Nhiều người đều tưởng bộ phận gaming kinh doanh máy chơi game PlayStation là nguồn lợi nhuận lớn nhất của Sony. Song, thực tế 1 bộ phận khác ít được chú ý hơn mới đang là đơn vị sinh lời cao nhất, vượt qua cả đồ điện tử lẫn gaming.
Theo Nikkei, hãng đang tích cực mở rộng cơ sở bản quyền âm nhạc của mình bằng cách thâu tóm 50% danh mục âm nhạc của Michael Jackson. Dự kiến, giao dịch sẽ ngốn của công ty hơn 600 triệu USD. Họ đang tìm cách tạo ra tổ hợp kinh doanh mạnh mẽ bằng cách gắn kết 3 đơn vị game - nhạc - phim trong tập đoàn.
*Xem thêm: Sony chi hơn 600 triệu USD mua lại một nửa danh mục bài hát của Michael Jackson.
Trước khi thực hiện thương vụ này, họ đã tiến hành nhiều giao dịch với các nghệ sĩ Bob Dylan, Paul Simon, Bruce Springsteen. Ông lớn từng chi 200 triệu USD thâu tóm toàn bộ danh mục ghi âm của huyền thoại Bob Dylan năm 2022. Sau đó là hơn 500 triệu USD sở hữu cả 2 quyền thu âm lẫn xuất bản của Bruce Springsteen. Giờ đây, họ tiếp tục tiến hành 1 giao dịch đắt giá khác trong lĩnh vực bản quyền âm nhạc.
Không nhiều người biết công ty Nhật Bản là 1 ông kẹ trong làng bản quyền âm nhạc
Bản quyền âm nhạc được chia thành quyền xuất bản sở hữu bởi nghệ sĩ đóng góp phần lời và nhạc, cái kia là quyền master sở hữu bản thu gốc hoàn chỉnh của bài hát. Một nhà xuất bản âm nhạc sẽ chịu trách nhiệm quản lý bản quyền xuất bản, thu phí việc sử dụng bài hát trong các sản phẩm nghe nhìn như phim ảnh, phim tài liệu, TV show, TVC,... Hoặc ai đó muốn cover bài hát dựa trên nhạc và lời mà chủ sở hữu đứng tên.
Hiện tại, Sony đang là nhà xuất bản lớn nhất thế giới, quản lý cơ sở bản quyền gồm hơn 5.76 triệu bài hát. Trong đó có cả những cái tên nổi tiếng như The Beatles, Queen, Beyonce,... Sau 1 thập kỷ qua, cơ sở này đã tăng thêm 70%.
Sony là hãng thu âm lớn thứ 2 thế giới sau UMG, nhưng đồng thời lại là nhà xuất bản âm nhạc lớn nhất
CEO kiêm Chủ tịch Sony Music Publishing, Jon Patt, đã thiết lập 1 hệ thống phân phối và chi trả tác quyền tới các nghệ sĩ 1 cách nhanh chóng nhất. Một phát kiến bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ khỏi bị xâm phạm bản quyền.
Bằng cách thu thập dữ liệu từ 100.000 công ty phân phối âm nhạc và điện ảnh khắp thế giới, đồng thời cử các nhóm ở từng khu vực theo dõi hoạt động khai thác bài hát, công ty có thể nắm bắt được sản phẩm nào của mình đang được sử dụng, ở đâu, khi nào, theo thời gian thực. Dữ liệu cũng được tận dụng trong việc tạo ra bài hát mới.
Thông thường phải mất từ 1-1.5 năm để thoanh toán khoản thu khai thác ở nước ngoài cho một nhạc sĩ, nhưng hệ thống của Sony rút ngắn thời gian đó xuống còn vài tháng - một lợi ích cho các nhạc sĩ trẻ đang gặp khó khăn. Tháng 2 vừa qua, Platt đã nhận được giải thưởng từ BTC Grammy ghi nhận những đóng góp của ông cho ngành công nghiệp này.
CEO kiêm Chủ tịch Sony Music Publishing Jon Patt
Sony cũng có các hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử và phim ảnh, Platt nhận ra đây là 1 cơ hội kiếm tiền tuyệt vời. "Cơ hội mở ra cánh cửa cho tất cả các nhà sáng tạo có thể tiếp cận đơn vị khác trong Sony. Đây rõ ràng là 1 lợi thế cho chúng tôi lẫn các nghệ si của chúng tôi." Điển hình là thành công Anyone but You mới đây của Sony Pictures. Bộ phim hài lãng mạn nhãn R không chỉ trở thành cú hit phòng vé kiếm về số tiền gấp 8 lần kinh phí, mà còn làm sống dậy bản hit Unwritten do Sony Music phát hành. Sony tận hưởng 1 chiến thắng kép trên cả 2 lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh.
