Hoàng Nam
Writer
Nước tẩy bồn cầu VIM là một loại hóa chất tẩy rửa có tính axit mạnh, nhà sản xuất khuyến cáo tránh để tiếp xúc với da, mắt. Khi sử dụng kết hợp có thể sinh ra khí gây hại.
Nước tẩy bồn cầu VIM sử dụng hóa chất gì mà chỉ cần xịt chất lỏng này vào bồn cầu, nước chuyển thành màu xanh nước biển, và chỉ cần xả nước là vết bẩn, cặn bẩn trong bồn cầu trôi ngay?
Trước hết, vết bẩn trong bồn cầu gia đình là do chất rắn (chủ yếu là sắt và canxi) trong nước lâu ngày kết tụ lại. Do đó, nước tẩy để xả sạch loại cặn bẩn này như VIM sử dụng hóa chất nào mới phù hợp?
Trên nhãn mác, mình thấy thành phần chất tẩy bồn cầu VIM cơ bản gồm có Hypochloric acid, PEG-2 oleamine, Etidronic Acid, Cetrimononium Chloride, nước, chất thơm Aromatics…
Trong đó:
Aromatics: hợp chất thơm, hydrocarbon thơm.
PEG-2 oleamine là một chất tạo bọt cũng có thể được tìm thấy trong xà phòng, sản phẩm nhuộm tóc và dầu gội đầu. Nó có tác dụng giúp tạo bọt.
Axit etidronic còn được gọi là Etidronate, là một biphosphate được sử dụng làm thuốc trong y tế, chất tẩy rửa, xử lý nước và mỹ phẩm.
Cetrimonium Chloride là một chất khử trùng và chất hoạt động bề mặt.
Hypochloric acid (HOCl) là chất oxi hóa mạnh, có khả năng diệt vi khuẩn gấp 70 lần so với Natri hypoclorit (nước Javen, công thức NaOCl hoặc NaClO).
Loại hóa chất này có đặc tính ăn mòn nên có thể gây bỏng da, mắt khi tiếp xúc mà không có dụng cụ bảo hộ. Ngoài ra, khi trộn lẫn với các chất tẩy rửa khác như axit, amoniac có thể tạo ra khí độc gây kích ứng cho hệ hô hấp.
Nói tóm lại, VIM là loại chất tẩy rửa mạnh, có tính độc vì vậy nhà sản xuất luôn khuyến nghị khi sử dụng sản phẩm này, người dùng cần mang bao tay và khẩu trang khi sử dụng sản phẩm. Tránh tiếp xúc với mắt và da vì có thể gây kích ứng.
- Nếu sản phẩm dính lên da, rửa sạch ngay bằng nhiều nước
- Nếu dính vào mắt, rửa sạch ngay với nhiều nước và đến kiểm tra tại cơ sở y tế
- Nếu nuốt phải, đến ngay sơ sở y tế và mang theo chai hoặc nhãn mác.
Mình chưa tìm thấy có nghiên cứu khoa học nào về việc tác động tới sức khỏe của việc sử dụng hóa chất tẩy rửa như nước tẩy bồn cầu lâu dài. Tuy nhiên, việc thải hóa chất tẩy rửa ra môi trường cũng góp phần gây hại cho môi trường. Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng hóa chất tẩy rửa, thay vào đó chịu khó lau chùi, cọ rửa vệ sinh toilet thường ngày. Tuy hơi mất công sức nhưng vừa giữ gìn vệ sinh, vừa hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho môi trường.
Nước tẩy bồn cầu VIM sử dụng hóa chất gì mà chỉ cần xịt chất lỏng này vào bồn cầu, nước chuyển thành màu xanh nước biển, và chỉ cần xả nước là vết bẩn, cặn bẩn trong bồn cầu trôi ngay?
Trước hết, vết bẩn trong bồn cầu gia đình là do chất rắn (chủ yếu là sắt và canxi) trong nước lâu ngày kết tụ lại. Do đó, nước tẩy để xả sạch loại cặn bẩn này như VIM sử dụng hóa chất nào mới phù hợp?
Trong đó:
Aromatics: hợp chất thơm, hydrocarbon thơm.
PEG-2 oleamine là một chất tạo bọt cũng có thể được tìm thấy trong xà phòng, sản phẩm nhuộm tóc và dầu gội đầu. Nó có tác dụng giúp tạo bọt.
Axit etidronic còn được gọi là Etidronate, là một biphosphate được sử dụng làm thuốc trong y tế, chất tẩy rửa, xử lý nước và mỹ phẩm.
Cetrimonium Chloride là một chất khử trùng và chất hoạt động bề mặt.
Hypochloric acid (HOCl) là chất oxi hóa mạnh, có khả năng diệt vi khuẩn gấp 70 lần so với Natri hypoclorit (nước Javen, công thức NaOCl hoặc NaClO).
Loại hóa chất này có đặc tính ăn mòn nên có thể gây bỏng da, mắt khi tiếp xúc mà không có dụng cụ bảo hộ. Ngoài ra, khi trộn lẫn với các chất tẩy rửa khác như axit, amoniac có thể tạo ra khí độc gây kích ứng cho hệ hô hấp.
Nói tóm lại, VIM là loại chất tẩy rửa mạnh, có tính độc vì vậy nhà sản xuất luôn khuyến nghị khi sử dụng sản phẩm này, người dùng cần mang bao tay và khẩu trang khi sử dụng sản phẩm. Tránh tiếp xúc với mắt và da vì có thể gây kích ứng.
- Nếu sản phẩm dính lên da, rửa sạch ngay bằng nhiều nước
- Nếu dính vào mắt, rửa sạch ngay với nhiều nước và đến kiểm tra tại cơ sở y tế
- Nếu nuốt phải, đến ngay sơ sở y tế và mang theo chai hoặc nhãn mác.
Mình chưa tìm thấy có nghiên cứu khoa học nào về việc tác động tới sức khỏe của việc sử dụng hóa chất tẩy rửa như nước tẩy bồn cầu lâu dài. Tuy nhiên, việc thải hóa chất tẩy rửa ra môi trường cũng góp phần gây hại cho môi trường. Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng hóa chất tẩy rửa, thay vào đó chịu khó lau chùi, cọ rửa vệ sinh toilet thường ngày. Tuy hơi mất công sức nhưng vừa giữ gìn vệ sinh, vừa hạn chế sử dụng hóa chất có hại cho môi trường.