VNR Content
Pearl
(Phần 1) (Phần 2)
Ý tưởng đằng sau hệ điều hành Symbian khá đơn giản: tạo ra một microkernel và các thư viện liên quan, cùng một giao diện người dùng riêng rẽ có thể dễ dàng tinh chỉnh cho phù hợp với tầm nhìn của nhà sản xuất về tiềm năng của smartphone và các chức năng của nó. Các công ty phải trả cùng một khoản phí bản quyền như nhau để được sử dụng Symbian OS, đảm bảo không thực thể đơn lẻ nào có toàn quyền kiểm soát OS này, và họ sẽ được pháp phát triển các giao diện độc quyền bên trên nó. Các nhà phát triển có thể dễ dàng tiếp cận tiềm năng của nền tảng Symbian mà không phải tiêu tốn quá nhiều tài nguyên để hỗ trợ cho các mẫu điện thoại khác nhau đến từ các nhà sản xuất khác nhau - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Và thế là chiếc điện thoại Symbian đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Vào năm 2001, Nokia tung ra Communicator thế hệ 3 (còn gọi là Communicator 9210), chạy Symbian v6, xây dựng trên nền tảng EPOC v5. Đó là một nền tảng OS “đoản mệnh” có biệt hiệu là “Crystal” mà Nokia sau đó đã cải tiến và đặt lại tên thành Symbian Series 80. Phần cứng Communicator 9210 hiển nhiên mạnh mẽ hơn Communicator 9000, với màn hình màu bên trong độ phân giải 640 x 200. Khi gập lại, nó trông như một chiếc điện thoại cục gạch thông thường với màn hình đơn sắc bé tí (80 x 48 px) và ăng-ten nhú ra.
Ở thời điểm đó, Communicator 9210 thực sự rất “khủng”, với CPU Arm9 32-bit xung nhịp 52 MHz, bộ nhớ 16 MB, và giao diện IrDa. Nó cũng là chiếc điện thoại đầu tiên của Nokia có bộ nhớ MMC có thể mở rộng, công nghệ nền tảng cho thẻ nhớ SD ngày nay. Từ 9210, Nokia thực hiện một số cải tiến, bắt đầu với 9210i vào năm 2002 với bộ nhớ trong 40 MB, hỗ trợ stream video, và một tấm nền LCD có đèn LED tốt hơn. Năm 2005, Nokia giới thiệu Nokia 9500 với giao diện Symbian Series 80 “xịn” hơn, kết nối Wi-Fi, và camera - tất cả nằm trong khung máy nhỏ và nhẹ hơn, chỉ dày 24 mm và nặng 222 g. Mẫu máy này tiếp nối bởi Nokia 9300, với những tính năng tương tự nhưng thân máy tiếp tục được thu nhỏ, chỉ nặng đúng 167 g.
Nokia 5110, Nokia 3210 và Nokia 7110
Trong khi đó, đối với thị trường đại chúng, từ năm 1998 đến 2000, Nokia đã tung ra một số thiết kế điện thoại mà sau này đã trở thành biểu tượng không thể nào phai mờ. Nokia 5110 là chiếc điện thoại đầu tiên có mặt trước thay thế được, và cũng nằm trong số những chiếc điện thoại đầu tiên được tích hợp trò rắn săn mồi (Snake).
Nokia 5110 sau đó được thay thế bằng Nokia 3210, nhỏ gọn hơn, thời lượng pin tốt hơn, với vỏ nhiều màu sáng sủa và có thể dễ dàng được tuỳ biến thông qua vô số ốp và nhạc chuông kinh điển - chưa kể chiếc điện thoại này còn thuộc dạng “nồi đồng cối đá”, rơi không vỡ, mất không tiếc, và đã lấy đi không biết bao nhiêu thời gian vàng bạc của người dùng vào trò Snake. Nokia 3210 có giá tốt, được thiết kế bởi một nhóm do Frank Nuovo đứng đầu. Dù ra mắt không rầm rộ, nhưng nó vẫn bán được đến hơn 160 triệu máy trên toàn cầu.
Tiếp nối Nokia 3210, Nokia 3310 bán được 126 triệu máy nhờ công thức đơn giản và bền bỉ, cùng thiết kế thân thiện nhằm lôi cuốn thêm nhiều người tiêu dùng đại chúng. Và dù Nokia 3210 và 3310 không nhận được nhiều sự chú ý từ giới truyền thông ở thời điểm ra mắt, chúng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng di động và cho chúng ta thấy tại sao Nokia lại thành công đến vậy vào đầu những năm 2000.
Vài năm trước đó, cụ thể là năm 1996, Nokia 8110 khiến mọi người tò mò vì sử dụng thiết kế dạng trượt, và bởi thân máy cong, nó được đặt biệt danh là “điện thoại quả chuối”. Chiếc điện thoại này khá nhẹ và chủ yếu nhắm đến giới doanh nhân, do đó không phổ biến lắm cho đến khi một phiên bản có chỉnh sửa đôi chút của nó xuất hiện trong bom tấn Ma Trận. Chiếc điện thoại trong phim có một nắp đậy bật mở bằng lò xo, vốn không phải là một phần trong thiết kế ngoài đời thực, nhưng rồi hãng đã đưa nó lên Nokia 7110 ra mắt năm 1999.
Một chiếc điện thoại đáng chú ý khác ra mắt cùng năm là Nokia 8210 siêu gọn nhẹ - sự nhỏ bé của chiếc điện thoại này chính là một tính năng khiến nó đáng mua nhất. Cũng được hiện diện trong nhiều bộ phim, 8210 có thể lưu trữ được đến 250 tên trong danh bạc và tích hợp cổng hồng ngoại để giao tiếp với PC tương thích hoặc máy in. Nokia 8210 là chiếc điện thoại tính năng phổ biến trong suốt nhiều năm trời, được săn đón bởi những người dùng đam mê điện thoại cỡ nhỏ với thời lượng pin trâu bò và không được trang bị kết nối không dây hiện đại, vốn có thể khiến nó dễ dàng bị theo dõi.
Frank Nuovo gia nhập Nokia vào năm 1993 và bắt đầu giữ vai trò trưởng bộ phận thiết kế toàn cầu của công ty vào năm 1995. Trong những năm tiếp đó, ông đã thành lập một trung tâm thiết kế riêng tại Los Angeles, California, và thêm hai trung tâm khác ở Anh, và Phần Lan. Những trung tâm này về sau đã bị thay thế bởi các nhóm thiết kế làm việc từ xa tại Nhật Bản, Trung Quốc, Đức, và Đan Mạch. Nhờ đó, Nuovo có thể điều hướng các nhóm dưới trướng thử nghiệm nhiều concept thiết kế táo bạo nhằm thay đổi hình dáng của các điện thoại Nokia, một hướng đi mà công ty gọi là “Vision ‘99”. Ông còn áp dụng chiến lược chú trọng đến nhiều nhu cầu đa dạng của Nokia, và cho ra những chiếc điện thoại tuyệt vời với những tính năng thu hút được người dùng tại nhiều phân khúc thị trường như “giới trẻ”, “thể thao”, “cao cấp”, “sang trọng”, và “doanh nhân” - tất cả đều chưa bao giờ được thực hiện bởi bất kỳ nhà sản xuất điện thoại nào trước đây.
Nói cách khác, Nuovo đã nhìn ra cơ hội tận dụng thời gian chờ giữa các vòng đời chipset di động để mang đến những thay đổi sáng tạo cho điện thoại Nokia. Nhóm thiết kế của công ty đã thực hiện một thay đổi quan trọng trên Nokia 3210: nhét ăng-ten vào bên trong, đặt cạnh viên pin vốn đã được thay đổi đôi chút để tạo thêm không gian trống cho linh kiện khác.
Ban đầu, sự thay đổi này là nguồn cơn của một cuộc xung đột giữa các nhà thiết kế và các kỹ sư tại Nokia, và nó cũng khiến Nokia 3210 có bề ngang rộng hơn, và khối lượng nặng hơn, trong thời điểm mà cả ngành công nghiệp đang tìm cách đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, kết quả thu được cho thấy lựa chọn thiết kế này là hợp lý - khung máy rộng hơn đồng nghĩa chiếc điện thoại có thể có màn hình rộng hơn, thân máy ngắn hơn đồng nghĩa nó dễ bỏ túi hơn, và bàn phím cùng nắp lưng tháo rời cũng tạo cơ hội cho một thị trường mới chuyên về phụ kiện cho điện thoại Nokia bùng nổ.
Nokia 3210 còn đưa ra ý tưởng rằng điện thoại cũng có thể kiêm vai trò một thiết bị giải trí để giết thời gian, một phần lớn nhờ trò chơi đơn giản mà gây nghiện: Snake. Nếu bạn không thích nhạc chuông đi kèm, bạn có thể soạn nhạc chuông mới. Tính năng này, cùng với một bộ sưu tập nắp tuỳ biến vô tận khiến Nokia 3210 nổi bật trên thị trường và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng.
Nó còn giúp Nokia trở thành một thế lực hàng đầu về cải tiến công nghệ xoay quanh chuẩn GSM. Tại châu Âu, phần lớn mọi người sử dụng các gói cước dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, và do đó hình thành thói quen tiết kiệm tiền bằng cách nhắn tin thay vì gọi điện mỗi khi có thể. Nokia đã thiết kế 3210 và 3310 với ý niệm đó trong đầu, và hai thiết bị này có các phím số lớn hơn, kết hợp với công nghệ dự đoán văn bản T9, để giúp việc nhắn tin nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đó là chưa nói đến tính năng “tin nhắn hình ảnh” được cài đặt sẵn mà ngày nay đã tiến hoá thành emoji!
Hai chiếc điện thoại nói trên đã giúp Nokia chiếm lấy vương miện nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới xét về số lượng sản phẩm từ tay Motorola, và công ty nắm giữ vị trí đó cho đến khi Samsung lên thế chỗ vào năm 2012. Năm 2017, HMD Global - được xem là những gì còn lại của bộ phận kinh doanh di động của Nokia trước đây - đã tri ân Nokia 3310 bằng cách tung ra phiên bản “reboot” với thiết kế hầu như không thay đổi nhưng cấu hình hiện đại hơn. Chiếc Nokia 3310 đời 2017 này có màn hình màu độ phân giải 240 x 320 px, bộ nhớ trong 16 MB có thể mở rộng thông qua khe microSD, camera 2 MP, và một giao diện người dùng đơn giản (thành phần phức tạp nhất có lẽ là trình duyệt Opera mini) - tất cả sẽ thuộc về bạn với giá chỉ 60 USD. Nó đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ công chúng, nhưng đáng tiếc là đi kèm cảm giác hoài cổ nó mang lại, người tiêu dùng cũng cảm thấy thất vọng và chua chát cho số phận của mang di động của Nokia hiện nay.
Từ không tên tuổi đến gã khổng lồ di động
Nokia Mobile Phones biết rằng họ đã có tất cả những “nguyên liệu” cần thiết để vạch ra con đường thống trị ngành công nghiệp điện thoại, và nhanh chóng hiện thực hoá tầm nhìn của mình về tương lai của smartphone bởi các lãnh đạo của NMP lúc bấy giờ đều tin rằng thiết bị này sẽ là tiêu điểm lớn tiếp theo trên lĩnh vực công nghệ. Quãng thời gian từ năm 2000 đến 2010 đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều điện thoại Nokia đủ hình dáng lẫn tính năng, đáp ứng gần như mọi nhu cầu và sở thích, đôi lúc còn có phần quái dị nữa.
Đồng thời, NMP còn tìm cách liên minh với các tổ chức khác để tích hợp những dịch vụ hữu ích vào các thiết bị mới. Công ty đã gia nhập Diễn đàn Giao thức Truy cập Không dây (WAP), cũng như theo đuổi mối quan hệ đối tác với các công ty viễn thông, ngân hàng, và các công ty internet như AOL và Amazon. Tuy nhiên, các lãnh đạo NMP nhanh chóng nhận thấy những nỗ lực đó không phải là một chiến lược tốt khi mà nhiều trong số những liên minh đó là các nền tảng mở nơi các đối thủ cũng có thể hưởng lợi.
Sức mạnh của Nokia nằm ở khả năng nhanh chóng thay đổi thiết kế điện thoại và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dù về sau, nó lại trở thành điểm yếu, nhưng vào đầu những năm 2000, Nokia đã xây dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường điện thoại bằng cách tạo ra những chiếc điện thoại “cool ngầu” và dễ sử dụng.
Công ty còn thiết lập một “Bộ phận Hội tụ Số” dẫn dắt bởi Anssi Vanjoki, người vô cùng hào hứng với những cơ hội mà màn hình màu, chipset di động hiện đại, và nền tảng Symbian có thể mang lại.
