yesterdaybt85
Pearl
Kiểu chiến đấu này được các nhà khoa học gọi đùa là “nụ hôn thần chết”.
Theo các nhà khoa học, đây là loài cá miệng rộng Neoclinus blanchardi. Không như chúng ta, nụ hôn để thể hiện tình cảm, loài cá này sử dụng phương thức đặc biệt này để ‘chiến đấu’.
Những con cá đực này sử dụng chiếc miệng khổng lồ và mạnh mẽ để chiến đấu. Ngoài ra, chúng không chỉ dùng những chiếc miệng để tấn công đồng loại của mình. Nếu bạn tới gần nơi trú ẩn của cá miệng rộng dưới đáy đại dương, chúng cũng có thể bất ngờ lao ra tấn công bạn.
Các nghiên cứu cho thấy, địa bàn sinh sống của Neoclinus blanchardi chủ yếu tập trung ở khu vực đáy biển thuộc vùng đông bắc Thái Bình Dương. Loài cá này có tập tính thích các vùng biển ôn đới có nhiều rặng san hô.
Chúng thường chọn nơi trú ngụ là các khe dưới đáy đại dương, vỏ sò bỏ không thay thậm chí là các đồ hộp bỏ đi.
Thật ra, những con cá này không cố làm tổn thương nhau. Các con cá đực thường phô trương chiếc miệng rộng của mình để đe dọa đối phương là chủ yếu. Miệng chúng có thể mở rộng gấp 4 lần kích thước khi ngậm lại. Tất nhiên, với hàm răng sắc nhọn của mình, chúng vẫn có thể gây tổn thương cho đối thủ.
Cái miệng rộng này đôi khi cũng gây bất lợi khi chúng kiếm ăn. Nó không tạo ra được lực hút cần thiết để kéo những sinh vật phù du về phía miệng. Vì vậy, những con cá phải tự săn bắt những con cá nhỏ hoặc ăn trứng mực.
Neoclinus blanchardi khá ‘bá đạo’. Nó không sợ thứ gì, kể cả con người và được đánh giá là một “tay khá thú vị” của đại dương.
>>> Vì sao chỉ có con người nói được?
Bí ẩn loài cá 'hôn nhau' mỗi khi chiến đấu
Những con cá đực này sử dụng chiếc miệng khổng lồ và mạnh mẽ để chiến đấu. Ngoài ra, chúng không chỉ dùng những chiếc miệng để tấn công đồng loại của mình. Nếu bạn tới gần nơi trú ẩn của cá miệng rộng dưới đáy đại dương, chúng cũng có thể bất ngờ lao ra tấn công bạn.
Các nghiên cứu cho thấy, địa bàn sinh sống của Neoclinus blanchardi chủ yếu tập trung ở khu vực đáy biển thuộc vùng đông bắc Thái Bình Dương. Loài cá này có tập tính thích các vùng biển ôn đới có nhiều rặng san hô.
Chúng thường chọn nơi trú ngụ là các khe dưới đáy đại dương, vỏ sò bỏ không thay thậm chí là các đồ hộp bỏ đi.
Cái miệng rộng này đôi khi cũng gây bất lợi khi chúng kiếm ăn. Nó không tạo ra được lực hút cần thiết để kéo những sinh vật phù du về phía miệng. Vì vậy, những con cá phải tự săn bắt những con cá nhỏ hoặc ăn trứng mực.
Neoclinus blanchardi khá ‘bá đạo’. Nó không sợ thứ gì, kể cả con người và được đánh giá là một “tay khá thú vị” của đại dương.
Video loài cá dùng nụ hôn để tấn công nhau
>>> Vì sao chỉ có con người nói được?