Bộ phận DX (Device Experience) của Samsung Electronics bao gồm các mảng kinh doanh TV, smartphone và thiết bị gia dụng đã kích hoạt "chế độ khẩn cấp". Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc sẽ cắt giảm số chuyến công tác nước ngoài, các sự kiện tiếp thị toàn cầu đồng thời cắt giảm một nửa các loại chi phí.
Công ty Hàn Quốc đã tuyên bố chuyển đổi sang chế độ khẩn cấp siết chặt chi phí hoạt động, thông qua một thông báo được đăng trên mạng nội bộ của mình vào ngày 7/12. Bộ phận DX đã triển khai chiến dịch cắt giảm chi phí ngay lập tức.
Theo đó, bộ phận DX sẽ cắt giảm chi phí hoạt động, cũng như những chuyến công tác liên quan đến các triển lãm hoặc sự kiện được tổ chức ở nước ngoài, kể cả CES 2023 diễn ra ở Las Vegas. Công ty cũng có kế hoạch cắt giảm một nửa chi phí đi lại bằng cách thay thế các chuyến công tác nước ngoài bằng những cuộc họp video. Đặc biệt, Samsung cũng tính đến chuyện không sử dụng dữ liệu từ các cơ quan nghiên cứu thị trường hoặc những công ty tư vấn khi xây dựng kế hoạch quản lý và đưa ra chiến lược.
Samsung coi tình hình kinh tế hiện tại là một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Một quan chức của công ty cho biết: “Chúng tôi đang phải chịu sự sụt giảm doanh số bán TV và thiết bị gia dụng. Chúng tôi khó có thể mong đợi sự phục hồi nhanh chóng về doanh số bán hàng lúc này.”
Theo công ty thông tin tài chính FnGuide, lợi nhuận hoạt động năm 2023 của Samsung Electronics dự kiến sẽ ở mức 33,38 nghìn tỷ Won, giảm khoảng 29% so với năm nay.
Samsung viện dẫn tỷ giá hối đoái cao,, lãi suất cao, gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như sự thu hẹp của thị trường tiêu dùng là những lý do khiến họ chuyển sang chế độ tối ưu chi phí. Khi môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, ngay cả các giám đốc điều hành hàng đầu của Samsung cũng phải cảnh giác cao độ. Họ lo lắng rằng chi phí tài chính và hàng tồn kho tăng cao, có thể làm hỏng động cơ đầu tư trong tương lai của công ty, trừ khi các biện pháp đặc biệt được thực hiện.
Môi trường kinh doanh xung quanh Samsung Electronics đang xấu đi từng ngày. Lạm phát và khủng hoảng chính trị đã đóng băng thị trường smartphone, TV và thiết bị gia dụng toàn cầu. Trong 3 quý đầu năm nay, tổng lợi nhuận hoạt động của bộ phận DX đạt 11,9 nghìn tỷ Won (9 tỷ USD), giảm 20,4% (2,84 nghìn tỷ Won - tương đương 2,1 tỷ USD) so với 13,93 nghìn tỷ Won (khoảng 10,6 tỷ USD) trong cùng kỳ năm 2021. Các công ty nghiên cứu thị trường dự đoán rằng thị trường trong năm 2023 sẽ tồi tệ hơn năm nay.
Chi phí tài chính lũy kế của Samsung trong cùng kỳ là 14.265,8 tỷ Won, tăng 137,5% so với 6.007,2 tỷ Won trong cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính bao gồm các khoản lỗ phái sinh, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái và chi phí lãi vay. Chi phí tài chính ngày càng tăng, cản trở quá trình tạo ra tiền của công ty.
Một mối lo ngại khác là tình hình kinh tế của các quốc gia mới nổi, vốn là thị trường chính của Samsung Electronics, đang trượt dốc do hậu quả của đồng USD tăng mạnh cũng như lãi suất cao. Tính đến cuối tháng 9, tài sản tồn kho của bộ phận DX lên tới 27.097,4 nghìn tỷ Won (khoảng 20,6 tỷ USD).
Sự bất ổn của chuỗi cung ứng toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa chống COVID-19 của Trung Quốc và cuộc chiến ở Ukraine. Một quan chức cấp cao của một tổ chức kinh tế cho biết: “Môi trường kinh doanh trong năm sau có khả năng trở nên tồi tệ hơn năm nay. Hệ thống quản lý khẩn cấp của Samsung có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian đáng kể.”
