VNR Content
Pearl
Nhiều người cho rằng, ăn bột ngọt (hay mì chính) ảnh hưởng đến não bộ, khiến chúng ta bị nhức đầu, béo phì, lên cơn hen suyễn, đau bụng, tiêu chảy... Các nhà khoa học có những nghiên cứu nào về vấn đề này? Mời bạn đọc VnReview cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bài viết tổng hợp từ website FDA, các trang tin sức khỏe Medical News Today, Healthline và các nguồn liên quan.
Glutamat hay axit glutamic, bột ngọt tự nhiên là một loại axit amin có sẵn trong nhiều loại cây và đạm động vật như cà chua, thịt bò, các loại thịt, nấm, các loại đậu, hạt, rong biển và các loại sữa (kể cả sữa mẹ)...
Minh họa thực phẩm có bột ngọt tự nhiên (Ảnh: The Ramen Rater)
Bột ngọt tự nhiên cũng có mặt trong một số thực phẩm chế biến như đạm thực vật thủy phân, chiết xuất nấm men, chiết xuất nấm men tự phân (autolyzed yeast), chiết xuất nấm men thủy phân (hydrolyzed yeast), chiết xuất đậu nành, đạm cô lập (protein isolate)...
Trong cơ thể người, axit glutamic là một axit amin không thiết yếu, nghĩa là cơ thể con người chúng ta có thể tự sản xuất axit glutamic mà không cần lấy từ thực phẩm. Axit glutamic là một trong 20 loại axit amin hình thành nên đạm (protein) ở người, và cũng là tiền chất của axit gamma-aminobutyric (GABA). GABA là một chất dẫn truyền thần kinh có nhiều trong hệ thần kinh, giúp não bộ ức chế căng thẳng hoặc bình tĩnh hơn.
Về mặt hóa học, tính chất của hai loại axit glutamic tự nhiên trong thực phẩm và axit glutamic nhân tạo ở dạng bột ngọt là giống nhau, do đó cơ thể không thể phân biệt hai loại này khi tiêu thụ chúng.
(Ảnh: Getty Images)
Sau khi ra đời, bột ngọt đã được dùng để nêm vào các món ăn hơn 100 năm qua. Ngày nay, bột ngọt với vị umami (vị ngọt thịt) được xem là vị cơ bản thứ 5 trong khoa học thực phẩm, bên cạnh 4 vị rất quen thuộc là ngọt, chua, mặn, đắng. Nhiều đặc sản các nước Nhật, Trung Quốc và khu vực Nam Á đều có bột ngọt.
Bột ngọt cũng là gia vị phổ biến được đưa vào nhiều loại thực phẩm chế biến. Dưới đây là danh sách các thực phẩm chế biến có thể có bột ngọt từ một nghiên cứu năm 2018:
E620: axit glutamic (tiếng Anh glutamic acid)
E621: natri glutamat (monosodium glutamate)
E622: kali glutamat (monopotassium glutamate)
E623: canxi điglutamat (calcium diglutamate)
E624: ammoni glutamat (monoammonium glutamate)
E625: magiê điglutamat (magnesium diglutamate)
Ngoài bột ngọt, hai chất điều vị khác rất phổ biến có cùng vị với bột ngọt, thuộc nhóm bột ngọt là đinatri 5' guanylat (E627) là muối natri của axit guanylic (GMP), đinatri 5' inosinat (E631) là muối natri của axit inosinic (IMP). Hai chất này trộn chung với nhau với tỉ lệ 1:1 được gọi là I+G hay đinatri ribonucleotit (E635).
Hai chất đinatri 5' guanylat và đinatri 5' inosinat được gọi là siêu bột ngọt vì khi trộn với bột ngọt thì sẽ tạo ra vị ngọt cao hơn nhiều lần bột ngọt bình thường. Hiệu quả tăng cường hương vị chỉ có khi các chất này được dùng kèm với bột ngọt. Các loại bột nêm, hạt nêm thường có hai chất này và bột ngọt.
Các triệu chứng trên được khoa học gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (Chinese Restaurant Syndrome). “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” sau này được đổi thành hợp chứng bột ngọt (MSG Symptom Complex). Sau lá thư trên, nhiều nghiên cứu củng cố tiếng xấu của bột ngọt, cho rằng phụ gia này rất độc hại.
