Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính "thua đau" ở phần mềm di động

Microsoft là vua phần mềm máy tính, với thị phần thống trị của Windows, Office,... Song, công ty lại "thua đau" trên lĩnh vực phần mềm di động. Vì đâu nên nỗi? Hãy cùng nhìn lại chặng đường kéo dài 1 thập kỷ của ông lớn. Bằng một cách nào đó, Microsoft và Verizon đã giết chết các điện thoại Kin không những một mà là hai lần. Thế hệ đầu tiên ra mắt năm 2019 và do Danger thiết kế - công ty đứng sau Hiptop (hay còn gọi là T-Mobile Sidekick). Danger chính là ngôi nhà của Andy Rubin và Matias Duarte, vốn là những người gắn liền với lịch sử Android. Và có vẻ như số phận của Kin đã được định đoạn ngay từ ban đầu, tức kể từ khi nền tảng Windows Phone 7 được công bố vào đầu năm 2010.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Metro UI của Microsoft trên WP7 Ban đầu, Microsoft nghĩ có thể thực hiện cùng một kế hoạch cho Windows Mobile giống như PC: cấp phép phần mềm và để những công ty khác lo về phần cứng. Công ty đã đặt ra một số yêu cầu đối với phần cứng, khiến một số thiết bị Windows Phone 7 ban đầu bị hạn chế. Chẳng hạn, nó chỉ hỗ trợ độ phân giải tối đa WVGA (480 x 800px). Ngoài ra, nó cũng chỉ hỗ trợ một danh sách các chipset được phê duyệt, khiến WP7 bị tụt hậu hơn so với Android trong cuộc đua số lượng nhân. WP7 có vô số nhược điểm nghiêm trọng ở cấp độ hệ điều hành: không sao chép/dán, không đa nhiệm, không có chế độ bộ nhớ USB, không có trình quản lý file toàn hệ thống, không có phát Wi-Fi,….
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Bất chấp tất cả những điều đó, cuối năm 2010, những chiếc điện thoại WP7 đầu tiên đã ra mắt, đến từ một số nhà sản xuất khác nhau: HTC, Samsung, LG và thậm chí cả Dell. Tất cả họ đều đã sản xuất thiết bị Android, nhưng giờ đây, gã khổng lồ hệ điều hành desktop đã chính thức giam gia cuộc chơi smartphone. Nhiều người nghĩ rằng, đó có thể là một sự kết thúc đối với hệ điều hành Android non trẻ, nhưng thực tế, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như vậy. Đầu tiên là HTC HD7, phiên bản kế nhiệm của HTC HD2 huyền thoại. Ngoài ra còn có HTC 7 Pro hay HTC Arrive với bàn phím QWERTY trượt ra, gợi nhớ đến các thiết bị phong cách “giao tiếp” mà HTC đã xây dựng trong những ngày đầu. HTC 7 Surround lại có một loa trượt ra, và đây là một lựa chọn kỳ lạ vì các phiên bản WP7 đầu tiên không quá tuyệt vời cho âm nhạc, đặc biệt là không có EQ.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Dẫu HTC chịu trách nhiệm đối với hầu hết thiết bị WP7, thế nhưng, cũng có nhiều công ty khác tham gia vào việc phát triển những thiết bị đó. Chiếc Omnia ban đầu của Samsung là một trong những thiết bị Windows Mobile ấn tượng. LG cũng nhảy vào cuộc chơi khi áp dụng thương hiệu smartphone nổi tiếng của riêng mình cho LG E900 Optimus 7. Dell Venue Pro trông giống như một chiếc điện thoại doanh nhân đáng tin cậy với bàn phím trượt dọc, thiết kế tương tự BlackBerry.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Trong năm 2011, Microsoft đã cố gắng để hợp tác với nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, đó là Nikia. Dòng sản phẩm Lumia mới ra mắt lần đầu với Lumia 800 và Lumia 710. Do quá vội vàng, công ty Phần Lan đã tận dụng lại hầu hết phần cứng của Nokia N9 cho Lumia 800. Lumia 800 và Lumia 710 là 2 chiếc điện thoại WP7 duy nhất mà Nokia cố gắng cung cấp. Điều này khiến Windows Phone 7 mất đi lợi thế.