LG OLED G3 là chiếc TV OLED đầu tiên sử dụng công nghệ lớp vi thấu kính (Micro Lens Array – MLA), biến nó trở thành TV OLED có độ sáng cao nhất thị trường hiện nay.
LG OLED G3 là dòng TV cao cấp trong nhóm TV OLED 2023 của LG. Sản phẩm được định vị trên dòng C và A nhưng dưới dòng TV OLED Z3 có độ phân giải 8K. LG OLED G3 hiện có 4 tùy chọn kích cỡ 55 inch, 65 inch, 77 inch và 83 inch. Hiện tại, LG đã mở bán các kích cỡ 55 inch, 65 inch và 77 inch ở thị trường Việt Nam với giá công bố lần lượt là 54,9 triệu đồng, 69,9 triệu đồng và 109,9 triệu đồng.
Mình để ý thì thấy giá công bố của LG OLED G3 năm nay rẻ hơn khoảng 15% so với giá mở bán của dòng LG OLED G2 năm ngoái. Trong khi đó, LG OLED G3 lại có nhiều nâng cấp, đặc biệt là công nghệ MLA mới lần đầu được LG trang bị cho riêng mẫu TV này giúp tăng độ sáng lên 70% so với các TV OLED khác.
Khi sử dụng giá treo này, TV sẽ ốp phẳng và rất sát với tường, gần như không có khoảng trống. LG cũng bán chân đế riêng cho LG OLED G3 dành cho những ai không muốn treo tường.
Mặt sau của LG OLED G3 trông gọn gàng và tối giản, có các đường cắt lõm để đi dây cáp. Chiếc giá treo đi kèm có thể kéo về phía trước khi gắn TV nên có thể sắp xếp lại dây cáp dễ dàng sau khi đã treo TV lên tường.
Khung TV được làm bằng kim loại với độ hoàn thiện chắc chắn, mình bấm vào không thấy ọp ẹp ở bất kỳ vị trí nào. Độ dày của TV ở chỗ dày nhất là 2,4cm, mỏng hơn chút so với LG G2 (2,5cm).
Lớp MLA của chiếc TV LG OLED G3 bản 77 inch sẽ có 42,4 tỷ vi thấu kính.
Để hình dung các vi thấu kính này nhỏ như nào, LG Display (đơn vị sản xuất màn hình của LG) cho rằng họ có thể đặt 5000 vi thấu kính trên một điểm ảnh. Như vậy, một chiếc TV OLED 77 inch sẽ có khoảng 42,4 tỷ vi thấu kính.
Nhờ công nghệ MLA, LG cho biết chiếc OLED G3 có độ sáng cao hơn 70% so với các TV OLED khác. Đặc biệt, công nghệ MLA giúp màn hình TV sáng hơn nhờ lớp vi thấu kính hội tụ ánh sáng, không cần tấm nền phải tăng công xuất phát sáng.
Lớp vi thấu kính MLA giúp hội tụ ánh sáng phát ra từ các điểm ảnh, tăng độ sáng của TV mà không cần tăng cường độ phát sáng.
Trên lý thuyết, đỉnh sáng của LG OLED G3 có thể đạt 2000 nit, tương đương các TV LCD có độ sáng cao trên thị trường hiện nay và hơn gấp đôi các TV OLED thuộc nhóm có độ sáng cao khác. Mình tham khảo một số bên như Rtings họ đo đạc thực tế thì độ sáng của LG OLED G3 cao hơn khoảng 50% so với LG OLED G2. Cụ thể, OLED G3 đạt độ sáng 1467 cd/m2 ở nội dung HDR và đo ở diện tích 10% màn hình, cao gấp rưỡi LG G2 (976 cd/m2). Đỉnh sáng ở nội dung thông thường (không phải nội dung HDR) của OLED G3 khi đo ở 10% diện tích màn hình là 612 cd/m2, cao hơn nhiều OLED G2 (450 cd/m2).
LG OLED G3 55 inch (phải) có độ sáng cao hơn LG OLED G2 65 inch (trái).