(Ảnh: HTV)
Tuy nhiên, theo trang tin Healthline, các bằng chứng hiện tại đặt dấu hỏi về tính chính xác của các nghiên cứu trước đây vì những lý do sau:
Theo yêu cầu của FDA, FASEB (Liên đoàn Các hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ) đã điều tra về các phản ứng có hại khi dùng bột ngọt. Theo FASEB, phản ứng phụ chỉ có thể xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và những người tiêu thụ nhiều hơn 3g bột ngọt thuần túy không có thức ăn đi kèm.
Phản ứng phụ xuất hiện sau các bữa ăn bình thường là chuyện khó xảy ra vì một khẩu phần ăn thông thường có bột ngọt chỉ chứa khoảng 0,5g bột ngọt.
Từ cuối năm 2017, EFSA một lần nữa khẳng định lại bột ngọt an toàn khi được dùng làm phụ gia thực phẩm. Cơ quan này cũng xác định hàm lượng tiêu thụ hàng ngày an toàn (lượng đưa vào hàng ngày chấp nhận được-Acceptable Daily Intake-ADI) đối với bột ngọt là 30 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Con số này tương đương 1,5g/ngày ở người nặng 50 kg, cao hơn nhiều lượng bột ngọt được tiêu thụ trong một chế độ ăn bình thường.
Theo trang tin Medical News Today, không có đủ bằng chứng chứng minh có sự liên quan giữa việc tiêu thụ bột ngọt và các phản ứng phụ đã từng được báo cáo. Các nhà nghiên cứu không thể kết luận bột ngọt là nguyên nhân gây ra phản ứng trong các báo cáo đó một cách thuyết phục.
Tuy bột ngọt được chứng nhận an toàn (GRAS) của FDA nhưng FDA yêu cầu các thực phẩm chứa bột ngọt phải ghi rõ điều này trên bao bì do việc sử dụng bột ngọt vẫn gây tranh cãi. Chúng ta cần lưu ý là FDA chỉ yêu cầu liệt kê bột ngọt trên bao bì các thực phẩm có bổ sung bột ngọt, còn các thực phẩm có bột ngọt tự nhiên như các loại rau củ và thịt, thực phẩm chế biến có sẵn axit glutamic tự do đã nêu ở trên thì không cần nêu rõ trên bao bì.
Các thực phẩm có bất kỳ thành phần nào chứa bột ngọt tự nhiên không được tuyên bố là “Không chứa bột ngọt” (No MSG) hoặc “Không bổ sung bột ngọt” (No added MSG). Các nhà sản xuất cũng không được liệt kê bột ngọt là “gia vị và hương liệu” (spices and flavoring).
Lời đồn bột ngọt gây tổn thương não có lẽ đến từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science năm 1969. Trong nghiên cứu của bác sĩ J.W.Olney, chuột nhắt mới sinh bị tổn thương não và bị hủy hoại vùng dưới đồi sau khi được tiêm bột ngọt với liều lượng lớn. Theo Medical News Today, từ tác dụng của việc tiêm một lượng lớn bột ngọt vào chuột sơ sinh suy ra tác dụng của việc con người tiêu thụ một lượng nhỏ bột ngọt từ thực phẩm vào hệ thống tiêu hóa là phi lý.
Một chuyên gia tiêu hóa và dinh dưỡng trẻ em nổi tiếng ở nước ta là bác sĩ Nguyễn Gia Khánh nhận xét trên tạp chí Nhi khoa số tháng 1 năm 2012 như sau: liều lượng bột ngọt tiêm vào chuột sơ sinh là 0,5-4mg/g, tương đương với liều rất lớn là 30-240g với người trung bình cân nặng khoảng 60kg. Liều lượng bột ngọt này là rất lớn, không xuất hiện khi sử dụng bột ngọt làm gia vị thông thường ở người. Bột ngọt vào cơ thể chuột qua đường tiêm trực tiếp vào máu, trong khi con người chúng ta hấp thu bột ngọt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Bột ngọt tiêm trực tiếp sẽ vào thẳng hệ tuần hoàn, cộng thêm hàng rào máu-não chưa phát triển ở chuột sơ sinh nên tổn thương não là tất yếu.