*Xem thêm: Bản hit 20 năm tuổi "hồi sinh" nhờ 1 bộ phim hài gây sốt phòng vé.
Đối với Sony, xuất bản âm nhạc ngày càng trở nên quan trọng khi tạo ra nguồn lợi nhuận định kỳ đều đặn. Hoạt động kinh doanh âm nhạc đã chuyển từ mô hình bán hàng một lần trước đây, chẳng hạn bán đĩa CD, sang mô hình cấp phép bài hát cho những dịch vụ phát trực tuyến. Từ đó kiếm thu nhập mỗi khi bài hát bất kì được phát. Ước tính, cứ mỗi giờ trôi qua là họ kiếm được hơn 1 triệu USD tiền bản quyền từ Apple Music, Spotify, Tidal, YouTube, Facebook, TikTok,... Trong 3 tháng cuối năm 2023, hoạt động kinh doanh bản quyền âm nhạc đã mang về 2.52 tỷ USD.
Năm 2018, ông Kenichiro Yoshida thông báo mua lại EMI Music Publishing với giá 2,3 tỷ USD
Hơn 6 năm qua kể từ khi ông Kenichiro Yoshida lên nắm quyền, Sony đã đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực giải trí. Ở quý gần nhất, âm nhạc tạo ra doanh thu hơn 2.8 tỷ USD, tăng trưởng 16%. Dựa theo triển vọng mới công bố, nó chiếm khoảng 25% trong tổng lợi nhuận tập đoàn, vượt qua đồ điện tử và trò chơi điện tử để thành đơn vị đóng góp nhiều nhất.
Yoshida nói với Nikkei về chiến lược bành trướng bản quyền âm nhạc: "Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư với niềm tin rằng, trong kỷ nguyên của AI thống trị, giá trị của những thứ như bản quyền âm nhạc sẽ càng tăng thêm." Theo thông báo từ tổ chức IFPI mới đây, đĩa đơn Flower của Miley Cyrus là sản phẩm bán chạy nhất năm 2023. Đây cũng là single do Sony Music phát hành.
>>> "Bộ mặt" khác của Sony mà bạn không biết, Walter White của ngành công nghiệp quy mô hơn 20 tỷ USD.
Theo Nikkei, hãng đang tích cực mở rộng cơ sở bản quyền âm nhạc của mình bằng cách thâu tóm 50% danh mục âm nhạc của Michael Jackson. Dự kiến, giao dịch sẽ ngốn của công ty hơn 600 triệu USD. Họ đang tìm cách tạo ra tổ hợp kinh doanh mạnh mẽ bằng cách gắn kết 3 đơn vị game - nhạc - phim trong tập đoàn.
*Xem thêm: Sony chi hơn 600 triệu USD mua lại một nửa danh mục bài hát của Michael Jackson.
Trước khi thực hiện thương vụ này, họ đã tiến hành nhiều giao dịch với các nghệ sĩ Bob Dylan, Paul Simon, Bruce Springsteen. Ông lớn từng chi 200 triệu USD thâu tóm toàn bộ danh mục ghi âm của huyền thoại Bob Dylan năm 2022. Sau đó là hơn 500 triệu USD sở hữu cả 2 quyền thu âm lẫn xuất bản của Bruce Springsteen. Giờ đây, họ tiếp tục tiến hành 1 giao dịch đắt giá khác trong lĩnh vực bản quyền âm nhạc.
Bản quyền âm nhạc được chia thành quyền xuất bản sở hữu bởi nghệ sĩ đóng góp phần lời và nhạc, cái kia là quyền master sở hữu bản thu gốc hoàn chỉnh của bài hát. Một nhà xuất bản âm nhạc sẽ chịu trách nhiệm quản lý bản quyền xuất bản, thu phí việc sử dụng bài hát trong các sản phẩm nghe nhìn như phim ảnh, phim tài liệu, TV show, TVC,... Hoặc ai đó muốn cover bài hát dựa trên nhạc và lời mà chủ sở hữu đứng tên.