Mình đã lắp thử hai chiếc LG OLED G3 (55 inch) và LG OLED G2 (65 inch) để so sánh song song thì màn hình của chiếc OLED G3 sáng hơn khá nhiều chiếc OLED G2 nhưng không quá lớn như các thông số đo đạc phía trên. Điều này dễ hiểu bởi các con số trên là đo ở diện tích 10% màn hình của TV, phần diện tích đo càng nhỏ thì độ hội tụ ánh sáng càng nhiều. Còn nếu đo độ sáng trên toàn màn hình thì chênh lệch độ sáng sẽ giảm đi. So với thế hệ trước thì độ sáng thực tế trên toàn màn hình của OLED G3 tăng khoảng 25%. Đó thực ra là sự nâng cấp lớn bởi bản thân chiếc OLED G2 từng là một trong những TV OLED sáng nhất.
Ngoại độ sáng, LG OLED G3 có góc nhìn nhỉnh hơn thế hệ tiền nhiệm.
Ngoài độ sáng tăng lên, khi so sánh trực tiếp giữa OLED G3 và OLED G2, mình thấy góc nhìn và khả năng chống chói của chiếc OLED G3 cũng nhỉnh hơn chút. Còn màu sắc của hai TV gần như tương đồng, chênh lệch khó nhận ra bằng mắt thường. Mình đã so sánh nhiều thể loại nội dung từ nội dung truyền hình thông thường đến nội dung HDR và các phim chuẩn Dolby Vision giữa hai TV thì thấy không khác biệt nhiều. Cả hai đều là những TV có chất lượng hình ảnh ấn tượng, màu sắc sống động, tự nhiên, độ tương phản cao và nhìn dịu mắt.
Khi LG công bố công nghệ MLA, một số ý kiến lo ngại độ sáng cao có thể làm giảm khối lượng màu sắc mà TV có thể hiển thị. Tuy vậy, điều đó đã không xảy ra. LG OLED G3 có độ sáng cao mà không phải hy sinh gì cả, màu sắc không giảm và công suất đèn nền không phải tăng lên. Việc gia tăng độ sáng và khả năng chống chói giúp TV này có thể xem ở nhiều môi trường khác nhau, từ phòng khách nhiều ánh sáng đến phòng ngủ, nơi mà tấm nền OLED lâu nay vẫn luôn là ưu thế so với các TV LCD.
LG OLED G3 không phải hy sinh màu sắc để tăng độ sáng.
Ở khía cạnh hiệu năng, LG OLED G3 sử dụng vi xử lý hình ảnh mới Alpha 9 Gen 6. Các nội dung chất lượng thấp như nội dung truyền hình và YouTube được nâng cấp (upscale) mượt mà, mịn và chi tiết vùng tối được tái tạo tốt. Tốc độ phản hồi cũng rất mượt, không thấy vệt mờ chuyển động với các hình ảnh chuyển động nhanh.
Chơi game: vẫn là thế mạnh đặc trưng của LG
Về khía cạnh chơi game, LG OLED G3 không có quá nhiều khác biệt về tính năng so với thế hệ tiền nhiệm ngoại trừ độ sáng được nâng lên rõ rệt nhờ công nghệ MLA mới.
LG OLED G3 vẫn có 4 cổng HDMI 2.1
Nhìn vào thông số, chiếc LG OLED G3 vẫn có 4 cổng HDMI 2.1 đủ để cắm PC, máy chơi game cầm tay (console) và một loa soundbar chất lượng mà vẫn còn dư một cổng. Cổng HDMI 2.1 hỗ trợ xuất hình ảnh 4K@120Hz với đầy đủ các công nghệ như ALLM (Auto Low Latency Mode), VRR (Variable Refresh Rate), hai công nghệ chống rách hình Nvidia G-Sync và AMD FreeSync Premium. Riêng việc trang bị 4 cổng HDMI 2.1 đã đủ để LG OLED G3 và một số TV OLED khác của LG trở thành “của hiếm”, khi hầu hết TV từ các thương hiệu khác vẫn chỉ có tối đa 2 cổng HDMI 2.1 mà thôi.
