Năm 2021, thế giới tiếp tục trải qua cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng chưa từng có. Đại dịch coronavirus đã ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực xã hội, buộc các doanh nghiệp lớn nhỏ, các chính phủ và tổ chức tư nhân phải điều chỉnh, thậm chí khá triệt để trong một số trường hợp, để có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và tư duy lại cách thức đổi mới sáng tạo.
>> Những dự báo công nghệ của Keysight cho năm 2022 (phần 1)
Các nhà lãnh đạo Keysight nhận định về các xu hướng công nghệ và phương thức vận hành doanh nghiệp làm thay đổi diện mạo thị trường đang xuất hiện trong bối cảnh đại dịch, những ảnh hưởng của nó sẽ có tác động lâu dài tới các tổ chức và toàn xã hội.
Thách thức và cơ hội lớn nhất của các Giám đốc CNTT (CIO) là việc phổ biến CNTT thông qua hoạt động toàn dân làm phần mềm (citizen development). Một nhà phát triển công dân sẽ nằm dưới sự quản lý của đơn vị kinh doanh hay phòng ban chức năng thay vì bộ phận CNTT. Tới năm 2027, trong một tổ chức, số lượng nhà phát triển công dân sẽ lớn gấp năm lần số lượng nhà phát triển truyền thống.
Nhu cầu về ứng dụng sẽ rất lớn khi tốc độ chuyển đối số ngày càng tăng, mọi quy trình công việc đều được tự động hoá, đơn giản hóa và liên thông.
Việc triển khai rộng rãi các công nghệ thông minh, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trên các nền tảng no-code (không lập trình) và low-code (lập trình đơn giản), cho phép các nhà phát triển công dân triển khai tự động hóa. Sự dịch chuyển này bổ sung nguồn lực cho các giám đốc công nghệ thông tin CIO, giúp họ nhanh chóng tăng cường các nỗ lực chuyển đổi số của mình. Tuy nhiên, họ sẽ phải liên tục giám sát và đo kiểm trải nghiệm khách hàng xuyên suốt toàn bộ hệ sinh thái ứng dụng và các dịch vụ.
Xu hướng toàn dân làm phần mềm sẽ làm tăng thêm gánh nặng khi các giám đốc công nghệ thông tin cần có khả năng hiển thị giám sát mạng để bảo đảm an toàn cho các nhà phát triển công dân và người dùng. Sự trỗi dậy của các nhà phát triển công dân phụ thuộc vào khả năng tự động hóa đo kiểm thông minh liên tục để bảo đảm đáp ứng kỳ vọng của người dùng và bảo mật các hệ thống.
Trong các hệ thống doanh nghiệp, kiến trúc lắp ghép (composable) ưu tiên sử dụng đám mây sẽ thay thế cho kiến trúc đơn khối trước đây.
Các tổ chức IT sẽ tăng tốc quá trình số hóa thông qua tích hợp bằng API các giải pháp trên nền đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tạo ra mức độ thích ứng, chức năng, trải nghiệm khách hàng, khả năng mở rộng và bền chắc chưa từng có.
Mỗi công ty sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào hiệu năng, độ tin cậy và an ninh bảo mật của mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhà cung cấp giải pháp và các đối tác kinh doanh của công ty đó.
Cần có những giải pháp mới để nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, và quan trọng hơn cả là an ninh bảo mật của khả năng hiển thị giám sát và các giải pháp bản sao song sinh số cho mạng lưới của nhiều công ty khác nhau.
Các thiết bị được kết nối đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề; bài toán hiện nay là cung cấp các dịch vụ thuê bao. Vào năm 2022, công nghệ thông minh sẽ cho phép các tổ chức phân khúc khách hàng tới từng cá nhân và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa ở mức độ siêu cao. Ví dụ:
Tủ lạnh thông minh đề xuất thực đơn hàng tuần theo sở thích của từng người (không ăn tinh bột), sau đó tự động khuyến nghị danh mục thực phẩm cần mua, nơi mua cho tất cả các loại thực phẩm còn thiếu để chế biến món ăn.