Hiện tại, Sony đang là nhà xuất bản lớn nhất thế giới, quản lý cơ sở bản quyền gồm hơn 5.76 triệu bài hát. Trong đó có cả những cái tên nổi tiếng như The Beatles, Queen, Beyonce,... Sau 1 thập kỷ qua, cơ sở này đã tăng thêm 70%.
CEO kiêm Chủ tịch Sony Music Publishing, Jon Patt, đã thiết lập 1 hệ thống phân phối và chi trả tác quyền tới các nghệ sĩ 1 cách nhanh chóng nhất. Một phát kiến bảo vệ quyền lợi của nghệ sĩ khỏi bị xâm phạm bản quyền.
Bằng cách thu thập dữ liệu từ 100.000 công ty phân phối âm nhạc và điện ảnh khắp thế giới, đồng thời cử các nhóm ở từng khu vực theo dõi hoạt động khai thác bài hát, công ty có thể nắm bắt được sản phẩm nào của mình đang được sử dụng, ở đâu, khi nào, theo thời gian thực. Dữ liệu cũng được tận dụng trong việc tạo ra bài hát mới.
Thông thường phải mất từ 1-1.5 năm để thoanh toán khoản thu khai thác ở nước ngoài cho một nhạc sĩ, nhưng hệ thống của Sony rút ngắn thời gian đó xuống còn vài tháng - một lợi ích cho các nhạc sĩ trẻ đang gặp khó khăn. Tháng 2 vừa qua, Platt đã nhận được giải thưởng từ BTC Grammy ghi nhận những đóng góp của ông cho ngành công nghiệp này.
Sony cũng có các hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử và phim ảnh, Platt nhận ra đây là 1 cơ hội kiếm tiền tuyệt vời. "Cơ hội mở ra cánh cửa cho tất cả các nhà sáng tạo có thể tiếp cận đơn vị khác trong Sony. Đây rõ ràng là 1 lợi thế cho chúng tôi lẫn các nghệ si của chúng tôi." Điển hình là thành công Anyone but You mới đây của Sony Pictures. Bộ phim hài lãng mạn nhãn R không chỉ trở thành cú hit phòng vé kiếm về số tiền gấp 8 lần kinh phí, mà còn làm sống dậy bản hit Unwritten do Sony Music phát hành. Sony tận hưởng 1 chiến thắng kép trên cả 2 lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh.
*Xem thêm: Bản hit 20 năm tuổi "hồi sinh" nhờ 1 bộ phim hài gây sốt phòng vé.
Đối với Sony, xuất bản âm nhạc ngày càng trở nên quan trọng khi tạo ra nguồn lợi nhuận định kỳ đều đặn. Hoạt động kinh doanh âm nhạc đã chuyển từ mô hình bán hàng một lần trước đây, chẳng hạn bán đĩa CD, sang mô hình cấp phép bài hát cho những dịch vụ phát trực tuyến. Từ đó kiếm thu nhập mỗi khi bài hát bất kì được phát. Ước tính, cứ mỗi giờ trôi qua là họ kiếm được hơn 1 triệu USD tiền bản quyền từ Apple Music, Spotify, Tidal, YouTube, Facebook, TikTok,... Trong 3 tháng cuối năm 2023, hoạt động kinh doanh bản quyền âm nhạc đã mang về 2.52 tỷ USD.
Hơn 6 năm qua kể từ khi ông Kenichiro Yoshida lên nắm quyền, Sony đã đầu tư 10 tỷ USD vào lĩnh vực giải trí. Ở quý gần nhất, âm nhạc tạo ra doanh thu hơn 2.8 tỷ USD, tăng trưởng 16%. Dựa theo triển vọng mới công bố, nó chiếm khoảng 25% trong tổng lợi nhuận tập đoàn, vượt qua đồ điện tử và trò chơi điện tử để thành đơn vị đóng góp nhiều nhất.
Yoshida nói với Nikkei về chiến lược bành trướng bản quyền âm nhạc: "Chúng tôi đang tiếp tục đầu tư với niềm tin rằng, trong kỷ nguyên của AI thống trị, giá trị của những thứ như bản quyền âm nhạc sẽ càng tăng thêm." Theo thông báo từ tổ chức IFPI mới đây, đĩa đơn Flower của Miley Cyrus là sản phẩm bán chạy nhất năm 2023. Đây cũng là single do Sony Music phát hành.
>>> "Bộ mặt" khác của Sony mà bạn không biết, Walter White của ngành công nghiệp quy mô hơn 20 tỷ USD.