Với con người, cơ thể trẻ em có một số điểm giống với cơ thể người lớn. Trẻ sơ sinh có khả năng chuyển hóa bột ngọt và các cơ chế bảo vệ nhất định để glutamat (axit glutamic) hoặc bột ngọt ăn vào từ thực phẩm không thể vượt qua hàng rào máu-não di chuyển tới não gây ảnh hưởng tiêu cực cho não, theo bác sĩ Khánh.
Giáo sư tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Gia Khánh nguyên là trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi trung ương, một trong những chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em của Việt Nam.
Bột ngọt gây ra nhiều triệu chứng sức khỏe
(Ảnh: Getty Images)
Nhiều người nói rằng họ gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau khi ăn bột ngọt: nhức đầu, hen suyễn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Theo Medical News Today, không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định bột ngọt là nguyên nhân gây ra những vấn đề này.
FDA cho rằng, việc một người tiêu thụ đủ bột ngọt từ thực phẩm để gặp phản ứng phụ là chuyện khó xảy ra. Do đó, các nghiên cứu sử dụng bột ngọt với liều cao trong phòng thí nghiệm có thể không đáng tin trong thực tế.
Nhức đầu:
Danh sách tác nhân gây đau đầu của IHS (Hiệp hội đau đầu quốc tế-International Headache Society) đã từng có tên bột ngọt nhưng đến năm 2018 thì bột ngọt bị gạch tên khỏi danh sách. Một đánh giá năm 2016 cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh được giữa tiêu thụ bột ngọt và nhức đầu có liên quan đến nhau.
Hen suyễn:
Một nghiên cứu cũ năm 1987 khẳng định điều này vì sau khi dùng bột ngọt với số lượng lớn, 40% trong tổng số 32 người tham gia nghiên cứu lên cơn hen suyễn. Hai nghiên cứu về bệnh hen suyễn năm 2012 ở người lớn và trẻ em đều không tìm thấy sự tương quan giữa hen suyễn và tiêu thụ bột ngọt.
Nhạy cảm với bột ngọt:
Theo trung tâm Dị ứng và Xoang New York, sự nhạy cảm gồm các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, ngứa da... Đây là những biểu hiện của sự nhạy cảm với bột ngọt chứ không phải dị ứng bột ngọt. Lượng bột ngọt trong thực phẩm không đủ để tạo ra phản ứng gây hại nghiêm trọng. Các cáo buộc nhạy cảm quá độ với bột ngọt chỉ dựa trên báo cáo.
Trong một đánh giá năm 2019, một số người báo cáo về sự nhạy cảm quá độ với bột ngọt. Tuy nhiên, không đủ bằng chứng chắc chắn để khẳng định điều này mà cần có nhiều nghiên cứu hơn về sự nhạy cảm với bột ngọt trong tự nhiên lẫn bột ngọt cho thêm vào thực phẩm.
Nếu ai đó thấy mình nhạy cảm với bột ngọt hoặc gặp vấn đề sức khỏe sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt thì họ nên ngừng ăn nó. Viết nhật ký thực phẩm sẽ có ích cho bạn trong việc này.
Bài viết tổng hợp từ website FDA, các trang tin sức khỏe Medical News Today, Healthline và các nguồn liên quan.
Bột ngọt và bột ngọt tự nhiên
Bột ngọt còn có một tên gọi khác là mì chính ở miền Bắc, tên khoa học là mononatri glutamat hay monosodium glutamate (MSG) trong tiếng Anh. Bột ngọt là muối natri của axit glutamic, hòa tan trong nước sẽ thành natri và glutamat (glutamate trong tiếng Anh) tự do.Glutamat hay axit glutamic, bột ngọt tự nhiên là một loại axit amin có sẵn trong nhiều loại cây và đạm động vật như cà chua, thịt bò, các loại thịt, nấm, các loại đậu, hạt, rong biển và các loại sữa (kể cả sữa mẹ)...
Bột ngọt tự nhiên cũng có mặt trong một số thực phẩm chế biến như đạm thực vật thủy phân, chiết xuất nấm men, chiết xuất nấm men tự phân (autolyzed yeast), chiết xuất nấm men thủy phân (hydrolyzed yeast), chiết xuất đậu nành, đạm cô lập (protein isolate)...