Tới năm 2025, các loại hình dịch vụ cá nhân hóa này sẽ tăng trưởng nhanh chóng, hơn 50 phần trăm hộ gia đình (tại Mỹ) sẽ đăng ký ít nhất một dịch vụ.
Các thị trường truyền thống sẽ chuyển đổi sang hình thức thuê bao/tính phí theo mức độ sử dụng
Rolls-Royce cho thuê động cơ theo mức độ sử dụng; tàu hỏa được cho thuê theo km Cùng với sự mở rộng của nền kinh tế theo yêu cầu, các mô hình thuê bao cũng sẽ mở rộng sang thị trường khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các mô hình này bao gồm ô tô, thiết bị nhà bếp và các dịch vụ tự động hóa. Tới năm 2024, cơ sở hạ tầng được kết nối sẽ tự nhắc nhở khi nào cần sửa chữa hay thay thế, khi bảo dưỡng dự phòng sẽ trở thành tiêu chuẩn để tối ưu hóa tính khả dụng của các dịch vụ này.
Di chuyển được cung cấp như dịch vụ nhờ xe tự lái
Tổ hợp công nghệ xe tự lái với các dịch vụ thuê bao sẽ tạo nên một thế giới trong đó chúng ta không cần sở hữu một chiếc ô tô. Tới năm 2025, khách hàng sẽ chuyển sang mô hình thuê dịch vụ, cho phép họ có thể tới bất cứ đâu họ cần khi họ muốn. Một ưu điểm khác của xe tự lái là người dùng có thể tối ưu hóa vị trí của mình để nâng cao tối đa mức độ sử dụng theo dự báo. Kết quả phân tích dữ liệu sống và dữ liệu lịch sử bằng phân tích dự báo sẽ bảo đảm bất cứ ai cần đều có thể có một chiếc xe đúng lúc, với số lượng phương tiện vận chuyển ít nhất.
IoT sẽ chuyển đổi trải nghiệm bán lẻ
Trước khi thập kỷ này kết thúc, quầy tính tiền sẽ biến mất khỏi các cửa hàng bán lẻ. Các công nghệ thông minh và thẻ RFID sẽ theo dõi từng mặt hàng và tự động tính tiền vào thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng của khách hàng, giúp đơn giản hóa trải nghiệm mua hàng trực tiếp.
Tới năm 2024, robot sẽ được triển khai rộng rãi trong cửa hàng cũng như trong nhà kho/trung tâm thực hiện đơn hàng, khiến số lượng công việc nhân công trong ngành bán lẻ tiếp tục suy giảm.
Các siêu thị sẽ là nạn nhân tiếp theo trong ngày tàn của ngành bán lẻ. Khi thẻ RFID trở nên phổ biến khắp trong nhà ngoài phố, các siêu thị sẽ giao hàng trực tiếp từ kho tới cho khách hàng, bỏ qua các cửa hàng bán trực tiếp.
Tới năm 2025, giao hàng bằng phương tiện bay không người lái (drone) sẽ trở thành tiêu chuẩn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trẻ tuổi và giúp rút ngắn thời gian giao hàng.
Chẩn đoán y tế
Tương tự như cách IoT đưa năng lực phân tích tới vùng biên mạng, quá trình này cũng đang diễn ra trong ngành y tế. Các thiết bị ngày càng tinh vi và được ngành y tế công nhận (như Apple Watch), có công nghệ cho phép bệnh nhân tự thực hiện một số chẩn đoán bằng thiết bị của riêng, tại nhà và vào lúc thuận tiện cho họ. Tới năm 2024, xu hướng này sẽ mở rộng sang các thị trường mới, mang nhiều giải pháp chẩn đoán sơ bộ tự động tới cho hầu hết các hộ gia đình.
Khi chuỗi cung ứng sử dụng ngày càng nhiều công nghệ, rủi ro an ninh mạng và các lỗ hổng an ninh bảo mật sẽ trở thành mối quan ngại ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng, khi giới tin tặc đã hướng sự chú ý tới IIoT và các mục tiêu là cơ sở hạ tầng khác, trong đó bao gồm chuỗi cung ứng. Để thiết kế được chuỗi cung ứng bền bỉ, cần kết nối toàn bộ hệ sinh thái và bảo đảm ngăn chặn thành công các cuộc tấn công liên tục của tin tặc.