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Cả 2 chiếc điện thoại này đều được trang bị Snapdragon S2 – một trong số ít chipset trong danh sách phê duyệt của Microsoft. Với một nhân CPU duy nhất, con chip này dường như hơi thiếu hụt sức mạnh trong cuối năm 2011, bởi trong tháng 5, LG Optimus 2X đã lọt vào sách kỷ lục Guinness với tư cách là chiếc điện thoại lõi kép đầu tiên. Đây là một trong những trường hợp mà việc hạn chế hỗ trợ phần cứng đã kéo WP7 xuống. Tất nhiên, đó không phải là WP7 nữa, Microsoft đã phát hành 1 phiên bản mới mang tên Windows Phone 7.5 "Mango". Đến tháng 9, phiên bản này đã được triển khai cho những thiết bị cũ hơn và các chiếc điện thoại Lumia đã được cài sẵn nó.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Đây là phiên bản khởi chạy của Windows Phone, bổ sung các tính năng quan trọng như đa nhiệm, chức năng phát sóng Wi-Fi, cùng với các tính năng nhỏ hơn như cho phép bạn chọn 1 file cục bộ để làm nhạc chuông. Đến giữa năm 2021, bản cập nhật này thực sự trở thành yếu tố bắt buộc bởi Windows Marketplace yêu cầu phiên bản WP 7.5. Phiên bản WP 7.0 gốc chưa được hoàn thiện một cách đáng tiếc, nhưng đến năm 2012, tình hình còn tội tề hơn nhiều: Windows Phone 8 đã được công bố trong tháng 6 và ngay sau đó, nó được xác nhận rằng các thiết bị cũ hơn sẽ không được cập nhật, khiến chúng bị mắc kẹt trên phiên bản 7.x quá cố. Có một lý do khiến những chiếc điện thoại WP7 tụt hậu trong cuộc đua số lượng nhân CPU. Dù có những điểm tương đồng bên ngoài, thế nhưng, bên trong 2 hệ điều hành rất khác nhau: WP7 được xây dựng dựa trên nhân Windows CE (vốn đã hỗ trợ Windows Mobile trước đó), WP8 dựa trên nền tảng Windows RT mới (hỗ trợ những tablet Windows 8). Nhờ đó, WP8 có thể hỗ trợ đa nhân, đồ họa vượt trội với màn hình độ phân giải cao cũng như NFC.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Như một sự an ủi, những chiếc điện thoại cũ hơn lại được nhận bản cập nhật Windows Phone 7.8, nâng cấp giao diện người dùng, nhưng không giải quyết được các hạn chế cốt lõi của hệ điều hành. Bất kỳ hệ điều hành mới nào đều bắt đầu với một bộ ứng dụng có thể chạy hạn chế. Điều này thật khó chịu bởi những chiếc smartphone đều phụ thuộc nhiều vào các ứng dụng. Tuy nhiên, WP8 khác với WP7 đến mức phần mềm được phát triển cho những chiếc điện thoại ban đầu từ năm 2010 và 2011 sẽ không chạy trên điện thoại mới, buộc các nhà phát triển phải xây dựng lại từ đầu. Bước sang năm 2013, Microsoft chính thức công bố việc mua lại bộ phận Thiết bị & Dịch vụ của Nokia. Thỏa thuận trị giá 5,4 tỉ Euro đó đã đưa Microsoft trở thành nhà sản xuất thiết bị Windows Phone hàng đầu, trong khi các thương hiệu khác đã thu hẹp lại sự tham gia của họ. Thỏa thuận hoàn thành vào năm 2014, và vào tháng 10, Microsoft đã nỗ lực đổi tên thương hiệu, biến "Nokia Lumia" thành "Microsoft Lumia". Các nhà sản xuất khác vẫn tham gia cuộc chơi, nhưng những chiếc điện thoại Lumia chiếm 90% số điện thoại sử dụng nền tảng này vào thời điểm đó.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Đến năm 2015, Microsoft tiếp tục công bố Windows 10 và được cho là phiên bản cuối cùng của Windows. Chỉ một ngày sau, gã khổng lồ phần mềm cũng đã công bố phiên bản di động của hệ điều hành này. Nó đã trải qua một số thay đổi thương hiệu, bỏ đi chữ “Phone” và chuyển sang “Mobile”, cụ thể hơn là Windows 10 Mobile. Không có gì ngạc nhiên khi một danh sách dài các chiếc điện thoại điện thoại Lumia đã được công bố và là những thiết bị đầu tiên được cập nhật lên Windows 10 Mobile. Microsoft không lặp lại sai lầm tương tự vốn khiến người dùng mình sử dụng lại hệ điều hành cũ để họ bắt đầu lại từ đầu.