thuha19051234
Pearl
Không có một câu trả lời chính xác cho tất cả mọi người. Với những người bị mụn trứng cá hoặc gặp hội chứng nôn ói chu kỳ, thì tắm nước nóng dưới vòi hoa sen sẽ là lựa chọn phù hợp. Đối với những người bị bệnh chàm, hãy cố gắng tránh xa nước nóng. Tắm nước lạnh cũng tác động tích cực đến lưu lượng máu, dây thần kinh và da.
Tắm nước nóng hay lạnh đều thay đổi đến trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể, được gọi là cân bằng nội môi. Con người thuộc loài máu nóng, nghĩa là cơ thể luôn giữ khoảng gần 37℃. Bất cứ điều kiện nhiệt độ cơ thể nào cao hơn đều được coi là bị sốt, còn ngược lại gọi là tình trạng hạ thân nhiệt. Cơ thể con người luôn cố đảm bảo nhiệt độ không thay đổi quá nhiều và đột ngột.
Nước lạnh từ lâu đã được sử dụng trong liệu pháp thủy sinh, nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể tác động lớn đến hệ tuần hoàn. Các mốc nhiệt độ 32, 24 và 14℃ có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp, nhưng làm tăng tốc độ trao đổi chất.
Khi bề mặt da lạnh, cơ thể sẽ ngừng gửi máu đến nó nên không bị mất nhiều nhiệt ra môi trường. Điều này làm tăng lưu thông trong các mô sâu hơn. Vì thế, để ngăn máu di chuyển quá gần các bề mặt, nhịp tim và huyết áp phải giảm. Để duy trì nhiệt độ bên trong, cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn, do đó nâng cao tốc độ trao đổi chất.
Nhiệt độ trở nên lạnh đột ngột cũng có thể gây sốc cho hệ thần kinh. Cùng phạm vi nhiệt độ 32, 24 và 14 ℃ làm giảm độ dẫn truyền thần kinh. Điều này có nghĩa các xung điện trong dây thần kinh di chuyển chậm hơn, từ đó làm dịu cơ thể. Có nghĩa là tắm nước lạnh có thể rất có lợi cho những người bị lo lắng, hoặc cho bất kỳ ai muốn bình tĩnh lại một chút.
Nhiều thí nghiệm vào năm 2014 cho thấy nước quá lạnh có thể làm giảm chức năng miễn dịch, tuy nhiên, điều đó chỉ là tạm thời. Ngay sau khi cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bình thường. Các thí nghiệm gần đây cho thấy rằng không có sự ức chế nào của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với nước lạnh.
Giai thoại dân gian còn cho thấy rằng nước lạnh có thể giúp phục hồi cơ bắp. Tuy nhiên, các kết quả từ các thí nghiệm khoa học vẫn còn nhiều mâu thuẫn và vẫn chưa có phán quyết chính thức. Có một điều tra cho thấy nước lạnh làm giảm lưu lượng máu, nhưng không làm giảm nhiệt độ cơ bắp sau khi tập thể dục. Nhìn chung kết luận vẫn chưa rõ ràng.
Có một điều mà các bác sĩ da liễu và khoa học đều nhất trí là lợi ích của nước lạnh đối với làn da. Da của mỗi người được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng gọi là bã nhờn. Tuy nhiên, nếu bã nhờn tích tụ nhiều có thể gây ra mụn nhọt, tắc nghẽn lỗ chân lông. Còn nếu không có bã nhờn da của chúng ta sẽ khô và chúng ta sẽ mất rất nhiều nước qua da. Nước nóng có thể loại bỏ chất nhờn trên da, do đó dễ gây kích ứng da.
Một mặt cắt của bề mặt da của chúng ta cho thấy tuyến tạo bã nhờn
Đối với những người mắc các bệnh như chàm hoặc dị ứng da nên tránh nước nóng trong hầu hết các trường hợp. Nước lạnh cũng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy liên quan đến bệnh chàm và phát ban.
Mặt khác, tắm nước nóng có thể giúp kiểm soát vi khuẩn. Vi khuẩn ở vòi nước nóng thực sự thấp hơn đáng kể so với vòi nước lạnh. Điều này có nghĩa là nước nóng có tác dụng khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn có trong vòi.
Nước nóng cũng có thể giúp ích cho nhiều người trong những tình huống cụ thể hoặc đối với một số người mắc những căn bệnh nhất định. Chẳng hạn như hội chứng nôn chu kỳ - một rối loạn mà cảm giác buồn nôn và nôn xảy ra theo những khoảng thời gian nhất định.
Những người trải qua hội chứng nôn mửa theo chu kỳ cho biết tắm nước nóng giúp làm giảm các triệu chứng của họ. Nước nóng cũng giúp con người thư giãn, cải thiện giấc ngủ. Mặc dù lỗ chân lông của chúng ta không đóng mở như cửa sổ, nhưng nước nóng có thể phá vỡ liên kết giữa bã nhờn và bụi bẩn, có thể ngăn ngừa mụn cho những người có làn da tắc nghẽn.
Qua những thông tin trên đây có thể thấy, sự phù hợp của việc tắm nước nóng hay lạnh còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mỗi người, hoặc sở thích của họ. Nhưng cho dù lựa chọn của bạn là gì thì cũng không nên đi quá đà. Nước quá nóng sẽ làm bỏng da hoặc khô da, còn nếu tắm nước lạnh dưới vòi sen quá lâu có thể dẫn đến hạ thân nhiệt. Mặc dù cơ thể của chúng ta rất tốt trong việc duy trì trạng thái cân bằng nhiệt, nhưng việc đẩy chúng ra quá xa ngoài phạm vi cân bằng có thể gây nguy hiểm.
