"Ông hoàng chat chít" Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Nhiều người dùng Zalo không hề biết đây là 1 trong những “sát thủ bộ nhớ” đáng sợ nhất trên smartphone. Mới đây, một tấm ảnh của thành viên trên group Facebook của VnReview chụp điện thoại chị vợ đã cho thấy mức độ ngốn dữ liệu khủng khiếp của ứng dụng Zalo.

Sát thủ diệt bộ nhớ

Theo đó, điện thoại của chị này đã phát sinh dữ liệu ứng dụng lên tới gần 89GB, trong khi bản thân ứng dụng Zalo chỉ có 131MB. Lượng dữ liệu khổng lồ này được lưu thẳng lên máy của chị thay vì đám mây như các app khác, do vậy cũng không thể xóa đi. Nếu xóa các dữ liệu phát sinh này thì ảnh hay lịch sử chat sẽ mất hết, ảnh hưởng tới công việc của chị.
Ông hoàng chat chít Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại
Dữ liệu phát sinh tới gần 89GB
Với cơ chế lưu trữ lên bộ nhớ local của chính máy người dùng, Zalo đã đẩy phần khó về phía người sử dụng dịch vụ. Đa phần mọi người chỉ dùng ở mức nhắn tin chat chit cơ bản nên có thể không để ý, lượng dữ liệu phát sinh này cũng không quá ảnh hưởng. Song, với 1 nhóm người dùng có nhu cầu bán hàng qua Zalo, chỉ cần không để ý là lượng dữ liệu có thể lên tới cả trăm GB, thậm chí vài trăm GB mà không hề hay biết.
Xóa thì mất hết dữ liệu với khách hàng, mà nếu không xóa thì nặng máy thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hết bộ nhớ khiến đơ lag không thể hoạt động bình thường. Một tình huống tiến thoái lưỡng nan!
Với một chiếc smartphone cơ bản hiện nay khoảng 128GB bộ nhớ, chỉ riêng phần ứng dụng hệ thống và ứng dụng do người dùng cài đặt thêm cũng đã tốn ít nhất từ 30GB đến 40GB. Nếu thêm phần dữ liệu do ứng dụng Zalo phát sinh nữa, chuyện bị đầy bộ nhớ là hoàn toàn có thể xảy ra khi dữ liệu lên tới cả trăm GB hoặc hơn.

Ông hoàng chat chít Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại

Ông hoàng chat chít Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại
Nhiều người dùng ứng dụng Zalo cũng "đau đầu" vì chuyện lưu trữ dữ liệu

Chuyện lưu trữ của Zalo

Với những ai chưa biết, đây là cách kiểm tra xem ứng dụng Zalo trên điện thoại đã phát sinh bao nhiêu dữ liệu.
- Điện thoại Android:
Cài đặt
> Ứng dụng > tìm đến ứng dụng Zalo > Bộ nhớ và bộ nhớ đệm > xem tổng dữ liệu chiếm bao nhiêu, đặc biệt phần Dữ liệu người dùng.
- Điện thoại iPhone:
Cài đặt
> Cài đặt chung > Bộ nhớ iPhone > tìm ứng dụng Zalo > xem phần Tài liệu và Dữ liệu.
Như đã nói ở trên, Zalo không lưu trữ trên đám mây mà nằm ở ngay thiết bị cài đặt ứng dụng của người dùng. Nếu xóa thì sẽ mất hết lịch sử trò chuyện, hình ảnh và video clip. Vậy tại sao Zalo lại không lưu trữ trên đám mây công ty mà lại làm như vậy?

Ông hoàng chat chít Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại
Để có thể giải quyết tình trạng thường xuyên bị đầy bộ nhớ vì ứng dụng Zalo quá nặng, người dùng có thể phải chấp nhận mất dữ liệu khi bấm chọn xóa.
Có 2 thứ mà theo mình rất khó thực hiện với đội ngũ Zalo: thứ nhất là đầu tư hạ tầng máy chủ lưu trữ, và thứ 2 là thuật toán nén dữ liệu một cách hiệu quả. Zalo hiện đang là ứng dụng OTT số 1 thị trường Việt Nam, với hàng chục triệu người dùng, nếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu người dùng sẽ cần 1 số vốn khổng lồ, vượt quá khả năng công ty về lâu dài vì dữ liệu sẽ phát sinh liên tục từ cả người dùng mới và cũ.
Thứ 2 là cái quan trọng hơn, đối với bất kì nền tảng mạng xã hội hay nhắn tin nào thì thuật toán nén dữ liệu cũng được coi là bí mật thành công của họ. Đương nhiên, khi sở hữu 1 thuật toán hiệu quả, công ty đó có thể lưu trữ 1 lượng lớn dữ liệu người dùng và phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Trong thời đại “content is king, data is god” như hiện nay, dữ liệu người dùng có thể xem như dầu mỏ ngành công nghệ, là tài nguyên cực kì giá trị.
Những ông lớn như Google, Microsoft, Facebook, TikTok,... đều sở hữu cho mình lượng dữ liệu người dùng khổng lồ, từ đó giúp ích cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với Zalo, mình nghĩ họ khó có đủ nguồn lực để đầu tư vào thuật toán nén dữ liệu, nhất là nén dữ liệu hình ảnh và video clip mà người dùng chia sẻ vì đây sẽ là loại phát sinh dung lượng nặng nhất. Nếu so với ứng dụng nhắn tin Messenger của Meta, rõ ràng thuật toán nén dữ liệu của ông lớn mạng xã hội hiệu quả hơn trong việc lưu trữ tin nhắn người dùng.

Ông hoàng chat chít Zalo: Sát thủ diệt bộ nhớ đáng sợ nhất trên điện thoại
Zalo khó có thể đầu tư vào thuật toán nén dữ liệu hiệu quả cũng như 1 hạ tầng lưu trữ đủ lớn.
Chính vì 2 rào cản này mà đội ngũ Zalo đã chọn phương án như ở trên, đẩy người dùng vào thế khó.

Chú ý khi sử dụng Zalo

Nếu đang sử dụng Zalo, bạn hãy chú ý theo dõi dữ liệu bộ nhớ do ứng dụng này chiếm dụng. Bởi rõ ràng đến 1 ngưỡng nào đấy, lượng dữ liệu sẽ phình ra chiếm rất nhiều bộ nhớ. Đối với dữ liệu phát sinh vì công việc như trao đổi với khách hàng, bạn có thể phải chấp nhận… mua thêm điện thoại mới để sử dụng song song.
Vì dữ liệu ở máy cũ nếu xóa sẽ bị mất, giải phóng hàng trăm GB bộ nhớ nhưng có thể không còn tìm thấy hình ảnh hay tin nhắn công việc cũ nữa. Hãy cân nhắc kĩ trước khi quyết định xóa dữ liệu của ứng dụng Zalo. Tất nhiên Zalo vẫn sẽ vận hành bình thường, thậm chí máy của bạn còn tăng thêm hiệu suất vì giải phóng được bộ nhớ đáng kể. Song, dữ liệu đã xóa có thể không lấy lại được nữa, ảnh hưởng tới công việc của chính bạn.


>>> Zalo thu phí người dùng từ ngày 1/8.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top