Những “Vòng tròn cổ tích” bí ẩn của sa mạc Namibia khiến giới khoa học đau đầu trong nhiều năm, nay đã có lời giải!

Khu vực sa mạc Namibia là một vùng đất hẻo lánh, nơi có những ngọn cỏ được cho là "có tổ chức" sinh sống nhờ vào lượng mưa hiếm hoi trong suốt cả năm. Sự phát triển của rất nhiều cỏ trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, thực sự rất ấn tượng, nhưng cũng là điều bí ẩn.

Những giả thuyết đầu tiên

Đặc biệt, đồng cỏ còn được điểm xuyết bởi hàng triệu vòng tròn kỳ lạ, cùng nhau tạo thành một mô hình chấm bi của những "vòng tròn cổ tích" trên khắp cảnh quan của sa mạc. Khu vực hình tròn trên đồng cỏ này nằm cách bờ biển Namibia từ 80 đến 140 km, có thể nhìn thấy từ khoảng cách khá xa. Các nhà khoa học nói rằng đó là "mức độ sắp xếp không gian phi thường."
Mỗi vòng tròn có chiều ngang từ từ 2 đến 10 mét, cách biệt với phần còn lại một khoảng cách lên đến 10 mét. Hiện trong giới khoa học chia làm 2 phe với các giả thuyết tiến bộ, trong việc làm sáng tỏ các vòng tròn thần tiên của Namibia.

Những “Vòng tròn cổ tích” bí ẩn của sa mạc Namibia khiến giới khoa học đau đầu trong nhiều năm, nay đã có lời giải!
Giả thuyết đầu tiên cho rằng các vòng tròn là do mối ăn rễ, trong khi giả thuyết khác cho rằng cỏ tự tổ chức để tối đa hóa nguồn nước sẵn có.
Mỗi lý thuyết đều có những căn cứ đáng tin cậy, thậm chí một số nghiên cứu còn nói rằng sự hình thành hàng loạt các vòng tròn này là sự kết hợp của các mối và "tổ chức tự thân" của những đám cỏ.
Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất đã cho thấy sự thuyết phục của giả thuyết "tự tổ chức", trong đó cỏ tạo thành những vòng tròn thần tiên để tận dụng tối đa lượng mưa ít ỏi , nhưng không nhất thiết loại trừ mối. Đó quả là một "khả năng" kỳ lạ.
Năm 2020, một nghiên cứu từ Mô hình Hệ sinh thái tại Đại học Goettingen ở Đức do Stephan Getzi dẫn đầu, đã hỗ trợ thêm cho kịch bản khan hiếm nước. Ở đây, Getzin và một nhóm các nhà nghiên cứu đã quay trở lại Namibia với hy vọng tìm được bằng chứng thuyết phục hơn nữa, điều tra các vòng tròn thần tiên ở 10 khu vực trên sa mạc Namib.

Cỏ biết "tự tổ chức" không gian sống để tận dụng lượng mưa

Lượng mưa rất hiếm và không thường xuyên ở khu vực này. Các chuyên gia lưu ý rằng cỏ thỉnh thoảng xuất hiện trong vòng tròn ngay sau khi trời mưa, tuy nhiên, chúng thường chết ngay sau đó. Getzin và các đồng nghiệp của ông đã theo dõi các trận mưa lẻ tẻ ở 10 khu vực, kiểm tra cỏ, rễ và chồi của chúng, và bất kỳ tổn thương rễ tiềm ẩn nào do mối gây ra.
Họ đã tìm hiểu các trường hợp xung quanh cỏ chết sau khi mưa và thiết lập cảm biến độ ẩm của đất trong và xung quanh vòng tròn để ghi lại dữ liệu trong khoảng nửa giờ, bắt đầu từ mùa khô năm 2020 và tiếp tục cho đến cuối mùa mưa năm 2022.
Kết quả, 10 ngày sau khi mưa, bên trong vòng tròn có rất ít sự phát triển mới cỏ mới mọc lên bên trong mỗi vòng tròn đã chết; 20 ngày sau, bất kỳ ngọn cỏ nào bên trong các vòng tròn đều chết, trong khi cỏ xung quanh vẫn "xanh và mềm".

Những “Vòng tròn cổ tích” bí ẩn của sa mạc Namibia khiến giới khoa học đau đầu trong nhiều năm, nay đã có lời giải!
Các nhà nghiên cứu cũng điều tra về rễ của những cây cỏ này cho thấy chúng đang "đầu tư" nhiều vào sự phát triển của rễ để tìm kiếm nước, họ cũng không tìm thấy bằng chứng về việc mối ăn rễ cây.
Rõ ràng, hoạt động của mối không liên quan đến sự vắng mặt của cỏ bên trong các vòng tròn, mối cũng không phải "chịu trách nhiệm" gì cho hậu quả này, vì cỏ chết ngay sau khi mưa mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của sinh vật ăn rễ.
Ngoài ra, các cảm biến đất được đặt ở đó cũng cho thấy sự suy giảm chậm độ ẩm của đất cả bên trong và bên ngoài vòng tròn sau một trận mưa ban đầu, khi cỏ chưa tốt lên; và khi cỏ đã cứng cáp, độ ẩm càng suy giảm nhanh chóng.

Cỏ biến thành các "kỹ sư hệ sinh thái"

Vì cái nóng mạnh mẽ của sa mạc, cỏ sẽ dễ dàng thoát hơi nước và bị mất nước vĩnh viễn. Các nhà nghiên cứu hoàn toàn đồng ý rằng nước trong đất khuếch tán nhanh chóng và theo chiều ngang trong những bãi cát này ngay cả trong khoảng cách lớn hơn 7 mét. Đó là một ví dụ đáng kinh ngạc về cái gọi là "phản hồi sinh thái học", trong đó các vòng tròn cằn cỗi về cơ bản trở thành hồ chứa giúp duy trì cỏ ở rìa.
Kết quả nghiên cứu này cũng có thể áp dụng đối với những khu vực khác, đó là kiểu tự tổ chức giúp thực vật chống lại sự khô cằn ngày càng tăng. Sự hình thành cảnh quan với các "vòng tròn" thần tiên cách đều nhau cho thấy cỏ đang hoạt động như những "kỹ sư hệ sinh thái" và hưởng lợi trực tiếp từ nguồn nước được cung cấp bởi các khoảng trống của thảm thực vật.
>>>Hệ sinh thái "mới toanh" sâu 500 mét dưới đáy đại dương gây kinh ngạc cho các nhà khoa học
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top