Đầu những năm 2000, Vanjoki đã dẫn đầu một dự án tên mã “Calypso”, trong đó không dưới 500 kỹ sư Nokia tập trung hoàn thành một nhiệm vụ: tích hợp camera kỹ thuật số vào điện thoại - một điều bị dè bỉu bởi các lãnh đạo thuộc mảng điện thoại cốt lõi của Nokia, những người nói rằng điều đó thật phí phạm nguồn tài nguyên. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra mình đã sai khi Nokia 7650 xuất hiện, một chiếc điện thoại sở hữu camera độ phân giải VGA ở thời điểm mà các đối thủ chỉ cung cấp nó dưới dạng một món phụ kiện gắn ngoài cồng kềnh.
Nokia 7650 là sản phẩm quan trọng nhất mà hãng ra mắt năm 2001, và là thiết bị đầu tiên sử dụng nền tảng Symbian S60 với hệ thống menu dạng biểu tượng đặc trưng. Màn hình máy có kích thước 2.1-inch tính theo đường chéo, và có độ phân giải 176 x 208 pixel - không đủ để hiển thị những bức ảnh độ phân giải 640 x 480 mà camera của nó chụp được. Tuy nhiên, nhược điểm đáng quan ngại hơn chính là bộ nhớ trong hạn chế, chỉ 4 MB, không thể mở rộng dưới bất kỳ hình thức nào.
Về cấu hình, Nokia 7650 được trang bị CPU Arm9 xung nhịp 104 MHz khá mạnh, chạy được cả các ứng dụng EPOC lẫn Java, khiến nó rất được ưa chuộng mặc cho giá bán lên đến 970 USD đã tính lạm phát. Máy còn có kết nối Bluetooth và bàn phím số dạng trượt cho phép nó đủ nhỏ gọn để nhét vào túi quần. Nó cũng có thể gửi và nhận tin nhắn đa phương tiện (MMS), đồng nghĩa bạn có thể gửi ảnh cho người khác dễ dàng như gửi SMS.
Nokia đã tận dụng bộ phim “Minority Report” của Tom Cruise để quảng bá cho chiếc điện thoại mới đầy thú vị này, giúp nó tiếp cận được với nhiều người dùng hơn và góp phần làm tăng doanh số thiết bị. Nhưng quan trọng hơn là, 7650 đã thiết lập nên một chuẩn mực về thiết kế đối với điện thoại chụp ảnh, và mở đường cho nhiều thiết kế táo bạo khác, đưa công ty đạt đến những cột mốc mới về tài chính.
Trên thực tế, Nokia 7650 không phải là chiếc điện thoại chụp ảnh thực sự đầu tiên - danh hiệu đó thuộc về Sharp J-SH04 ra mắt năm 2000. Tuy nhiên, độ phân giải quá thấp và chỉ được bán tại Nhật Bản đã khiến sản phẩm của Sharp chịu lép về trước Nokia 7650 vốn nhanh chóng trở thành chiếc điện thoại phổ biến số một châu Âu vài tháng sau khi ra mắt mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt từ các thiết bị Palm OS và Windows CE.
Thành công của Nokia 7650 đã mở đường cho Nokia 3650 vào năm 2002. Chiếc điện thoại mới có cấu hình gần như giống hệt nhưng sở hữu khe cắm mở rộng bộ nhớ và đánh đổi thiết kế bàn phím trượt với bàn phím dạng tròn khá lạ.
Công ty xem 3650 là đối thủ trực tiếp của Sony Ericsson P800, vốn có thiết kế truyền thống hơn và giá khoảng 400 USD (605 USD đã tính lạm phát). Bàn phím dạng tròn của Nokia chủ yếu để thu hút ánh nhìn chứ không hiệu quả trong việc nhập số hay gõ tin nhắn SMS, và những thứ nhỏ nhặt như menu để chuyển giữa các ứng dụng đang mở, cũng như một ứng dụng lịch đầy đủ tính năng, đã mang lại cho người dùng một trải nghiệm tổng thể khá tốt.
Cũng năm đó, chúng ta có Nokia 6800 với bàn phím QWERTY gập mở giúp soạn tin nhắn SMS dễ dàng hơn. Nó còn có một trình quản lý email tích hợp nhằm thu hút giới doanh nhân.
Nokia sử dụng lại thiết kế này cho đến năm 2005, nhưng mẫu điện thoại phổ biến nhất trong dòng 6800 là 6820, vốn gọn gàng hơn trong khi vẫn sở hữu những tính năng như người tiền nhiệm.
