Samsung vừa bất ngờ thông báo đặt trước mẫu TV OLED S95B, chính thức tham gia thị trường TV OLED ở Việt Nam. Đây là động thái kinh doanh nhắm trực tiếp đến LG và Sony, 2 hãng bán TV OLED chủ đạo ở nước ta lâu nay. Vậy câu hỏi đặt ra là: lần này Samsung mang đến TV OLED có gì khác so với sản phẩm cạnh tranh của 2 ông lớn kia? Sau đây là 3 khác biệt lớn nhất giữa 2 loại công nghệ màn hình trên TV của Samsung với 2 hãng còn lại. Dù cùng là OLED, song chúng vẫn có sự khác biệt.
Màn hình OLED của Samsung không sử dụng đèn nền, phát sáng trực tiếp bằng diode hữu cơ xanh dương. Do vậy, trong khi tấm nền OLED trên TV LG và Sony chỉ cần lọc lại ánh sáng trắng từ diode hữu cơ ra các màu Red-Green-Blue bằng bộ lọc màu, tấm nền QD-OLED phải sử dụng cách tiếp cận khác. Đó là 1 lớp phim chia thành từng ô riêng biệt tương ứng với từng diode. Tại điểm ảnh Red, bố trí các hạt chấm lượng tử có thể phát ra ánh sáng đỏ; điểm ảnh Green là chấm lượng tử phát sáng xanh lá. Còn ô Blue rỗng cho ánh sáng xuyên qua. Với cách làm này, Samsung có thể tạo thành bộ 3 màu cơ bản Red-Green-Blue để tái tạo hình ảnh từ các diode chỉ phát ra ánh sáng xanh dương. Việc sử dụng chấm lượng tử cho điểm ảnh phụ Red và Green sẽ giúp tăng thêm độ sáng và sản lượng màu dồi dào hơn. Trái lại, công nghệ White OLED của LG bị bộ lọc màu cản 1 phần bước sóng ánh sáng. Để khắc phục, Kodak (hãng phát minh ra OLED và đưa ra sáng kiến cải thiện công nghệ White OLED, sau đó đã bán lại cho LG) đã bổ sung thêm 1 diode rỗng bên cạnh ba diode Red-Green-Blue. Diode này có ánh sáng trắng đi xuyên qua giúp bù lại phần ánh sáng bị bộ lọc màu làm hao hụt, từ đó cải thiện độ sáng của panel OLED.
LG đang dẫn đầu thị trường TV OLED lẫn tấm nền OLED cỡ lớn, nay gặp phải đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Samsung. Gần đây, LG đưa ra cải thiện về vật liệu và lớp phát xạ hữu cơ, giúp panel OLED của họ sáng thêm 30% so với trước đây. Thế hệ tấm nền mới này được đặt tên OLED EX, sẽ cung cấp rộng rãi cho tất cả các khách hàng của công ty. Như vậy, loạt TV OLED năm sau của LG và Sony nhiều khả năng sẽ còn có độ sáng cao hơn nữa, cạnh tranh tốt hơn với TV Samsung sử dụng QD-OLED.
Để dễ hình dung, nó giống việc chụp ảnh và bị ám tìm ở viền vậy, khác ở chỗ đây là rìa kí tự hay vật thể chứ không phải rìa ảnh. Dễ nhận ra nhất là hiển thị kí tự text (phụ đề, menu), rìa trên của chữ là màu xanh lá còn rìa dưới là màu tím (màu đỏ pha với xanh dương), phản ánh bố trí điểm ảnh tam giác ở trên. Hiện tượng quang sai này chủ yếu dễ phát hiện khi bạn ngồi gần màn hình TV, cũng như săm soi từng con chữ hiển thị. Nếu xem TV từ khoảng cách xa và chủ yếu là các khung hình thay đổi liên tục, ta gần như không chú ý đến hiện tượng này. Đa phần các trường hợp sử dụng thông thường có lẽ không ảnh hưởng.
Đối với White OLED (trái), ánh sáng từ diode phải đu qua 1 lớp TFT trước, dẫn đến hao hụt độ sáng. Còn Blue OLED (phải) mà Samsung sử dụng không bị lớp TFT cản trở nên ánh sáng được bảo toàn.
Còn QD-OLED của Samsung lại dùng phát sáng đỉnh, ánh sáng từ diode đi lên trên và không bị cản trở bởi mạch TFT. Chính vì thế, loại mà Samsung sử dụng không chỉ có lợi thế về màu sắc và độ sáng, mà bảo toàn hình ảnh từ các góc xiên cũng tốt hơn so với White OLED của LG.
Thử mang Huawei Watch GT 5 Pro Titanium đi lên rừng, xuống biển và cái kết