Tại sao chúng ta nghe nhạc vẫn cứ phiêu dù không hiểu ý nghĩa lời bài hát?

C
Trần Tiến
Phản hồi: 0
Một nhà âm nhạc học và chuyên gia đào tạo về trị liệu âm nhạc đã có những giải thích tại sao ngôn ngữ của lời bài hát không phải lúc nào cũng quan trọng và tác động tới việc chúng ta cảm nhận bài hát đó như thế nào.
Tại sao chúng ta nghe nhạc vẫn cứ phiêu dù không hiểu ý nghĩa lời bài hát?
Từ nhạc điện tử của Pháp, nhạc indie của Nhật Bản đến K-pop và nhạc jazz Tây Ban Nha, mọi người thường nghe những bài hát mà họ không nhất thiết phải hiểu hết lời bài hát. Có vẻ việc không biết ngôn ngữ và ý nghĩa của lời bài hát không ngăn được mọi người thích và đôi khi còn hát theo một bài hát. Cue “Macarena” của Los del Río, hoặc “Despacito” của Luis Fonsi feat Daddy Yankee sau này đều trở nên phổ biến dù rằng không phải là các bài hát Tiếng Anh. Trừ khi người nghe đang tra từ điển nghĩa của lời bài hát, khi đó nghĩa của lời bài hát sẽ không quá ảnh hưởng đến sự đánh giá của họ về một bài hát.

Nhưng tại sao chúng ta vẫn cảm được theo nhạc dù không hiểu lời bài hát​

Nhà dân tộc học Lisa Decenteceo, người giảng dạy âm nhạc tại Đại học Philippines Diliman cho rằng: “Đó là một câu trả lời phức tạp” và tất cả đều bắt đầu với cái được gọi là “hình tượng âm thanh”. Decenteceo cho biết, thuyết hình tượng âm thanh đề cập đến việc nghiên cứu các mối quan hệ giữa cách phát âm và ý nghĩa của chúng. Điều này không chỉ liên quan đến âm nhạc. Ví dụ, các nhà tiếp thị có thể điều chỉnh tính hình tượng âm thanh như một phần trong chiến lược của họ để tạo ra những tên thương hiệu hấp dẫn. Decenteceo giải thích, trong âm nhạc cũng như trong xây dựng thương hiệu, từ ngữ như âm thanh luôn có sức hấp dẫn ngoài ý nghĩa của chúng xét về mặt ngôn ngữ. Thea Tolentino, một giáo viên âm nhạc và là học viên của thạc sĩ trị liệu âm nhạc ở Melbourne tiết lộ: “Hầu hết thời gian khi nghe nhạc bằng tiếng nước ngoài, chúng ta thưởng thức lời bài hát dưới dạng âm thanh chứ không phải lời hát”. Điều này có thể giải thích tại sao chúng ta ngay lập tức bị cuốn hút vào một bài hát ngay cả khi không biết lời bài hát của nó.
Tại sao chúng ta nghe nhạc vẫn cứ phiêu dù không hiểu ý nghĩa lời bài hát?
Mặc dù những thứ như văn hóa và trải nghiệm cá nhân ảnh hưởng đến phản ứng của mọi người đối với các loại âm nhạc khác nhau. Tolentino cho rằng, có một số kỹ thuật âm nhạc thường được sử dụng để truyền tải một số tâm trạng nhất định. Một trong số đó là thang âm, hoặc chuỗi các nốt, âm hoặc quãng phân chia quãng tám được chia độ. Cô nhấn mạnh: “Các bài hát ở âm giai trưởng thường có âm thanh tươi sáng hơn, vui vẻ hơn, trong khi âm giai thứ thường có cảm giác u uất hơn một chút”. Tolentino chia sẻ thêm, não bộ của con người có khả năng phản ứng với âm thanh. Trong quá trình cuốn theo bài nhạc, não bộ “đồng bộ hóa hơi thở, chuyển động của chúng ta, thậm chí cả các hoạt động thần kinh với âm thanh mà chúng ta nghe thấy”. Đây là lý do tại sao nhạc có nhịp độ nhanh lại rất phù hợp để chạy hay lý do một số giáo viên yoga lại chọn các bản nhạc có nhịp điệu và du dương khi giảng dạy. Decenteceo giải thích: "âm nhạc có tác dụng gì đó đối với ngữ cảnh", từ cách hát các từ đến cách phát âm. Và có cả những thứ đi kèm với lời hát. Các yếu tố của âm thanh và âm nhạc như cao độ, giai điệu, hòa âm, âm sắc và biên độ có tác động đến tình cảm, cảm xúc, tâm lý, nhận thức và thậm chí cả thể chất đối với người nghe. Decenteceo cho biết: “Âm nhạc bổ sung rất nhiều ý nghĩa và hướng hiểu cho lời bài hát thông qua một tổ hợp những con đường này”.

Âm nhạc giúp giải phóng lời nói và suy nghĩ hiệu quả hơn​

Decenteceo trích dẫn cuốn sách The Sound of Nonsense của Richard Elliott cho biết, âm nhạc giúp giải phóng lời nói. Bài hát giải phóng giọng nói khỏi mọi gánh nặng khi phải nói bất cứ điều gì có ý nghĩa. Nói cách khác, các yếu tố trong âm nhạc như âm giai và giai điệu kết hợp với âm thanh đơn giản của lời bài hát giúp tạo ra một dạng ý nghĩa độc lập với nghĩa từ điển của từ. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu âm nhạc như một kiểu diễn ngôn kết hợp với các yếu tố âm nhạc. Decenteceo cho hay: “Mối quan hệ qua lại của những khía cạnh âm nhạc có giai điệu, có cao độ và sự kết hợp của tất cả những thứ đó lại với nhau”.
Tại sao chúng ta nghe nhạc vẫn cứ phiêu dù không hiểu ý nghĩa lời bài hát?
Nhưng các yếu tố của âm nhạc, trong trường hợp này không chỉ liên quan đến những thứ như nhịp đập, hòa âm, giai điệu và âm thanh của các nhạc cụ mà còn liên quan đến cách âm nhạc được nén lại và chuyển đến người nghe trên khắp thế giới. Nếu lời bài hát chỉ là một phần của âm nhạc thì bản thân âm nhạc cũng là một phần của cái gì đó lớn hơn. Những thứ như hình ảnh của nghệ sỹ, hình ảnh minh họa, không gian, bối cảnh,…tất cả đều giúp truyền tải ý nghĩa của bài hát. Tất nhiên, điều này không làm giảm tầm quan trọng của ý nghĩa ngôn ngữ trong lời bài hát. Tolentino giải thích trong liệu pháp âm nhạc, lời bài hát là công cụ mạnh mẽ giúp mọi người nhận biết, diễn đạt rõ ràng và phản ánh cảm xúc của họ. Điều quan trọng vẫn là đề phòng bất kỳ thông điệp sai trái hoặc có vấn đề nào trong lời bài hát. Nhưng nhìn chung, bất cứ bài hát nào tạo ra sức hấp dẫn tức cho người nghe đều đem đến một giá trị nào đó cho dù họ có hiểu lời hay không. Âm nhạc suy cho cùng là ngôn ngữ chung và không có biên giới. Nguồn: Vice
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top