Năm 2003, Nokia tung ra N-Gage, một đứa con lai giữa máy chơi game console cầm tay và điện thoại, được thiết kế để thu hút nhóm khách hàng game thủ. Ở thời điểm đó, đại đa số mọi người không xem điện thoại là một thiết bị giải trí, và Nintendo thì đang “đánh cắp trái tim” của hàng triệu đứa trẻ bằng máy chơi game cầm tay Game Boy Advance. Dù các công ty khác cố gặm một phần miếng bánh của Nintendo bằng cách phát triển những thiết bị tương tự với phần cứng mạnh mẽ hơn, hướng đi của Nokia là tạo ra một thiết bị đa chức năng nhằm loại bỏ nhu cầu phải mang nhiều thiết bị khác nhau khi ra ngoài.
Đó cũng là lúc việc tải về các ứng dụng Java 2 Micro Edition (J2ME) bắt đầu phổ biến, và N-Gage đã đi trước thời đại theo nhiều cách khác nhau. Nó là một chiếc điện thoại Symbian đầy đủ tính năng với màn hình nhỏ hơn Game Boy một chút, nhưng lại có cấu hình mạnh mẽ hơn. Nó có các tựa game trực tuyến đa người chơi, và Nokia quả thực đã xem thiết bị của mình như một đối thủ với Game Boy Advance, dù bản thân nó có một vài thiếu sót rất quan trọng về mặt thiết kế. Đầu tiên, bố cục nút bấm của N-Gage khá lạ lẫm với các game thủ, muốn thay thẻ game bạn phải tháo pin, và khi muốn sử dụng như điện thoại, bạn phải cầm nó theo một tư thế nhất định. Những vấn đề này đã được khắc phục trên N-Gage QD ra mắt năm 2004, nhưng lúc đó, sự mới mẻ đã phai nhạt dần.
Dòng N-Gage đã thất bại đáng tiếc mặc cho được bán tại 30.000 cửa hàng trên toàn cầu, và Nintendo thì bán được số máy Game Boy Advance gấp…100 lần mẫu điện thoại chơi game của Nokia trong tuần đầu tiên ra mắt.
Có lẽ sức hút của N-Gage đã phần nào giảm sút bởi mức giá tương đối cao - trong khi Nintendo Game Boy Advance có giá 200 USD (295 USD đã tính lạm phát), thì N-Gage lên đến 300 USD (443 USD đã tính lạm phát). Ngoài ra, những tựa game ban đầu độc quyền cho N-Gage đã nhanh chóng được mang sang các điện thoại khác sau khi ra mắt, càng làm giảm sức hút của nó đối với người tiêu dùng.
Ngay cả khi các nhà bán lẻ bắt đầu ngừng bán N-Gage, Nokia vẫn tiếp tục quảng bá nó cho đến năm 2006 và tung ra tựa game cuối cùng vào năm 2007. Đến lúc này, ước tính Nokia đã bán được khoảng 3 triệu chiếc N-Gage, chỉ bằng 1/3 so với kỳ vọng của công ty, và ít hơn Nintendo Game Boy Advance đến 27 lần. Một bài học đau đớn cho Nokia!
(Còn tiếp)
Ý tưởng đằng sau hệ điều hành Symbian khá đơn giản: tạo ra một microkernel và các thư viện liên quan, cùng một giao diện người dùng riêng rẽ có thể dễ dàng tinh chỉnh cho phù hợp với tầm nhìn của nhà sản xuất về tiềm năng của smartphone và các chức năng của nó. Các công ty phải trả cùng một khoản phí bản quyền như nhau để được sử dụng Symbian OS, đảm bảo không thực thể đơn lẻ nào có toàn quyền kiểm soát OS này, và họ sẽ được pháp phát triển các giao diện độc quyền bên trên nó. Các nhà phát triển có thể dễ dàng tiếp cận tiềm năng của nền tảng Symbian mà không phải tiêu tốn quá nhiều tài nguyên để hỗ trợ cho các mẫu điện thoại khác nhau đến từ các nhà sản xuất khác nhau - ít nhất là về mặt lý thuyết.