>>>Vì sao phụ nữ mang thai không nên lạm dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc?
Nguồn scienceabc
Tắm nước nóng hay lạnh đều thay đổi đến trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể, được gọi là cân bằng nội môi. Con người thuộc loài máu nóng, nghĩa là cơ thể luôn giữ khoảng gần 37℃. Bất cứ điều kiện nhiệt độ cơ thể nào cao hơn đều được coi là bị sốt, còn ngược lại gọi là tình trạng hạ thân nhiệt. Cơ thể con người luôn cố đảm bảo nhiệt độ không thay đổi quá nhiều và đột ngột.
Tắm nước lạnh có lợi gì cho sức khỏe?
Việc tắm nước lạnh thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Những nền văn hóa Ai Cập, Ấn Độ và Trung Quốc coi nước lạnh là một liệu pháp chữa bệnh. Thủy liệu pháp là sử dụng nước bên trong hoặc bên ngoài để cố gắng làm giảm các triệu chứng khác nhau của bệnh tật.Nước lạnh từ lâu đã được sử dụng trong liệu pháp thủy sinh, nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể tác động lớn đến hệ tuần hoàn. Các mốc nhiệt độ 32, 24 và 14℃ có thể làm giảm nhịp tim và huyết áp, nhưng làm tăng tốc độ trao đổi chất.
Khi bề mặt da lạnh, cơ thể sẽ ngừng gửi máu đến nó nên không bị mất nhiều nhiệt ra môi trường. Điều này làm tăng lưu thông trong các mô sâu hơn. Vì thế, để ngăn máu di chuyển quá gần các bề mặt, nhịp tim và huyết áp phải giảm. Để duy trì nhiệt độ bên trong, cơ thể đốt cháy nhiều năng lượng hơn, do đó nâng cao tốc độ trao đổi chất.
Nhiều thí nghiệm vào năm 2014 cho thấy nước quá lạnh có thể làm giảm chức năng miễn dịch, tuy nhiên, điều đó chỉ là tạm thời. Ngay sau khi cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động bình thường. Các thí nghiệm gần đây cho thấy rằng không có sự ức chế nào của hệ thống miễn dịch khi tiếp xúc với nước lạnh.
Giai thoại dân gian còn cho thấy rằng nước lạnh có thể giúp phục hồi cơ bắp. Tuy nhiên, các kết quả từ các thí nghiệm khoa học vẫn còn nhiều mâu thuẫn và vẫn chưa có phán quyết chính thức. Có một điều tra cho thấy nước lạnh làm giảm lưu lượng máu, nhưng không làm giảm nhiệt độ cơ bắp sau khi tập thể dục. Nhìn chung kết luận vẫn chưa rõ ràng.
Có một điều mà các bác sĩ da liễu và khoa học đều nhất trí là lợi ích của nước lạnh đối với làn da. Da của mỗi người được bao phủ bởi một lớp dầu mỏng gọi là bã nhờn. Tuy nhiên, nếu bã nhờn tích tụ nhiều có thể gây ra mụn nhọt, tắc nghẽn lỗ chân lông. Còn nếu không có bã nhờn da của chúng ta sẽ khô và chúng ta sẽ mất rất nhiều nước qua da. Nước nóng có thể loại bỏ chất nhờn trên da, do đó dễ gây kích ứng da.
Đối với những người mắc các bệnh như chàm hoặc dị ứng da nên tránh nước nóng trong hầu hết các trường hợp. Nước lạnh cũng có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy liên quan đến bệnh chàm và phát ban.
Còn tắm nước nóng thì sao?
Có một điều quan trọng cần ghi nhớ, nước nóng từ vòi sen sẽ nguy hiểm cho bạn ở một số mức độ nhất định. Một nghiên cứu được thực hiện ở Vương quốc Anh cho thấy trong 8 năm, 57 người bị bỏng liên tục và phải nhập viện. Trong số này không may có 9 người đã chết. Bỏng da bề mặt do tắm nước quá nóng và nhiễm trùng sau đó thực sự là một nguy cơ chính của tắm nước quá nóng.Mặt khác, tắm nước nóng có thể giúp kiểm soát vi khuẩn. Vi khuẩn ở vòi nước nóng thực sự thấp hơn đáng kể so với vòi nước lạnh. Điều này có nghĩa là nước nóng có tác dụng khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn có trong vòi.
Nước nóng cũng có thể giúp ích cho nhiều người trong những tình huống cụ thể hoặc đối với một số người mắc những căn bệnh nhất định. Chẳng hạn như hội chứng nôn chu kỳ - một rối loạn mà cảm giác buồn nôn và nôn xảy ra theo những khoảng thời gian nhất định.
Qua những thông tin trên đây có thể thấy, sự phù hợp của việc tắm nước nóng hay lạnh còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của mỗi người, hoặc sở thích của họ. Nhưng cho dù lựa chọn của bạn là gì thì cũng không nên đi quá đà. Nước quá nóng sẽ làm bỏng da hoặc khô da, còn nếu tắm nước lạnh dưới vòi sen quá lâu có thể dẫn đến hạ thân nhiệt. Mặc dù cơ thể của chúng ta rất tốt trong việc duy trì trạng thái cân bằng nhiệt, nhưng việc đẩy chúng ra quá xa ngoài phạm vi cân bằng có thể gây nguy hiểm.
>>>Vì sao phụ nữ mang thai không nên lạm dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc?
Nguồn scienceabc