>>> Báo Hàn: Samsung sẽ xây dựng nhà máy bán dẫn ở Việt Nam?
Nguồn: Business Korea
Theo đó, bộ phận DX sẽ cắt giảm chi phí hoạt động, cũng như những chuyến công tác liên quan đến các triển lãm hoặc sự kiện được tổ chức ở nước ngoài, kể cả CES 2023 diễn ra ở Las Vegas. Công ty cũng có kế hoạch cắt giảm một nửa chi phí đi lại bằng cách thay thế các chuyến công tác nước ngoài bằng những cuộc họp video. Đặc biệt, Samsung cũng tính đến chuyện không sử dụng dữ liệu từ các cơ quan nghiên cứu thị trường hoặc những công ty tư vấn khi xây dựng kế hoạch quản lý và đưa ra chiến lược.
Samsung coi tình hình kinh tế hiện tại là một cuộc khủng hoảng chưa từng có. Một quan chức của công ty cho biết: “Chúng tôi đang phải chịu sự sụt giảm doanh số bán TV và thiết bị gia dụng. Chúng tôi khó có thể mong đợi sự phục hồi nhanh chóng về doanh số bán hàng lúc này.”
Theo công ty thông tin tài chính FnGuide, lợi nhuận hoạt động năm 2023 của Samsung Electronics dự kiến sẽ ở mức 33,38 nghìn tỷ Won, giảm khoảng 29% so với năm nay.
Samsung viện dẫn tỷ giá hối đoái cao,, lãi suất cao, gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như sự thu hẹp của thị trường tiêu dùng là những lý do khiến họ chuyển sang chế độ tối ưu chi phí. Khi môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, ngay cả các giám đốc điều hành hàng đầu của Samsung cũng phải cảnh giác cao độ. Họ lo lắng rằng chi phí tài chính và hàng tồn kho tăng cao, có thể làm hỏng động cơ đầu tư trong tương lai của công ty, trừ khi các biện pháp đặc biệt được thực hiện.
Môi trường kinh doanh xung quanh Samsung Electronics đang xấu đi từng ngày. Lạm phát và khủng hoảng chính trị đã đóng băng thị trường smartphone, TV và thiết bị gia dụng toàn cầu. Trong 3 quý đầu năm nay, tổng lợi nhuận hoạt động của bộ phận DX đạt 11,9 nghìn tỷ Won (9 tỷ USD), giảm 20,4% (2,84 nghìn tỷ Won - tương đương 2,1 tỷ USD) so với 13,93 nghìn tỷ Won (khoảng 10,6 tỷ USD) trong cùng kỳ năm 2021. Các công ty nghiên cứu thị trường dự đoán rằng thị trường trong năm 2023 sẽ tồi tệ hơn năm nay.
Chi phí tài chính lũy kế của Samsung trong cùng kỳ là 14.265,8 tỷ Won, tăng 137,5% so với 6.007,2 tỷ Won trong cùng kỳ năm ngoái. Chi phí tài chính bao gồm các khoản lỗ phái sinh, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái và chi phí lãi vay. Chi phí tài chính ngày càng tăng, cản trở quá trình tạo ra tiền của công ty.
Một mối lo ngại khác là tình hình kinh tế của các quốc gia mới nổi, vốn là thị trường chính của Samsung Electronics, đang trượt dốc do hậu quả của đồng USD tăng mạnh cũng như lãi suất cao. Tính đến cuối tháng 9, tài sản tồn kho của bộ phận DX lên tới 27.097,4 nghìn tỷ Won (khoảng 20,6 tỷ USD).
Sự bất ổn của chuỗi cung ứng toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa chống COVID-19 của Trung Quốc và cuộc chiến ở Ukraine. Một quan chức cấp cao của một tổ chức kinh tế cho biết: “Môi trường kinh doanh trong năm sau có khả năng trở nên tồi tệ hơn năm nay. Hệ thống quản lý khẩn cấp của Samsung có thể tiếp tục trong một khoảng thời gian đáng kể.”
>>> Báo Hàn: Samsung sẽ xây dựng nhà máy bán dẫn ở Việt Nam?
Nguồn: Business Korea