Trong cơ thể người, axit glutamic là một axit amin không thiết yếu, nghĩa là cơ thể con người chúng ta có thể tự sản xuất axit glutamic mà không cần lấy từ thực phẩm. Axit glutamic là một trong 20 loại axit amin hình thành nên đạm (protein) ở người, và cũng là tiền chất của axit gamma-aminobutyric (GABA). GABA là một chất dẫn truyền thần kinh có nhiều trong hệ thần kinh, giúp não bộ ức chế căng thẳng hoặc bình tĩnh hơn.
Về mặt hóa học, tính chất của hai loại axit glutamic tự nhiên trong thực phẩm và axit glutamic nhân tạo ở dạng bột ngọt là giống nhau, do đó cơ thể không thể phân biệt hai loại này khi tiêu thụ chúng.
Bột ngọt nhân tạo
Bột ngọt được sản xuất thương mại là một loại bột có màu trắng, sáng như muối. Khi ra đời vào năm 1908, bột ngọt được giáo sư Nhật Bản Ikeda Kidunae chiết xuất từ rong biển. Hiện nay, bột ngọt thường được sản xuất bằng cách lên men tinh bột, đường mía, mật mía.Sau khi ra đời, bột ngọt đã được dùng để nêm vào các món ăn hơn 100 năm qua. Ngày nay, bột ngọt với vị umami (vị ngọt thịt) được xem là vị cơ bản thứ 5 trong khoa học thực phẩm, bên cạnh 4 vị rất quen thuộc là ngọt, chua, mặn, đắng. Nhiều đặc sản các nước Nhật, Trung Quốc và khu vực Nam Á đều có bột ngọt.
Bột ngọt cũng là gia vị phổ biến được đưa vào nhiều loại thực phẩm chế biến. Dưới đây là danh sách các thực phẩm chế biến có thể có bột ngọt từ một nghiên cứu năm 2018:
- Các loại bữa ăn đông lạnh và thịt chế biến sẵn: thịt muối, bò pastrami (một loại bò hun khói), xúc xích, các loại thịt hun khói.
- Các loại sốt và sốt salad: sốt cà chua, sốt mayonnaise, sốt thịt nướng, nước tương, mù tạt.
- Viên súp và bột súp mịn để làm nước cốt súp.
- Các loại snack như khoai tây chiên.
- Bột gia vị (ví dụ muối, tiêu).
- Các loại thức ăn nhanh: chicken nugget (gà viên chiên), burger, gà rán.
E620: axit glutamic (tiếng Anh glutamic acid)
E621: natri glutamat (monosodium glutamate)
E622: kali glutamat (monopotassium glutamate)
E623: canxi điglutamat (calcium diglutamate)
E624: ammoni glutamat (monoammonium glutamate)
E625: magiê điglutamat (magnesium diglutamate)
Ngoài bột ngọt, hai chất điều vị khác rất phổ biến có cùng vị với bột ngọt, thuộc nhóm bột ngọt là đinatri 5' guanylat (E627) là muối natri của axit guanylic (GMP), đinatri 5' inosinat (E631) là muối natri của axit inosinic (IMP). Hai chất này trộn chung với nhau với tỉ lệ 1:1 được gọi là I+G hay đinatri ribonucleotit (E635).
Hai chất đinatri 5' guanylat và đinatri 5' inosinat được gọi là siêu bột ngọt vì khi trộn với bột ngọt thì sẽ tạo ra vị ngọt cao hơn nhiều lần bột ngọt bình thường. Hiệu quả tăng cường hương vị chỉ có khi các chất này được dùng kèm với bột ngọt. Các loại bột nêm, hạt nêm thường có hai chất này và bột ngọt.
Nghi oan lịch sử và sự công nhận hiện nay
Bột ngọt bị tai tiếng là gây hại cho sức khỏe con người vào năm 1968, từ một bức thư đăng tải trên tập san khoa học New England Journal of Medicine (Tạp chí Y học New England). Tác giả bức thư, bác sĩ gốc Trung Quốc Robert Ho Man Kwok cho biết, ông nhận thấy tim đập nhanh và cảm giác tê ở cổ, lưng, cánh tay sau khi ăn đồ ăn ở một nhà hàng Trung Quốc. Bác sĩ Kwok nhấn mạnh bột ngọt là nguyên nhân chính dù các triệu chứng ông quan sát có thể là do một số yếu tố trong chế độ ăn như natri, rượu, bột ngọt.Các triệu chứng trên được khoa học gọi là “hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (Chinese Restaurant Syndrome). “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” sau này được đổi thành hợp chứng bột ngọt (MSG Symptom Complex). Sau lá thư trên, nhiều nghiên cứu củng cố tiếng xấu của bột ngọt, cho rằng phụ gia này rất độc hại.
