Phát hiện được ung thư qua "ngửi" nước tiểu, loài nào mà có khả năng "bá đạo" vậy?

V
Hải Đường
Phản hồi: 0
Một nghiên cứu mới cho thấy kiến có thể được huấn luyện để phát hiện ung thư trong nước tiểu. Mặc dù để sử dụng như một công cụ chẩn đoán bệnh ở người sẽ còn khá lâu, nhưng đây là một kết quả rất đáng khích lệ.
Vì kiến không có mũi nên chúng sử dụng các thụ thể khứu giác trên râu để tìm thức ăn hoặc đánh hơi bạn tình tiềm năng. Các nhà khoa học đã huấn luyện gần ba chục con kiến lông tơ ( Formica fusca ), sử dụng các thụ thể khứu giác cấp tính này cho một nhiệm vụ khác: tìm kiếm các khối u.

Phát hiện được ung thư qua ngửi nước tiểu, loài nào mà có khả năng bá đạo vậy?
Loài kiến có khả năng phát hiện bệnh ung thư qua nước tiểu
Trong các phòng thí nghiệm, họ đã ghép các lát khối u ung thư vú từ mẫu người lên chuột, dạy 35 loài côn trùng "liên kết nước tiểu từ loài gặm nhấm mang khối u với đường". Kết quả, sau khi được đặt trong đĩa petri, những con kiến đã dành nhiều thời gian hơn 20% bên cạnh các mẫu nước tiểu có chứa khối u ung thư so với mẫu nước tiểu của người khỏe mạnh.
Do các tế bào khối u chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) có thể sử dụng làm dấu ấn sinh học ung thư, nên các loài động vật như chó và hiện tại là kiến có thể được huấn luyện để phát hiện những dị thường này, thông qua khứu giác.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng kiến "có thể có lợi thế hơn chó và các động vật khác tốn nhiều thời gian huấn luyện hơn". Đây là một phát hiện rất quan trọng vì ung thư được phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng hiệu quả. Họ hy vọng rằng loài kiến đánh hơi ung thư có khả năng "hoạt động như những thiết bị phát hiện sinh học ung thư hiệu quả và rẻ tiền"


>>>Đột phá lịch sử: bệnh nhân bị liệt đã có thể điều khiển được máy tính bằng suy nghĩ

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top