Tới năm 2025, SecOps sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong vận hành.
Trong bối cảnh mối đe dọa vi phạm an ninh đang lớn lên trong tất cả các thị trường, tới năm 2022, DevSecOps sẽ thay thế cho DevOps khi các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của an ninh bảo mật trong một thế giới số siêu kết nối.
Bộ phận an ninh CNTT và bộ phận vận hành sẽ hợp tác và tích hợp các công cụ, quy trình và công nghệ để đảm bảo an ninh cho tổ chức. Kiểm toán an ninh bảo mật và tự tổ chức các cuộc tấn công vào hệ thống của chính mình là cách duy nhất có thể giảm thiểu rủi ro.
Sẽ có các tiêu chuẩn mới để bảo đảm an ninh cho các hệ thống được kết nối.
Thiết bị kết nối nào cũng có thể trở thành véc-tơ tấn công cho tin tặc. Tính phức tạp của các hệ thống kết nối khiến các tổ chức không thể giám sát được những nơi có vấn đề. Tới cuối năm 2023, sẽ có các tiêu chuẩn quy định giao diện an toàn, duy nhất tới các hệ thống IoT để thu hẹp bề mặt tấn công và cung cấp khả năng hiển thị giám sát tốt hơn các vụ xâm nhập thành công và không thành công.
Cần có các chiến thuật an ninh bảo mật mới trong một thế giới được kết nối hơn, nơi lòng tin và an ninh bảo mật có tầm quan trọng đặc biệt. Xác định khoảng cách trong vùng bao phủ và xử lý các lỗ hổng an ninh bảo mật trước khi những kẻ tấn công có cơ hội khai thác sẽ trở thành ưu thế cạnh tranh của mọi tổ chức.
>> Những dự báo công nghệ của Keysight cho năm 2022 (phần 1)
Các nhà lãnh đạo Keysight nhận định về các xu hướng công nghệ và phương thức vận hành doanh nghiệp làm thay đổi diện mạo thị trường đang xuất hiện trong bối cảnh đại dịch, những ảnh hưởng của nó sẽ có tác động lâu dài tới các tổ chức và toàn xã hội.
CNTT trong doanh nghiệp
Citizen developer (nhà phát triển công dân) sẽ đóng vai trò chủ đạo từ năm 2025Thách thức và cơ hội lớn nhất của các Giám đốc CNTT (CIO) là việc phổ biến CNTT thông qua hoạt động toàn dân làm phần mềm (citizen development). Một nhà phát triển công dân sẽ nằm dưới sự quản lý của đơn vị kinh doanh hay phòng ban chức năng thay vì bộ phận CNTT. Tới năm 2027, trong một tổ chức, số lượng nhà phát triển công dân sẽ lớn gấp năm lần số lượng nhà phát triển truyền thống.
Nhu cầu về ứng dụng sẽ rất lớn khi tốc độ chuyển đối số ngày càng tăng, mọi quy trình công việc đều được tự động hoá, đơn giản hóa và liên thông.
Việc triển khai rộng rãi các công nghệ thông minh, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), máy học (ML) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) trên các nền tảng no-code (không lập trình) và low-code (lập trình đơn giản), cho phép các nhà phát triển công dân triển khai tự động hóa. Sự dịch chuyển này bổ sung nguồn lực cho các giám đốc công nghệ thông tin CIO, giúp họ nhanh chóng tăng cường các nỗ lực chuyển đổi số của mình. Tuy nhiên, họ sẽ phải liên tục giám sát và đo kiểm trải nghiệm khách hàng xuyên suốt toàn bộ hệ sinh thái ứng dụng và các dịch vụ.
Xu hướng toàn dân làm phần mềm sẽ làm tăng thêm gánh nặng khi các giám đốc công nghệ thông tin cần có khả năng hiển thị giám sát mạng để bảo đảm an toàn cho các nhà phát triển công dân và người dùng. Sự trỗi dậy của các nhà phát triển công dân phụ thuộc vào khả năng tự động hóa đo kiểm thông minh liên tục để bảo đảm đáp ứng kỳ vọng của người dùng và bảo mật các hệ thống.
Trong các hệ thống doanh nghiệp, kiến trúc lắp ghép (composable) ưu tiên sử dụng đám mây sẽ thay thế cho kiến trúc đơn khối trước đây.
Các tổ chức IT sẽ tăng tốc quá trình số hóa thông qua tích hợp bằng API các giải pháp trên nền đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, tạo ra mức độ thích ứng, chức năng, trải nghiệm khách hàng, khả năng mở rộng và bền chắc chưa từng có.
Mỗi công ty sẽ phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào hiệu năng, độ tin cậy và an ninh bảo mật của mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhà cung cấp giải pháp và các đối tác kinh doanh của công ty đó.
Cần có những giải pháp mới để nâng cao hiệu năng, độ tin cậy, và quan trọng hơn cả là an ninh bảo mật của khả năng hiển thị giám sát và các giải pháp bản sao song sinh số cho mạng lưới của nhiều công ty khác nhau.
IoT
Thuê bao dịch vụ hay thiết bị?Các thiết bị được kết nối đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề; bài toán hiện nay là cung cấp các dịch vụ thuê bao. Vào năm 2022, công nghệ thông minh sẽ cho phép các tổ chức phân khúc khách hàng tới từng cá nhân và cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa ở mức độ siêu cao. Ví dụ:
Tủ lạnh thông minh đề xuất thực đơn hàng tuần theo sở thích của từng người (không ăn tinh bột), sau đó tự động khuyến nghị danh mục thực phẩm cần mua, nơi mua cho tất cả các loại thực phẩm còn thiếu để chế biến món ăn.
Tới năm 2025, các loại hình dịch vụ cá nhân hóa này sẽ tăng trưởng nhanh chóng, hơn 50 phần trăm hộ gia đình (tại Mỹ) sẽ đăng ký ít nhất một dịch vụ.
Các thị trường truyền thống sẽ chuyển đổi sang hình thức thuê bao/tính phí theo mức độ sử dụng
Rolls-Royce cho thuê động cơ theo mức độ sử dụng; tàu hỏa được cho thuê theo km Cùng với sự mở rộng của nền kinh tế theo yêu cầu, các mô hình thuê bao cũng sẽ mở rộng sang thị trường khách hàng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các mô hình này bao gồm ô tô, thiết bị nhà bếp và các dịch vụ tự động hóa. Tới năm 2024, cơ sở hạ tầng được kết nối sẽ tự nhắc nhở khi nào cần sửa chữa hay thay thế, khi bảo dưỡng dự phòng sẽ trở thành tiêu chuẩn để tối ưu hóa tính khả dụng của các dịch vụ này.
Di chuyển được cung cấp như dịch vụ nhờ xe tự lái
Tổ hợp công nghệ xe tự lái với các dịch vụ thuê bao sẽ tạo nên một thế giới trong đó chúng ta không cần sở hữu một chiếc ô tô. Tới năm 2025, khách hàng sẽ chuyển sang mô hình thuê dịch vụ, cho phép họ có thể tới bất cứ đâu họ cần khi họ muốn. Một ưu điểm khác của xe tự lái là người dùng có thể tối ưu hóa vị trí của mình để nâng cao tối đa mức độ sử dụng theo dự báo. Kết quả phân tích dữ liệu sống và dữ liệu lịch sử bằng phân tích dự báo sẽ bảo đảm bất cứ ai cần đều có thể có một chiếc xe đúng lúc, với số lượng phương tiện vận chuyển ít nhất.
IoT sẽ chuyển đổi trải nghiệm bán lẻ
Trước khi thập kỷ này kết thúc, quầy tính tiền sẽ biến mất khỏi các cửa hàng bán lẻ. Các công nghệ thông minh và thẻ RFID sẽ theo dõi từng mặt hàng và tự động tính tiền vào thẻ tín dụng/tài khoản ngân hàng của khách hàng, giúp đơn giản hóa trải nghiệm mua hàng trực tiếp.