Và thế là chiếc điện thoại Symbian đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Vào năm 2001, Nokia tung ra Communicator thế hệ 3 (còn gọi là Communicator 9210), chạy Symbian v6, xây dựng trên nền tảng EPOC v5. Đó là một nền tảng OS “đoản mệnh” có biệt hiệu là “Crystal” mà Nokia sau đó đã cải tiến và đặt lại tên thành Symbian Series 80. Phần cứng Communicator 9210 hiển nhiên mạnh mẽ hơn Communicator 9000, với màn hình màu bên trong độ phân giải 640 x 200. Khi gập lại, nó trông như một chiếc điện thoại cục gạch thông thường với màn hình đơn sắc bé tí (80 x 48 px) và ăng-ten nhú ra.
Ở thời điểm đó, Communicator 9210 thực sự rất “khủng”, với CPU Arm9 32-bit xung nhịp 52 MHz, bộ nhớ 16 MB, và giao diện IrDa. Nó cũng là chiếc điện thoại đầu tiên của Nokia có bộ nhớ MMC có thể mở rộng, công nghệ nền tảng cho thẻ nhớ SD ngày nay. Từ 9210, Nokia thực hiện một số cải tiến, bắt đầu với 9210i vào năm 2002 với bộ nhớ trong 40 MB, hỗ trợ stream video, và một tấm nền LCD có đèn LED tốt hơn. Năm 2005, Nokia giới thiệu Nokia 9500 với giao diện Symbian Series 80 “xịn” hơn, kết nối Wi-Fi, và camera - tất cả nằm trong khung máy nhỏ và nhẹ hơn, chỉ dày 24 mm và nặng 222 g. Mẫu máy này tiếp nối bởi Nokia 9300, với những tính năng tương tự nhưng thân máy tiếp tục được thu nhỏ, chỉ nặng đúng 167 g.
Trong khi đó, đối với thị trường đại chúng, từ năm 1998 đến 2000, Nokia đã tung ra một số thiết kế điện thoại mà sau này đã trở thành biểu tượng không thể nào phai mờ. Nokia 5110 là chiếc điện thoại đầu tiên có mặt trước thay thế được, và cũng nằm trong số những chiếc điện thoại đầu tiên được tích hợp trò rắn săn mồi (Snake).
Nokia 5110 sau đó được thay thế bằng Nokia 3210, nhỏ gọn hơn, thời lượng pin tốt hơn, với vỏ nhiều màu sáng sủa và có thể dễ dàng được tuỳ biến thông qua vô số ốp và nhạc chuông kinh điển - chưa kể chiếc điện thoại này còn thuộc dạng “nồi đồng cối đá”, rơi không vỡ, mất không tiếc, và đã lấy đi không biết bao nhiêu thời gian vàng bạc của người dùng vào trò Snake. Nokia 3210 có giá tốt, được thiết kế bởi một nhóm do Frank Nuovo đứng đầu. Dù ra mắt không rầm rộ, nhưng nó vẫn bán được đến hơn 160 triệu máy trên toàn cầu.
Vài năm trước đó, cụ thể là năm 1996, Nokia 8110 khiến mọi người tò mò vì sử dụng thiết kế dạng trượt, và bởi thân máy cong, nó được đặt biệt danh là “điện thoại quả chuối”. Chiếc điện thoại này khá nhẹ và chủ yếu nhắm đến giới doanh nhân, do đó không phổ biến lắm cho đến khi một phiên bản có chỉnh sửa đôi chút của nó xuất hiện trong bom tấn Ma Trận. Chiếc điện thoại trong phim có một nắp đậy bật mở bằng lò xo, vốn không phải là một phần trong thiết kế ngoài đời thực, nhưng rồi hãng đã đưa nó lên Nokia 7110 ra mắt năm 1999.
Một chiếc điện thoại đáng chú ý khác ra mắt cùng năm là Nokia 8210 siêu gọn nhẹ - sự nhỏ bé của chiếc điện thoại này chính là một tính năng khiến nó đáng mua nhất. Cũng được hiện diện trong nhiều bộ phim, 8210 có thể lưu trữ được đến 250 tên trong danh bạc và tích hợp cổng hồng ngoại để giao tiếp với PC tương thích hoặc máy in. Nokia 8210 là chiếc điện thoại tính năng phổ biến trong suốt nhiều năm trời, được săn đón bởi những người dùng đam mê điện thoại cỡ nhỏ với thời lượng pin trâu bò và không được trang bị kết nối không dây hiện đại, vốn có thể khiến nó dễ dàng bị theo dõi.
