thumbnail - Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ

Vũ trụ rộng lớn tồn tại những thế giới thực sự kỳ lạ. Chẳng hạn như Super-Mercuries và mini-Neptunes thách thức những kỳ vọng về sự phát triển của hành tinh, hay các Jupiters nóng bỏng, sao Mộc khổng lồ. Tại những hành tinh nặng nhất từng được thấy trong Dải Ngân hà, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra kim loại nặng nhất.

Đó là các ngoại hành tinh WASP-76b và WASP-121b với các bầu khí quyển chứa các đám mây trôi dạt của bari - nguyên tố thứ 56 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Các cuộc tìm kiếm trước đây đã tìm thấy canxi, oxit titan và oxit vanadi trong khí quyển của WASP-76b và vanadi, sắt, crom, canxi, natri, magie và niken trong khí quyển của WASP-121b. Những thứ đó thậm chí có thể chảy xuống hành tinh của chúng ta trong một cơn mưa không ai mong muốn.

Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ 

Bầu khí quyển ngoại hành tinh chứa kim loại hiếm thấy 

Một nhà thiên văn học băn khoăn "tại sao lại có một nguyên tố nặng như vậy trong các lớp trên của bầu khí quyển ở những hành tinh này. Chúng tôi không mong đợi hay tìm kiếm bari nói riêng và phải kiểm tra lại xem nó thực sự có phải đến từ hành tinh này hay không vì nó chưa từng được nhìn thấy trong bất kỳ ngoại hành tinh nào trước đây."

Việc tìm ra những thế giới này được tạo nên từ những gì và tương lai của chúng sẽ như thế nào, có thể giúp các nhà thiên văn học có những kiến thức về cách chúng hình thành và tồn tại ngay từ thuở ban đầu.

WASP-76b và WASP-121b đều ở rất gần các ngôi sao của chúng, trên quỹ đạo lần lượt là 1,8 và 1,27 ngày Trái đất. Cả hai đều khá lớn, với khối lượng 0,92 và 1,18 lần của Sao Mộc . Điều này làm cho việc phát hiện bari khá đặc biệt.

Nhà thiên văn học Olivier Demangeon nói rằng "Do trọng lực của các hành tinh cao, chúng tôi hy vọng các nguyên tố nặng như bari sẽ nhanh chóng rơi xuống các lớp thấp hơn của khí quyển. Hiện tại chúng ta vẫn không chắc chắn về cơ chế của nó là gì."

Phát hiện nguyên tố kim loại "siêu nặng" ở bầu khí quyển của 2 ngoại hành tinh lạ 

Sẽ cần nhiều nghiên cứu để giải thích cho sự hiện diện của các nguyên tố kim loại ngoại hành tinh

Việc đi tìm câu trả lời đòi hỏi những phân tích nhiều hơn về các ngoại hành tinh này. Những phát hiện mới về coban, stronti, và có thể cả titan trong khí quyển của WASP-121b cũng đã được thực hiện, và xác nhận sự hiện diện của các nguyên tố đã phát hiện trước đó.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu có thể xác nhận các đặc điểm của WASP-121b cho thấy bầu khí quyển của nó đang bị rò rỉ - ngoại hành tinh đang bị bốc hơi bởi ngôi sao của nó. Và một số nguyên tố bị ion hóa nặng, gây khó khăn cho các nhà khoa học trong việc tìm hiểu.

Họ kết luận rằng "Sự hiện diện của những nguyên tố này ở độ cao lớn trong bầu khí quyển của những ngôi sao cực nóng có thể là bằng chứng về động lực học không mong muốn của khí quyển. Việc mô tả cơ chế để giải thích cho sự hiện diện của chúng trong các lớp khí quyển ngoại hành tinh sẽ cần có những nghiên cứu khác."

>>>Tàu vũ trụ Dart của NASA thực sự đã làm thay đổi quỹ đạo của 1 tiểu hành tinh

Nguồn sciencealert

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác