Nhiều người trong chúng ta dành hàng giờ trước màn hình mỗi ngày, cho dù đó là TV, màn hình máy tính hay điện thoại thông minh. LG Display vừa thông báo rằng thế hệ tấm nền mới nhất của hãng là MLA OLED hoặc còn gọi là META OLED, gần đây đã nhận được hai chứng nhận mới liên quan đến tác động với sức khỏe.
"UL Solutions, công ty hàng đầu thế giới về khoa học an toàn ứng dụng, đã thử nghiệm tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba của LG Display (MLA OLED) để tìm các bước sóng ánh sáng xanh có thể gây mỏi mắt và rối loạn giấc ngủ. Tấm nền OLED tiên tiến của LG Display đạt được số điểm 36%, mức thấp nhất trong số tất cả các tấm nền TV hiện có. Để so sánh, bước sóng ánh sáng xanh phát ra từ TV LCD thông thường đạt mức từ 70 đến 80%", LG Display công bố.
"Ngoài ra, tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba của LG Display cũng cung cấp mức độ phản xạ cực thấp từ các vật thể ở gần, đạt được chứng nhận 'Không phản chiếu' từ Intertek," công ty cho biết. "Từ quá trình thử nghiệm của Intertek về tỷ lệ ánh sáng bên ngoài phản chiếu trên màn hình, tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba đã đạt được tỷ lệ phản chiếu dẫn đầu ngành dưới 1%."
LG OLED G3 sử dụng công nghệ tấm nền MLA OLED
Trước đó, tấm nền OLED của LG Display là màn hình đầu tiên nhận được chứng nhận 'Eyesafe' từ TÜV Rheinland và Eyesafe Inc. Chứng nhận này tính đến mức độ nhấp nháy của màn hình (flicker), có thể gây mỏi mắt và đau đầu trong những trường hợp nghiêm trọng.
LG Display cũng khoe tấm nền OLED của họ đã có chứng nhận 'Thân thiện với sinh học' do TÜV Rheinland cấp cho các sản phẩm "đáp ứng các tiêu chuẩn về giảm thiểu tác động của chúng đến chất lượng cuộc sống của mọi người vào ban ngày và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm".
Tấm nền MLA OLED hiện được sử dụng trong dòng TV LG OLED G3, Panasonic MZ2000 và Philips OLED908, trong khi tấm nền OLED thông thường của LG Display được sử dụng trong các mẫu TV của tất cả các thương hiệu hiện cung cấp TV OLED, bao gồm cả một số mẫu Samsung.
Mặc dù các chứng nhận thường do LG ủy quyền nhưng các tổ chức này cũng thử nghiệm các công nghệ màn hình khác từ các thương hiệu cạnh tranh. Ví dụm Samsung Display trước đây đã nhấn mạnh các kết quả tương tự từ một số tổ chức chứng nhận tương tự cho tấm nền QD-OLED của mình.
"Eyesafe Certified 2.0 một lần nữa xác nhận rằng QD-OLED được công nhận là màn hình vượt trội không chỉ vì chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp mà còn vì lợi ích sức khỏe của mắt. Chúng tôi tin tưởng rằng QD-OLED là màn hình tối ưu cho người tiêu dùng thích sử dụng nhiều giờ liền về trò chơi và nội dung độ phân giải cao", Samsung Display cho biết vào tháng 2 /2023.
Mặc dù các tuyên bố về sức khỏe liên quan đến ánh sáng xanh còn gây tranh cãi nhưng có rất ít nghi ngờ rằng hiện tượng nhấp nháy có thể gây ra vấn đề cho người xem, tùy thuộc vào ngưỡng độ nhạy của chính họ.
>> Công nghệ MLA là gì mà được coi là tương lai của TV OLED?
>> Trên tay LG OLED G3: một cải tiến đủ tạo nên sự khác biệt
>> Hãng Philips: Tấm nền MLA OLED tốt hơn tấm nền QD-OLED
"UL Solutions, công ty hàng đầu thế giới về khoa học an toàn ứng dụng, đã thử nghiệm tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba của LG Display (MLA OLED) để tìm các bước sóng ánh sáng xanh có thể gây mỏi mắt và rối loạn giấc ngủ. Tấm nền OLED tiên tiến của LG Display đạt được số điểm 36%, mức thấp nhất trong số tất cả các tấm nền TV hiện có. Để so sánh, bước sóng ánh sáng xanh phát ra từ TV LCD thông thường đạt mức từ 70 đến 80%", LG Display công bố.
"Ngoài ra, tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba của LG Display cũng cung cấp mức độ phản xạ cực thấp từ các vật thể ở gần, đạt được chứng nhận 'Không phản chiếu' từ Intertek," công ty cho biết. "Từ quá trình thử nghiệm của Intertek về tỷ lệ ánh sáng bên ngoài phản chiếu trên màn hình, tấm nền TV OLED thế hệ thứ ba đã đạt được tỷ lệ phản chiếu dẫn đầu ngành dưới 1%."
Trước đó, tấm nền OLED của LG Display là màn hình đầu tiên nhận được chứng nhận 'Eyesafe' từ TÜV Rheinland và Eyesafe Inc. Chứng nhận này tính đến mức độ nhấp nháy của màn hình (flicker), có thể gây mỏi mắt và đau đầu trong những trường hợp nghiêm trọng.
LG Display cũng khoe tấm nền OLED của họ đã có chứng nhận 'Thân thiện với sinh học' do TÜV Rheinland cấp cho các sản phẩm "đáp ứng các tiêu chuẩn về giảm thiểu tác động của chúng đến chất lượng cuộc sống của mọi người vào ban ngày và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm".
Tấm nền MLA OLED hiện được sử dụng trong dòng TV LG OLED G3, Panasonic MZ2000 và Philips OLED908, trong khi tấm nền OLED thông thường của LG Display được sử dụng trong các mẫu TV của tất cả các thương hiệu hiện cung cấp TV OLED, bao gồm cả một số mẫu Samsung.
Mặc dù các chứng nhận thường do LG ủy quyền nhưng các tổ chức này cũng thử nghiệm các công nghệ màn hình khác từ các thương hiệu cạnh tranh. Ví dụm Samsung Display trước đây đã nhấn mạnh các kết quả tương tự từ một số tổ chức chứng nhận tương tự cho tấm nền QD-OLED của mình.
"Eyesafe Certified 2.0 một lần nữa xác nhận rằng QD-OLED được công nhận là màn hình vượt trội không chỉ vì chất lượng hình ảnh tuyệt đẹp mà còn vì lợi ích sức khỏe của mắt. Chúng tôi tin tưởng rằng QD-OLED là màn hình tối ưu cho người tiêu dùng thích sử dụng nhiều giờ liền về trò chơi và nội dung độ phân giải cao", Samsung Display cho biết vào tháng 2 /2023.
>> Công nghệ MLA là gì mà được coi là tương lai của TV OLED?
>> Trên tay LG OLED G3: một cải tiến đủ tạo nên sự khác biệt
>> Hãng Philips: Tấm nền MLA OLED tốt hơn tấm nền QD-OLED