Nói cách khác, Nuovo đã nhìn ra cơ hội tận dụng thời gian chờ giữa các vòng đời chipset di động để mang đến những thay đổi sáng tạo cho điện thoại Nokia. Nhóm thiết kế của công ty đã thực hiện một thay đổi quan trọng trên Nokia 3210: nhét ăng-ten vào bên trong, đặt cạnh viên pin vốn đã được thay đổi đôi chút để tạo thêm không gian trống cho linh kiện khác.
Ban đầu, sự thay đổi này là nguồn cơn của một cuộc xung đột giữa các nhà thiết kế và các kỹ sư tại Nokia, và nó cũng khiến Nokia 3210 có bề ngang rộng hơn, và khối lượng nặng hơn, trong thời điểm mà cả ngành công nghiệp đang tìm cách đi theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, kết quả thu được cho thấy lựa chọn thiết kế này là hợp lý - khung máy rộng hơn đồng nghĩa chiếc điện thoại có thể có màn hình rộng hơn, thân máy ngắn hơn đồng nghĩa nó dễ bỏ túi hơn, và bàn phím cùng nắp lưng tháo rời cũng tạo cơ hội cho một thị trường mới chuyên về phụ kiện cho điện thoại Nokia bùng nổ.
Nokia 3210 còn đưa ra ý tưởng rằng điện thoại cũng có thể kiêm vai trò một thiết bị giải trí để giết thời gian, một phần lớn nhờ trò chơi đơn giản mà gây nghiện: Snake. Nếu bạn không thích nhạc chuông đi kèm, bạn có thể soạn nhạc chuông mới. Tính năng này, cùng với một bộ sưu tập nắp tuỳ biến vô tận khiến Nokia 3210 nổi bật trên thị trường và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người tiêu dùng.
Nó còn giúp Nokia trở thành một thế lực hàng đầu về cải tiến công nghệ xoay quanh chuẩn GSM. Tại châu Âu, phần lớn mọi người sử dụng các gói cước dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, và do đó hình thành thói quen tiết kiệm tiền bằng cách nhắn tin thay vì gọi điện mỗi khi có thể. Nokia đã thiết kế 3210 và 3310 với ý niệm đó trong đầu, và hai thiết bị này có các phím số lớn hơn, kết hợp với công nghệ dự đoán văn bản T9, để giúp việc nhắn tin nhanh hơn và dễ dàng hơn. Đó là chưa nói đến tính năng “tin nhắn hình ảnh” được cài đặt sẵn mà ngày nay đã tiến hoá thành emoji!
Từ không tên tuổi đến gã khổng lồ di động
Nokia Mobile Phones biết rằng họ đã có tất cả những “nguyên liệu” cần thiết để vạch ra con đường thống trị ngành công nghiệp điện thoại, và nhanh chóng hiện thực hoá tầm nhìn của mình về tương lai của smartphone bởi các lãnh đạo của NMP lúc bấy giờ đều tin rằng thiết bị này sẽ là tiêu điểm lớn tiếp theo trên lĩnh vực công nghệ. Quãng thời gian từ năm 2000 đến 2010 đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều điện thoại Nokia đủ hình dáng lẫn tính năng, đáp ứng gần như mọi nhu cầu và sở thích, đôi lúc còn có phần quái dị nữa.
Đồng thời, NMP còn tìm cách liên minh với các tổ chức khác để tích hợp những dịch vụ hữu ích vào các thiết bị mới. Công ty đã gia nhập Diễn đàn Giao thức Truy cập Không dây (WAP), cũng như theo đuổi mối quan hệ đối tác với các công ty viễn thông, ngân hàng, và các công ty internet như AOL và Amazon. Tuy nhiên, các lãnh đạo NMP nhanh chóng nhận thấy những nỗ lực đó không phải là một chiến lược tốt khi mà nhiều trong số những liên minh đó là các nền tảng mở nơi các đối thủ cũng có thể hưởng lợi.
Sức mạnh của Nokia nằm ở khả năng nhanh chóng thay đổi thiết kế điện thoại và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Dù về sau, nó lại trở thành điểm yếu, nhưng vào đầu những năm 2000, Nokia đã xây dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường điện thoại bằng cách tạo ra những chiếc điện thoại “cool ngầu” và dễ sử dụng.
Công ty còn thiết lập một “Bộ phận Hội tụ Số” dẫn dắt bởi Anssi Vanjoki, người vô cùng hào hứng với những cơ hội mà màn hình màu, chipset di động hiện đại, và nền tảng Symbian có thể mang lại.