Tuy nhiên, theo trang tin Healthline, các bằng chứng hiện tại đặt dấu hỏi về tính chính xác của các nghiên cứu trước đây vì những lý do sau:
- thiếu nhóm đối chứng về mặt số lượng
- quy mô mẫu nhỏ
- sai sót trong phương pháp luận
- thiếu tính chính xác về liều lượng
- sử dụng liều cực cao vượt quá xa liều lượng bột ngọt được tiêu thụ trong chế độ ăn bình thường
- dùng bột ngọt qua những đường rất ít liên quan tới việc ăn uống qua đường miệng bình thường (ví dụ như đường tiêm)
Theo yêu cầu của FDA, FASEB (Liên đoàn Các hiệp hội Sinh học Thực nghiệm Hoa Kỳ) đã điều tra về các phản ứng có hại khi dùng bột ngọt. Theo FASEB, phản ứng phụ chỉ có thể xảy ra ở người có cơ địa nhạy cảm và những người tiêu thụ nhiều hơn 3g bột ngọt thuần túy không có thức ăn đi kèm.
Phản ứng phụ xuất hiện sau các bữa ăn bình thường là chuyện khó xảy ra vì một khẩu phần ăn thông thường có bột ngọt chỉ chứa khoảng 0,5g bột ngọt.
Từ cuối năm 2017, EFSA một lần nữa khẳng định lại bột ngọt an toàn khi được dùng làm phụ gia thực phẩm. Cơ quan này cũng xác định hàm lượng tiêu thụ hàng ngày an toàn (lượng đưa vào hàng ngày chấp nhận được-Acceptable Daily Intake-ADI) đối với bột ngọt là 30 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Con số này tương đương 1,5g/ngày ở người nặng 50 kg, cao hơn nhiều lượng bột ngọt được tiêu thụ trong một chế độ ăn bình thường.
Theo trang tin Medical News Today, không có đủ bằng chứng chứng minh có sự liên quan giữa việc tiêu thụ bột ngọt và các phản ứng phụ đã từng được báo cáo. Các nhà nghiên cứu không thể kết luận bột ngọt là nguyên nhân gây ra phản ứng trong các báo cáo đó một cách thuyết phục.
Tuy bột ngọt được chứng nhận an toàn (GRAS) của FDA nhưng FDA yêu cầu các thực phẩm chứa bột ngọt phải ghi rõ điều này trên bao bì do việc sử dụng bột ngọt vẫn gây tranh cãi. Chúng ta cần lưu ý là FDA chỉ yêu cầu liệt kê bột ngọt trên bao bì các thực phẩm có bổ sung bột ngọt, còn các thực phẩm có bột ngọt tự nhiên như các loại rau củ và thịt, thực phẩm chế biến có sẵn axit glutamic tự do đã nêu ở trên thì không cần nêu rõ trên bao bì.
Các thực phẩm có bất kỳ thành phần nào chứa bột ngọt tự nhiên không được tuyên bố là “Không chứa bột ngọt” (No MSG) hoặc “Không bổ sung bột ngọt” (No added MSG). Các nhà sản xuất cũng không được liệt kê bột ngọt là “gia vị và hương liệu” (spices and flavoring).
Những lời đồn về bệnh do bột ngọt và bằng chứng
Bột ngọt gây tổn thương nãoLời đồn bột ngọt gây tổn thương não có lẽ đến từ một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science năm 1969. Trong nghiên cứu của bác sĩ J.W.Olney, chuột nhắt mới sinh bị tổn thương não và bị hủy hoại vùng dưới đồi sau khi được tiêm bột ngọt với liều lượng lớn. Theo Medical News Today, từ tác dụng của việc tiêm một lượng lớn bột ngọt vào chuột sơ sinh suy ra tác dụng của việc con người tiêu thụ một lượng nhỏ bột ngọt từ thực phẩm vào hệ thống tiêu hóa là phi lý.