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Tuy nhiên, Lumia 1020 – phiên bản kế nhiệm của Windows cho Nokia 808 PureView – lại không được tham gia bữa tiệc này và mắc kẹt tại WP8.1. Tuy nhiên, Lumia 930 và chiếc điện thoại khổng lồ Lumia 1520 lại được nâng cấp lên Windows 10. Chiếc điện thoại flagship Lumia 920 ra mắt năm 2012 cũng bị mắc kẹt tại WP 8.1. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên có tính năng Chống rung Hình ảnh Quang học (OIS: Optical ImageStabilization), giúp mang đến danh tiếng PureView. Nó cũng có khả năng điều chỉnh đa khung hình như Nokia 808, vốn có thể chụp cả những bức ảnh 4:3 và 16:9 mà giảm độ phân giải ít nhất có thể.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Bước sang năm 2015, Lumia cũng đã cạn kiệt ý tưởng, nhưng nó lại thành công với bộ đôi Lumia 950 và Lumia 950 XL được ra mắt vào cuối năm 2015. Đây là những chiếc điện thoại Windows tốt nhất từng được sản xuất. Tuy nhiên, đây là một vài trong số ít chiếc điện thoại Lumia được cài đặt sẵn Windows 10 Mobile, và 2 cái tên còn lại là Lumia 550 và Lumia 650. Lumia 650 ra mắt vào năm 2016 và là chiếc cuối cùng được cài đặt hệ điều hành này. Đến năm 2017, Microsoft đã khai tử WP8.1. Joe Belfiore cho biết, các bản sửa lỗi và bản vá bảo mật sẽ được tiếp tục duy trì, nhưng sẽ không có tính năng nào mới cho những chiếc điện thoại mắc kẹt ở WP8.x.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Và vào tháng 01/2019, Microsoft bắt đầu khuyến nghị người dùng điện thoại Windows chuyển sang Android hoặc iOS. Tháng 12, công ty chính thức chào tạm biệt, hứa hẹn chỉ hỗ trợ những ứng dụng Office cho các thiết bị hiện tại cho đến tháng 01/2021. Microsoft đã từ bỏ việc tạo ra hệ điều hành riêng cho smartphone, nhưng hãng vẫn chưa rút ra khỏi thị trường smartphone. Năm 2020, công ty đã trình làng Surface Duo màn hình kép. Thiết bị này chạy Android nhưng Microsoft đã tùy biến giao diện người dùng rất nhiều với những ý tưởng về tính năng đa nhiệm chia đôi màn hình mạnh mẽ. Đó không phải là một chiếc điện thoại gập, nhưng nó lại mang đến một số ưu điểm (và nhược điểm) tương tự. Tiếp theo là Surface Duo 2, được cải thiện một số lỗi từ thế hệ ban đầu, đặc biệt là camera, pin cũng như việc thiếu màn hình bên ngoài, nhưng các thiết bị này vẫn là sản phẩm phục vụ thị trường ngách, thay vì trở thành các đối thủ nặng ký trên thị trường.
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Nhìn lại 1 thập kỷ chinh phục thị trường di động của Microsoft: Vua phần mềm máy tính thua đau ở phần mềm di động
Đáng lẽ ra còn có 1 chiếc Surface Neo lớn hơn với 2 màn hình 9 inch, dự kiến chạy Windows 10X thay vì Android, nhưng lại có cùng ý tưởng giao diện người dùng đa nhiệm. Tuy nhiên, dự án này cũng như Windows 10X đã bị trì hoãn và sau đó lặng lẽ bị hủy bỏ. Dẫu thế, Windows 10X lại là tiền đề cho Windows 11. Windows 11 có thể chạy các ứng dụng Android vốn dành cho các thiết bị ARM trên những chiếc PC x86, có thể chạy những ứng dụng Windows x86 trên phần cứng ARM. Cuối cùng, Microsoft cũng đã có hệ điều hành thống nhất mà họ hằng mơ ước, chứ không phải tạo ra sự khác biệt cho tham vọng smartphone của mình. Giờ đây, Microsoft coi thị trường smartphone như một cơ hội để bán ứng dụng và dịch vụ, chứ không phải là điện thoại. >>> Doanh số smartphone sụt giảm chưa từng có. Nguồn: GSM Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top