Tới năm 2024, robot sẽ được triển khai rộng rãi trong cửa hàng cũng như trong nhà kho/trung tâm thực hiện đơn hàng, khiến số lượng công việc nhân công trong ngành bán lẻ tiếp tục suy giảm.
Các siêu thị sẽ là nạn nhân tiếp theo trong ngày tàn của ngành bán lẻ. Khi thẻ RFID trở nên phổ biến khắp trong nhà ngoài phố, các siêu thị sẽ giao hàng trực tiếp từ kho tới cho khách hàng, bỏ qua các cửa hàng bán trực tiếp.
Tới năm 2025, giao hàng bằng phương tiện bay không người lái (drone) sẽ trở thành tiêu chuẩn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trẻ tuổi và giúp rút ngắn thời gian giao hàng.
Chẩn đoán y tế
Tương tự như cách IoT đưa năng lực phân tích tới vùng biên mạng, quá trình này cũng đang diễn ra trong ngành y tế. Các thiết bị ngày càng tinh vi và được ngành y tế công nhận (như Apple Watch), có công nghệ cho phép bệnh nhân tự thực hiện một số chẩn đoán bằng thiết bị của riêng, tại nhà và vào lúc thuận tiện cho họ. Tới năm 2024, xu hướng này sẽ mở rộng sang các thị trường mới, mang nhiều giải pháp chẩn đoán sơ bộ tự động tới cho hầu hết các hộ gia đình.
An ninh bảo mật
Rủi ro mạng của chuỗi cung ứng sẽ tăng đột biếnKhi chuỗi cung ứng sử dụng ngày càng nhiều công nghệ, rủi ro an ninh mạng và các lỗ hổng an ninh bảo mật sẽ trở thành mối quan ngại ngày càng lớn đối với chuỗi cung ứng, khi giới tin tặc đã hướng sự chú ý tới IIoT và các mục tiêu là cơ sở hạ tầng khác, trong đó bao gồm chuỗi cung ứng. Để thiết kế được chuỗi cung ứng bền bỉ, cần kết nối toàn bộ hệ sinh thái và bảo đảm ngăn chặn thành công các cuộc tấn công liên tục của tin tặc.
Tới năm 2025, SecOps sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu trong vận hành.
Trong bối cảnh mối đe dọa vi phạm an ninh đang lớn lên trong tất cả các thị trường, tới năm 2022, DevSecOps sẽ thay thế cho DevOps khi các doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của an ninh bảo mật trong một thế giới số siêu kết nối.
Bộ phận an ninh CNTT và bộ phận vận hành sẽ hợp tác và tích hợp các công cụ, quy trình và công nghệ để đảm bảo an ninh cho tổ chức. Kiểm toán an ninh bảo mật và tự tổ chức các cuộc tấn công vào hệ thống của chính mình là cách duy nhất có thể giảm thiểu rủi ro.
Sẽ có các tiêu chuẩn mới để bảo đảm an ninh cho các hệ thống được kết nối.
Thiết bị kết nối nào cũng có thể trở thành véc-tơ tấn công cho tin tặc. Tính phức tạp của các hệ thống kết nối khiến các tổ chức không thể giám sát được những nơi có vấn đề. Tới cuối năm 2023, sẽ có các tiêu chuẩn quy định giao diện an toàn, duy nhất tới các hệ thống IoT để thu hẹp bề mặt tấn công và cung cấp khả năng hiển thị giám sát tốt hơn các vụ xâm nhập thành công và không thành công.
Cần có các chiến thuật an ninh bảo mật mới trong một thế giới được kết nối hơn, nơi lòng tin và an ninh bảo mật có tầm quan trọng đặc biệt. Xác định khoảng cách trong vùng bao phủ và xử lý các lỗ hổng an ninh bảo mật trước khi những kẻ tấn công có cơ hội khai thác sẽ trở thành ưu thế cạnh tranh của mọi tổ chức.