thumbnail - Phá hủy Trái Đất bằng lỗ đen nhân tạo - khả thi không?
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Phá hủy Trái Đất bằng lỗ đen nhân tạo - khả thi không?

Điều gì xảy ra khi khoa học có những "nước đi" sai lầm và sự kiêu ngạo về công nghệ của loài người gây ra thảm họa toàn cầu? Có lẽ nhiều người xem đây là những kịch bản Hollywood, thường thấy trong phim khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên, nhân sự kiện "tuần lỗ đen tại NASA", hãy thử tưởng tượng về sự hủy diệt của chúng ta.

Loài người bấm nút "tự hủy"

Quay trở lại những năm 1930, đã từng có khoảnh khắc ngắn ngủi khi một số nhà vật lý làm việc với Einstein về bom nguyên tử dừng lại, tự hỏi liệu việc phát nổ một thiết bị như vậy có khiến bầu khí quyển Trái đất bốc cháy và phá hủy toàn bộ hành tinh hay không? Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số phép toán nhanh và cho rằng nó không có khả năng xảy ra.

Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn cản được trí tò mò của giới truyền thông chạy theo câu chuyện, khi một số người đã chia sẻ nó như một giai thoại với báo chí. Ngày nay, hơn 80 năm sau, không có gì lạ khi chúng ta bắt gặp những câu chuyện được kể lại theo kiểu hypebol liên quan đến sự hoảng loạn trong thời điểm "zero-hour".

Điều tương tự đã từng xảy ra khi Máy va chạm Hadron Lớn (gọi tắt LHC) hoạt động trở lại vào năm 2008. Khoa học đã thu hút sự tò mò của giới truyền thông bằng cách giả sử tạo ra các lỗ đen cực nhỏ trong phòng thí nghiệm. Vậy liệu những lỗ đen này có thể phá hủy hành tinh? 

Phá hủy Trái Đất bằng lỗ đen nhân tạo - khả thi không? 

Lỗ đen nhân tạo sẽ đe dọa Trái Đất?

Tất nhiên câu trả lời chắc chắn là không. Có thể LHC cuối cùng sẽ tạo ra các lỗ đen cực nhỏ và có thể không. Điều quan trọng ở đây, về mặt lý thuyết, nếu có thì điều đó cho thấy  các lỗ đen cực nhỏ phổ biến hơn dự đoán. Một bài báo của Forbes đã nói rằng, chúng ta đang sống với những mối đe dọa trong hệ mặt trời, hơn là những lỗ đen nhỏ khắp nơi mà LHC có khả năng tạo ra. 

"Chắc chắn rằng, trong những thí nghiệm trước đây, chúng ta chưa bao giờ tạo ra những hạt năng lượng này. Nhưng ở mức năng lượng cao nhất - năng lượng lớn hơn một trăm triệu (100.000.000) lần so với những gì chúng ta tạo ra tại LHC - các hạt liên tục đập vào Trái đất: các tia vũ trụ lớn bắn phá chúng ta từ mọi hướng trong không gian. Những lỗ đen này, nếu tồn tại, chúng sẽ bắn phá Trái đất (và tất cả các hành tinh) trong toàn bộ lịch sử của Hệ Mặt trời, và hoàn toàn không có bằng chứng cho thấy bất kỳ vật thể nào trong Hệ Mặt trời của chúng ta đã từng trở thành lỗ đen hoặc bị ăn bởi nó."

Vì thế, chúng ta không có gì phải sợ hãi bởi lỗ đen. Tất nhiên, không có cái gì là tuyệt đối. Về mặt lý thuyết, tồn tại khả năng lớn hơn 0% là các nhà khoa học có thể vô tình tạo ra một lỗ đen nguy hiểm trong phòng thí nghiệm. Lý do phổ biến nhất khiến LHC không có khả năng tạo ra một lỗ đen như vậy là vì không đủ năng lượng. Nhưng hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu một máy va chạm siêu lớn có khả năng tạo ra đủ công suất nguy hiểm?

Khoa học hiện tại đang sử dụng các chất tương tự lỗ đen để nghiên cứu các hiệu ứng hấp dẫn lượng tử. Mục đích này không may là chúng thường liên quan đến laser, nguyên tử lạnh và kim loại kỳ lạ. Không thể phủ nhận các thí nghiệm này rất tuyệt vời, và chúng đang mang lại cho các nhà vật lý một cái nhìn mới lạ đáng kinh ngạc về vũ trụ của chúng ta, chúng chúng hoàn toàn không có khả năng tạo ra bất kỳ loại dị thường vũ trụ nào hoặc thậm chí là một lỗ đen nhỏ.

Người ta cho rằng các lỗ đen nhỏ được hình thành khi một ngôi sao lớn tự sụp đổ. Khối lượng của ngôi sao trở nên dày đặc đến mức nó bắt đầu có những đặc tính kỳ lạ. Nhưng một ngôi sao phải đạt độ lớn nhất định để điều đó xảy ra, chẳng hạn mặt trời. Nhiều khả năng nó cũng sẽ tắt lịm nếu sụp đổ - khi không còn đủ mạnh để duy trì các đặc tính cần thiết cho một lỗ đen xuất hiện.

"Không gì là không thể"

Phá hủy Trái Đất bằng lỗ đen nhân tạo - khả thi không? 

Điều này cũng có nghĩa là các nhà khoa học sẽ phải cố gắng rất nhiều trong một nỗ lực để tạo ra một vụ nổ mạnh hơn khi mặt trời sụp đổ. Thật khó để tưởng tượng ra một điều như vậy lại xảy ra trên hành tinh tương đối nhỏ của chúng ta, nhưng "không có gì là không thể" như chúng ta vẫn thường nói.

Một phản ứng dây chuyền nhiệt hạch lạnh cũng là một khả năng. Điều này làm dấy lên những lo ngại về những mối quan tâm từ thời Thế chiến II về việc thắp sáng bầu khí quyển. Đại ý là những phản ứng tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ phòng có thể tạo ra một phản ứng dây chuyền, thay vì phát nổ để tiêu thụ hành tinh, sẽ gây ra sự sụp đổ theo chuỗi. Về bản chất, đây sẽ giống như nhiều vụ nổ Big Bang nhỏ. 

Nhưng phản ứng tổng hợp lạnh vẫn chỉ là giả thuyết và không có lý do gì để tin rằng nó vốn dĩ rất nguy hiểm, điều này còn khiến người ta khó tin hơn nhiều khi cho rằng phát hiện của nó có thể ngay lập tức dẫn đến sự diệt vong của toàn bộ thiên hà của chúng ta. Nói một cách thực tế, không có nhiều cách có thể tưởng tượng được để các nhà khoa học Trái đất có thể gây ra thiệt hại nhiều như vậy. Công nghệ chúng ta sở hữu có thể thực hiện phá hủy hành tinh của chúng ta, tuy nhiên ý tưởng về một thí nghiệm ngây thơ tại một phòng thí nghiệm nghiên cứu lạ mắt nào đó dẫn đến việc hành tinh của chúng ta bị xóa sổ ngay lập tức là điều hơi nằm ngoài khả năng công nghệ của chúng ta vào lúc này.

Tuy nhiên, chúng ta không có gì phải thất vọng về điều đó cả, bởi vì khoảng 100 năm trước, LHC vẫn còn giống như khoa học viễn tưởng.


>>> Lỗ trắng - "người anh em" của lỗ đen.

Nguồn thenextweb

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác