Nhiều loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Báo cáo 'Danh sách đỏ' cho thấy 30% các loài chim bản địa bị suy giảm do mất môi trường sống, hoạt động thâm canh và khủng hoảng khí hậu.
Nhiều loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Số loài bị đe dọa tuyệt chủng tiếp tục tăng​

Theo báo cáo “danh sách đỏ” mới nhất của Châu Âu, loài chim sẻ, chim chích chòe,... nằm trong số các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Châu Âu. Theo phân tích của BirdLife International, từ Azores ở phía tây đến dãy núi Ural ở phía đông, các loài chim từng là nền tảng của hệ sinh thái châu Âu đang biến mất dần.
Kết luận này được đưa ra dựa trên quan sát 544 loài chim bản địa. Ba loài đã tuyệt chủng ở khu vực ở châu Âu kể từ báo cáo cuối cùng vào năm 2015, trong đó có loài chim sandgrouse Pallas, loài chim cun cút và loài chim pine bunting (Emberiza leucocephalos).
Nhiều loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Theo quan sát từ hàng ngàn chuyên gia và tình nguyện viên làm việc tại 54 quốc gia và vùng lãnh thổ, có 30% số loài được đánh giá đang có biểu hiện suy giảm quần thể loài. Ở châu Âu, 13% loài chim đang bị đe dọa tuyệt chủng và 6% loài gần như bị đe dọa. Anna Staneva, trưởng bộ phận bảo tồn lâm thời của BirdLife Châu Âu và Trung Á cho biết: “Kết quả rất đáng báo động nhưng chúng tôi không ngạc nhiên”.
Xu hướng trên lặp lại các phát hiện từ ba lần xuất bản danh sách đỏ trước đó vào các năm 1994, 2004 và 2015. Nó cho thấy sự sụt giảm không có dấu hiệu chậm lại. Dữ liệu dựa trên hàng triệu quan sát được thực hiện kể từ năm 1980. Staneva nhấn mạnh: “Chúng ta sắp hết thời gian. Chúng tôi không muốn thấy những thay đổi mạnh mẽ mà chúng tôi đang thấy hiện sẽ xảy ra trong 5 hoặc 10 năm tới”.
Các phát hiện được thu thập vào năm 2019 dựa trên danh mục và tiêu chí trong danh sách đỏ của IUCN được áp dụng ở cấp khu vực. Họ chứng thực kết luận của State of Nature trong báo cáo 2013-2018 của EU, trong đó chỉ có 1/4 số loài đang được bảo tồn tốt. Mất môi trường sống, thâm canh nông nghiệp, khai thác quá mức tài nguyên, ô nhiễm và các hoạt động lâm nghiệp không bền vững đang dẫn đến sự suy giảm, trong đó khủng hoảng khí hậu là nhân tố đóng vai trò ngày càng gia tăng.
Staneva chia sẻ: “Đây là những mối đe dọa lớn, quy mô lớn mà chúng tôi gọi là mối đe dọa hệ thống và chúng liên quan rất nhiều đến cách xã hội của chúng ta hoạt động và cách chúng ta sử dụng tài nguyên. Đó là tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn xảy ra. Chúng tôi cần thay đổi cách sống, đó là thông điệp chính”.
Nhiều loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Chim yến bị đe dọa và các loài chim săn mồi hiện bị coi là dễ bị tổn thương, do sụt giảm mạnh kể từ năm 2015 khi được xếp vào danh sách ít được quan tâm nhất. Đối với các loài được xếp vào nhóm gần bị đe dọa, số lượng của chúng đã giảm 25% tính riêng trong ba thế hệ gần nhất. Khi sự sụt giảm lớn hơn 30%, chúng sẽ được đưa vào danh mục bị đe dọa.
Staneva cho biết thật ngạc nhiên khi thấy những loài nổi tiếng như vậy đang bị suy giảm quần thể loài.

Nhiều loài chim đứng trước bờ vực tuyệt chủng nhưng có những loài lại được hưởng lợi​

Một loài sẽ tuyệt chủng nếu nó không còn thấy ở Châu Âu trong thời gian tối thiểu là 5 năm. Hai loài được cho là đã tuyệt chủng vào năm 2015, bao gồm chim choi choi Caspi và chim chích châu Á và chúng đã xuất hiện trở lại ở châu Âu. Đối với hơn 50% các loài sống trên vách đá và đỉnh núi, không có đủ nghiên cứu để mô tả chính xác xu hướng quần thể.
Tuy nhiên nó không hẳn là tin xấu. Việc phục hồi loài vạc, chim Azores bullfinch, kền kền Griffon cho thấy mục tiêu phục hồi loài đang phát huy hiệu quả. Một số loài ăn thịt như diều đỏ đang có môi trường sống tốt hơn, nhờ lệnh cấm thuốc trừ sâu và sự bảo vệ của pháp luật.
Một số loài lại được hưởng lợi từ khí hậu ấm hơn. Ví dụ, loài chim choắt đuôi đen từ dễ bị tổn thương sang không còn bị đe dọa kể từ năm 2015. Tất cả là nhờ nhiệt độ vào mùa xuân tăng lên ở Iceland. Đây là nơi chiếm tới khoảng 47% quần thể loài chim này ở Châu Âu.
Bản đồ các loài chim giống Châu Âu năm 2020 (Ebba2) cho thấy, các loài Địa Trung Hải như trảu châu Âu và diệc bạch nhỏ đang di cư đến Vương quốc Anh và các khu vực khác ở Bắc Âu, chủ yếu là do mùa đông ôn hòa hơn.
Nhiều loài chim đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Martin Harper, giám đốc khu vực của BirdLife Châu Âu và Trung Á cho biết, ông hy vọng báo cáo sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác để nhiều cá nhân và tổ chức chung tay bảo vệ các loài chim ở Châu Âu. Ông chia sẻ: “Chính phủ trên khắp châu Âu cần biến tham vọng khôi phục thiên nhiên thành các mục tiêu hợp pháp, có sự hỗ trợ của chính sách và nguồn vốn phù hợp".
Danh sách mới nhất sẽ giúp cung cấp thông tin về hoạt động bảo tồn trên thực địa và các chính sách môi trường quốc gia và quốc tế. Các khuyến nghị từ báo cáo bao gồm việc tạo ra một mạng lưới các khu bảo tồn lớn, được quản lý tốt hơn, phù hợp với mục tiêu của Liên hợp quốc là bảo vệ 30% diện tích đất vào năm 2030 và các khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt, chẳng hạn như các khu bảo tồn quan trọng.
Báo cáo cho thấy các cảnh quan giàu carbon như đất than bùn, đồng cỏ và rừng có thể mang lại lợi ích đa dạng sinh học và khí hậu nên chúng cần được ưu tiên. Ngoài ra các nỗ lực cô lập carbon cũng sẽ phần nào giúp cải thiện đa dạng sinh học. Về nguồn vốn, một khuyến nghị chính là chấm dứt các khoản trợ cấp sai trái làm tổn hại đến thiên nhiên, chuyển sang chính sách nông nghiệp hỗ trợ chăn nuôi và thân thiện với động vật hoang dã.
Nguồn: The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top