thumbnail - Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
Minh Ngọc Nguyễn Hoàng
Hà Nội

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?

Các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng mùi hương đặc biệt của chuối khiến chuột đực trở nên căng thẳng.

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
 

Các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill ở Montreal, Quebec, đã khám phá ra sự chán ghét bất thường của chúng đối với loại trái cây này trong lúc phân tích các hormone gây căng thẳng tăng vọt ở chuột đực khi chúng gần gũi với con cái đang mang thai hoặc cho con bú. Nguyên nhân là do một hợp chất gọi là n-pentyl axetat có trong nước tiểu của chuột cái. Nó cũng là hợp chất tạo ra mùi vị riêng biệt của chuối.

Jeffrey Mogil, tác giả của nghiên cứu và là giáo sư tại khoa tâm lý học tại Đại học McGill cho biết: “Toàn bộ phát hiện này là một bất ngờ vì chúng tôi không chủ động tìm hiểu về nó mà là tình cờ khám phá ra. Những con chuột cái mang thai ở trong phòng thí nghiệm của chúng tôi để thực hiện một thí nghiệm khác và một trong những sinh viên nhận ra rằng những con đực bắt đầu hành động kỳ lạ.”

Trong bài báo, các nhà nghiên cứu đã viết rằng "những con chuột đực, đặc biệt là những con đực còn trinh, thường hành động gây hấn vô tội vạ để nâng cao khả năng di truyền của chúng." Để ngăn chặn những kẻ săn mồi nguy hiểm này, những con chuột cái mang thai và cho con bú phát ra phản ứng hóa học qua cơ thể chúng, để gửi thông điệp đến con đực rằng hãy tránh xa con của chúng.

Mogil cho biết: “Động vật gặm nhấm và nhiều động vật có vú khác ngoài phụ thuộc vào khứu giác. Và chuột cũng giao tiếp với nhau thông qua khứu giác. Chúng tôi đã thấy rất nhiều thông điệp khứu giác được gửi từ con đực sang con cái, nhưng hiếm khi thấy trường hợp ngược lại. Hầu hết những thông điệp này liên quan đến hành vi tình dục, nhưng trong trường hợp này, tình dục không liên quan gì cả. Đây là một thông điệp cảnh báo từ con cái rằng hãy tránh xa con của chúng, nếu không sẽ có một cuộc chiến căng thẳng xảy ra”.

Tại sao chuột đực lại sợ chuối khiếp vía?
 

Sau khi quan sát thấy mức độ căng thẳng ở con đực tăng lên khi phản ứng với các chất hóa học trong nước tiểu của con cái, Mogil và nhóm của ông đã tự hỏi liệu n-pentyl acetate từ một nguồn khác có gây ra phản ứng tương tự hay không. Họ đã mua dầu chuối từ một siêu thị địa phương và thêm chất lỏng này vào bông gòn, sau đó đặt nó vào lồng chuột đực. Sự hiện diện của mùi hương này cũng làm tăng mức độ căng thẳng của con đực và các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự gia tăng nội tiết tố này liên quan trực tiếp đến căng thẳng mà một người cảm thấy khi đối mặt với một cuộc chiến có thể xảy ra.

Ngoài ra, việc tiếp xúc với nước tiểu hoặc dầu chuối cũng có tác dụng giảm đau và làm giảm độ nhạy cảm của chuột đực với cơn đau.

Các tác giả nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng mức độ giảm đau do căng thẳng gây ra cao hơn đáng kể ở chuột đực còn trinh, cho thấy rằng những con đực không có quan hệ huyết thống là mối đe dọa lớn hơn đối với sự sống sót của chuột con so với những con chuột bố. 

Mogil chia sẻ rằng phát hiện này thể hiện một bước đột phá trong khoa học về tín hiệu xã hội của động vật có vú.

Ông nói: “Các loài động vật có vú giao tiếp với nhau phong phú hơn chúng ta nghĩ ban đầu.”

Nguồn: Live Science

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác