Amazon), Twisted Metal (Peacook),...
Họ sẽ trở thành cái tên được săn đón trong thời đại streaming và có thêm nhiều hợp đồng sản xuất mới. Đó là còn chưa kể đến lợi ích kinh tế mang về cho hãng phát hành Sony Interactive, càng nhiều người biết đến game hơn và tăng doanh số. Lợi đơn lợi kép, tạo ra nguồn thu mới từ những IP sẵn có. Chưa kể việc đưa game bên thứ nhất như God of War, Uncharted hay The Last of Us lên PC càng giúp tăng độ nhận diện.
Nguồn thu ổn định từ nội dung
So với việc bán TV hay điện thoại, kinh doanh nội dung giải trí ổn định và bền vững hơn hẳn. Kể từ khi Sony thực hiện quá trình chuyển đổi này cách đây 1 thập kỷ, cổ phiếu họ đã tăng gấp 10 lần. Triển vọng cho năm tài khóa 2022 (sẽ kết thúc vào 31/3/2023) là lập kỷ lục doanh thu cao nhất mọi thời đại, với bánh lái chính gồm âm nhạc và trò chơi.Minami Munakata, nhà phân tích đến từ Goldman Sachs, kì vọng lĩnh vực giải trí sẽ đóng góp 61% vào tổng lợi nhuận hoạt động cho tới năm 2027. “Chúng tôi tin rằng các nhà đầu tư ý thức được sự chuyển dịch này, vấn đề cấp bách bây giờ là làm sao đánh giá chính xác được giá trị và tiềm năng của Sony” - bà cho hay.
“Giờ đây, Sony có thể kiếm tiền từ tôi rất dễ dàng. Cứ mỗi lần tôi nghe bài hát nào đó của ban nhạc rock The Clash, hay mỗi lần bấm xem 1 tập phim 'The Boys' do họ sản xuất trên Amazon Prime. Thậm chí nếu hâm mộ nhân vật Spider-Man, khá là chắc kèo tôi sẽ làm giàu cho Sony thông qua hàng loạt sản phẩm trải dài từ phim tới game” - nhà phân tích Pelham Smithers chia sẻ về cách ông lớn nước Nhật kiếm tiền mà không phụ thuộc vào đồ điện tử.
“Xét đến khía cạnh quản lí IP và phân phối anime, Sony đang có trong tay quyền lực rất lớn. Tất cả các bước phát triển kinh doanh video game, anime và phim đều rất chính xác. Về cơ bản, Sony đã trở thành 1 doanh nghiệp truyền thông” - nhà phân tích Atul Goyal của Jefferies trả lời tờ Financial Times.
>>> Một Sony hoàn toàn mới vừa xuất hiện ở CES 2023.