Nên làm gì với “vàng thô” rác thải điện tử? Vứt đồ điện tử cũ ở đâu để không gây ô nhiễm?

nhhgiap

Pearl
Những tháng cuối năm là thời điểm mua sắm đồ công nghệ nhộn nhịp nhất khi các ông lớn liên tục tung ra sản phẩm mới. Apple, Google và Samsung đều đã trình làng các mẫu flagship mới nhất cùng với những dịch vụ hấp dẫn với mong muốn thuyết phục người tiêu dùng nâng cấp trước kỳ nghỉ lễ. Bỏ qua niềm hân hoan với hàng loạt sự kiện hàng mới lên kệ, cuối năm cũng là thời điểm rác thải điện tử tăng chóng mặt.
Nên làm gì với “vàng thô” rác thải điện tử? Vứt đồ điện tử cũ ở đâu để không gây ô nhiễm?
Tuổi thọ ngắn hạn của thiết bị công nghệ kết hợp với việc có ít tùy chọn sửa chữa, đã khiến vấn đề rác thải điện tử trầm trọng hơn trong những năm qua. Dữ liệu của United Nation cho thấy thế giới đã tạo ra 53,6 triệu tấn chất thải điện tử vào năm 2019 và chỉ 17,4% trong số đó được tái chế.
Diễn đàn Thiết bị Điện và Điện tử Rác thải (WEE), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Brussels, đơn vị thành lập Ngày Quốc tế Rác thải điện tử, tuyên bố trọng tâm của ngày hội năm nay là hành động với những phần rác thải điện tử nhỏ mà nhiều người có thể vô tình tích trữ, bao gồm điện thoại di động cũ, headphone, điều khiển TV hay chuột máy tính.

“Mọi người thường chỉ nhìn những thiết bị này ở cấp độ đơn lẻ, nhưng ở quy mô toàn cầu, nếu được tái chế đúng cách, chúng sẽ là tài sản vô giá”, Pascal Leroy, tổng giám đốc của Diễn đàn WEEE, cho biết trong một tuyên bố.
Và chủ động tái chế rác thải điện tử không đơn giản chỉ là vấn đề dọn sạch ngăn kéo của bạn, mà nó còn góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của những trẻ em ở quốc gia nghèo đang phải dùng tay trần đề lượm lặt từng mảnh đồng, bạc, palađi trong các bãi rác đồ công nghệ. WHO cho biết có hơn 18 triệu trẻ em phải chịu rủi ro sức khỏe từ nền công nghệ xử lý rác thải điện tử phi chính thức này. Vậy làm cách nào để giảm thiểu lượng rác thải điện tử thải vào môi trường?

Nên làm gì với “vàng thô” rác thải điện tử? Vứt đồ điện tử cũ ở đâu để không gây ô nhiễm?

Mang đến điểm thu gom, nhà máy chuyên xử lý

Đầu tiên và đơn giản nhất, hãy tìm đến các tổ chức, dịch vụ chuyên xử lý, tái chế rác thải điện tử, không được vứt thẳng ra thùng rác.
Điểm thu gom tại Tp.HCM: UBND phường 17, quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, phường 17, quận Phú Nhuận), UBND phường 9, quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3), Trung tâm MM Mega Market An Phú (khu B, KĐT mới An Phú - An Khánh, P.An Phú, TP Thủ Đức).
Điểm thu gom tại Tp Hà Nội: UBND phường Thành Công, quận Ba Đình (9 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình), UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (2 Cổ Tân, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), Chi cục Bảo vệ môi trường, quận Cầu Giấy (17 Trung Yên 3, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy).
Việc tái chế đúng cách có thể biến cả rác thải thành vàng. Đối với mỗi 1 triệu điện thoại di động được tái chế, EPA cho biết có thể thu hồi 15875 kg đồng, 350 kg bạc, 35 kg vàng và 14 kg palađi.
Ngoài ra, nếu nơi bạn sinh sống, không dễ tìm những dịch vụ như vậy thì có thể xem hai cách sau.

Mang đến nhà bán lẻ lớn hoặc cửa hàng tiện lợi

Bạn có thể đến các cửa hàng tiện lợi, nhà bán lẻ lớn như Win Mart, hệ thống siêu thị Aeon Mall để những đơn vị này vận chuyển hộ rác thải điện tử của bạn đến điểm chuyên xử lý.

Đừng vội nâng cấp

Những chuyên gia môi trường chỉ ra rằng bước quan trọng nhất đối với nhiệm vụ giảm thiểu rác thải điện tử là người tiêu dùng cần sử dụng thiết bị của họ càng lâu càng tốt. Điều này có vẻ khó trong những năm trước, nhưng hiện tại đã dễ hơn.
Dù các nhà sản xuất luôn áp dụng chiến thuật khiến bạn phải chi tiền, những nhà làm luật gần đây đã ban hành chính sách thúc đẩy phía công ty giúp khách hàng sửa chữa thiết bị điện tử dễ dàng hơn,
Đầu năm nay, Apple và Samsung đã khai trương các cửa hàng sửa chữa tự phục vụ của họ, cung cấp các linh kiện chính hãng phục vụ nhu cầu sửa chữa, thay thế. Tương tự, Google cũng thông báo họ sẽ cung cấp các bộ phận Pixel chính hãng cho các DIY-ers (khách tự sửa tại nhà) trên trang bán hàng trực tuyến trong năm nay.


>>>Hàn Quốc xem xét bắt Google và Netflix trả phí lưu lượng cho nhà mạng vì dân quá nghiện video online

Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top