Một chuyên gia tiêu hóa và dinh dưỡng trẻ em nổi tiếng ở nước ta là bác sĩ Nguyễn Gia Khánh nhận xét trên tạp chí Nhi khoa số tháng 1 năm 2012 như sau: liều lượng bột ngọt tiêm vào chuột sơ sinh là 0,5-4mg/g, tương đương với liều rất lớn là 30-240g với người trung bình cân nặng khoảng 60kg. Liều lượng bột ngọt này là rất lớn, không xuất hiện khi sử dụng bột ngọt làm gia vị thông thường ở người. Bột ngọt vào cơ thể chuột qua đường tiêm trực tiếp vào máu, trong khi con người chúng ta hấp thu bột ngọt vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Bột ngọt tiêm trực tiếp sẽ vào thẳng hệ tuần hoàn, cộng thêm hàng rào máu-não chưa phát triển ở chuột sơ sinh nên tổn thương não là tất yếu.
Với con người, cơ thể trẻ em có một số điểm giống với cơ thể người lớn. Trẻ sơ sinh có khả năng chuyển hóa bột ngọt và các cơ chế bảo vệ nhất định để glutamat (axit glutamic) hoặc bột ngọt ăn vào từ thực phẩm không thể vượt qua hàng rào máu-não di chuyển tới não gây ảnh hưởng tiêu cực cho não, theo bác sĩ Khánh.
Giáo sư tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Gia Khánh nguyên là trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Nhi trung ương, một trong những chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa và dinh dưỡng ở trẻ em của Việt Nam.
Bột ngọt gây ra nhiều triệu chứng sức khỏe
Nhiều người nói rằng họ gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau khi ăn bột ngọt: nhức đầu, hen suyễn, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Theo Medical News Today, không có đủ bằng chứng khoa học để khẳng định bột ngọt là nguyên nhân gây ra những vấn đề này.
FDA cho rằng, việc một người tiêu thụ đủ bột ngọt từ thực phẩm để gặp phản ứng phụ là chuyện khó xảy ra. Do đó, các nghiên cứu sử dụng bột ngọt với liều cao trong phòng thí nghiệm có thể không đáng tin trong thực tế.
Nhức đầu:
Danh sách tác nhân gây đau đầu của IHS (Hiệp hội đau đầu quốc tế-International Headache Society) đã từng có tên bột ngọt nhưng đến năm 2018 thì bột ngọt bị gạch tên khỏi danh sách. Một đánh giá năm 2016 cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh được giữa tiêu thụ bột ngọt và nhức đầu có liên quan đến nhau.
Hen suyễn:
Một nghiên cứu cũ năm 1987 khẳng định điều này vì sau khi dùng bột ngọt với số lượng lớn, 40% trong tổng số 32 người tham gia nghiên cứu lên cơn hen suyễn. Hai nghiên cứu về bệnh hen suyễn năm 2012 ở người lớn và trẻ em đều không tìm thấy sự tương quan giữa hen suyễn và tiêu thụ bột ngọt.
Nhạy cảm với bột ngọt:
Theo trung tâm Dị ứng và Xoang New York, sự nhạy cảm gồm các triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, ngứa da... Đây là những biểu hiện của sự nhạy cảm với bột ngọt chứ không phải dị ứng bột ngọt. Lượng bột ngọt trong thực phẩm không đủ để tạo ra phản ứng gây hại nghiêm trọng. Các cáo buộc nhạy cảm quá độ với bột ngọt chỉ dựa trên báo cáo.
Trong một đánh giá năm 2019, một số người báo cáo về sự nhạy cảm quá độ với bột ngọt. Tuy nhiên, không đủ bằng chứng chắc chắn để khẳng định điều này mà cần có nhiều nghiên cứu hơn về sự nhạy cảm với bột ngọt trong tự nhiên lẫn bột ngọt cho thêm vào thực phẩm.
Nếu ai đó thấy mình nhạy cảm với bột ngọt hoặc gặp vấn đề sức khỏe sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt thì họ nên ngừng ăn nó. Viết nhật ký thực phẩm sẽ có ích cho bạn trong việc này.