Nokia 7650 là sản phẩm quan trọng nhất mà hãng ra mắt năm 2001, và là thiết bị đầu tiên sử dụng nền tảng Symbian S60 với hệ thống menu dạng biểu tượng đặc trưng. Màn hình máy có kích thước 2.1-inch tính theo đường chéo, và có độ phân giải 176 x 208 pixel - không đủ để hiển thị những bức ảnh độ phân giải 640 x 480 mà camera của nó chụp được. Tuy nhiên, nhược điểm đáng quan ngại hơn chính là bộ nhớ trong hạn chế, chỉ 4 MB, không thể mở rộng dưới bất kỳ hình thức nào.
Nokia đã tận dụng bộ phim “Minority Report” của Tom Cruise để quảng bá cho chiếc điện thoại mới đầy thú vị này, giúp nó tiếp cận được với nhiều người dùng hơn và góp phần làm tăng doanh số thiết bị. Nhưng quan trọng hơn là, 7650 đã thiết lập nên một chuẩn mực về thiết kế đối với điện thoại chụp ảnh, và mở đường cho nhiều thiết kế táo bạo khác, đưa công ty đạt đến những cột mốc mới về tài chính.
Trên thực tế, Nokia 7650 không phải là chiếc điện thoại chụp ảnh thực sự đầu tiên - danh hiệu đó thuộc về Sharp J-SH04 ra mắt năm 2000. Tuy nhiên, độ phân giải quá thấp và chỉ được bán tại Nhật Bản đã khiến sản phẩm của Sharp chịu lép về trước Nokia 7650 vốn nhanh chóng trở thành chiếc điện thoại phổ biến số một châu Âu vài tháng sau khi ra mắt mặc cho sự cạnh tranh khốc liệt từ các thiết bị Palm OS và Windows CE.
Công ty xem 3650 là đối thủ trực tiếp của Sony Ericsson P800, vốn có thiết kế truyền thống hơn và giá khoảng 400 USD (605 USD đã tính lạm phát). Bàn phím dạng tròn của Nokia chủ yếu để thu hút ánh nhìn chứ không hiệu quả trong việc nhập số hay gõ tin nhắn SMS, và những thứ nhỏ nhặt như menu để chuyển giữa các ứng dụng đang mở, cũng như một ứng dụng lịch đầy đủ tính năng, đã mang lại cho người dùng một trải nghiệm tổng thể khá tốt.
Nokia sử dụng lại thiết kế này cho đến năm 2005, nhưng mẫu điện thoại phổ biến nhất trong dòng 6800 là 6820, vốn gọn gàng hơn trong khi vẫn sở hữu những tính năng như người tiền nhiệm.
Năm 2003, Nokia tung ra N-Gage, một đứa con lai giữa máy chơi game console cầm tay và điện thoại, được thiết kế để thu hút nhóm khách hàng game thủ. Ở thời điểm đó, đại đa số mọi người không xem điện thoại là một thiết bị giải trí, và Nintendo thì đang “đánh cắp trái tim” của hàng triệu đứa trẻ bằng máy chơi game cầm tay Game Boy Advance. Dù các công ty khác cố gặm một phần miếng bánh của Nintendo bằng cách phát triển những thiết bị tương tự với phần cứng mạnh mẽ hơn, hướng đi của Nokia là tạo ra một thiết bị đa chức năng nhằm loại bỏ nhu cầu phải mang nhiều thiết bị khác nhau khi ra ngoài.
Dòng N-Gage đã thất bại đáng tiếc mặc cho được bán tại 30.000 cửa hàng trên toàn cầu, và Nintendo thì bán được số máy Game Boy Advance gấp…100 lần mẫu điện thoại chơi game của Nokia trong tuần đầu tiên ra mắt.
Ngay cả khi các nhà bán lẻ bắt đầu ngừng bán N-Gage, Nokia vẫn tiếp tục quảng bá nó cho đến năm 2006 và tung ra tựa game cuối cùng vào năm 2007. Đến lúc này, ước tính Nokia đã bán được khoảng 3 triệu chiếc N-Gage, chỉ bằng 1/3 so với kỳ vọng của công ty, và ít hơn Nintendo Game Boy Advance đến 27 lần. Một bài học đau đớn cho Nokia!
(Còn tiếp)