Độ trễ đầu vào chỉ còn 10ms khi kích hoạt Boost Mode.
Dolby Vision tiếp tục hỗ trợ tối đa 4K@120Hz trên LG OLED G3 và chế độ HGiG giúp ánh xạ tông màu HDR chính xác hơn cho nhiều trò chơi cũng được tích hợp. Độ trễ đầu vào vẫn được giữ ở mức 13ms ở tần số quét 60Hz, nhưng con số này có thể giảm xuống còn 10ms khi kích hoạt Boost Mode trong menu Game Optimizer, giao diện nhóm các thiết lập liên quan đến game vào một nơi.
Game Optimizer - giao diện nhóm các thiết lập liên quan đến game trên TV.
Nói đến Game Optimizer thì tính năng này trên LG OLED G3 được bổ sung thêm một sub-menu cho phép game thủ tuỳ chỉnh cài đặt âm thanh, giống như cách chúng ta vẫn cài đặt các chế độ hiển thị (RTS, RPG, Sports,...) cho tựa game yêu thích của mình. Mình test nhanh với game PES 2019 bằng PS5 và cảm thấy ấn tượng với màu xanh mát mắt của mặt cỏ Allianz Arena, cũng như tiếng hò reo cổ vũ của khán giả cứ như đang có mặt tại sân vận động vậy.
Âm thanh: có cải thiện về phần mềm
LG OLED G3 không có sự nâng cấp rõ rệt về âm thanh, ít nhất là phần cứng với hệ thống loa 4.2 kênh công suất 60W tương tự OLED G2. Tuy nhiên, sự thay đổi lại đến từ phần mềm. TV này được trang bị bản nâng cấp của tính năng AI Sound Pro cho phép “up-mix” bất kỳ âm thanh đầu ra thành âm thanh vòm 9.1.2 so với 7.1.2 của LG OLED G2 tiền nhiệm.
Kết hợp với Dolby Atmos, chất lượng âm thanh của LG G3 mình đánh giá ở mức ổn mặc dù thân TV siêu mỏng hạn chế không gian vật lý để cải thiện hệ thống âm thanh. Giọng nói được tái tạo rõ ràng và sắc nét, âm trường rộng rãi và mình có thể cảm nhận được âm thanh tới từ các hướng khi ngồi trước TV. Bass có sự hiện diện nhưng tương đối mờ nhạt so với các dải âm còn lại. Trong hầu hết các nội dung, từ xem phim đến các MV âm nhạc, trải nghiệm âm thanh giữa LG OLED G3 và OLED G2 khá tương đồng nhau.
Một tính năng hay ho mà mình chưa có dịp dùng thử là LG WOW Orchestra. Khi đã chơi đến TV cao cấp như thế này thì chắc chắn ít ai muốn dừng lại ở loa ngoài tích hợp mà sẽ đầu tư vào những soundbar chất lượng. Và LG WOW Orchestra là tính năng sẽ kết hợp loa soundbar với loa TV để tạo ra trải nghiệm âm thanh vòm tốt nhất có thể. Với một soundbar được hỗ trợ tính năng WOW Orchestra chẳng hạn như chiếc LG S95QR, bạn có thể kỳ vọng vào một trải nghiệm âm thanh vô cùng sống động.
Ngoài ra, LG năm nay cũng hỗ trợ khả năng giải mã định dạng âm thanh vòm DTS, tính năng trước đó chiếc LG OLED G2 không không có. Đây là bổ sung hữu ích với những người thích xem DVD và Bluray trên TV, những sản phẩm có xu hướng sử dụng định dạng DTS hơn là Dolby.
WebOS 23 hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt qua trợ lý ảo Google Assistant và ứng dụng riêng của LG. Việc điều khiển bằng giọng nói có thể thực hiện trên điều khiển từ xa hoặc trực tiếp trên TV. Cả điều khiển từ xa và TV đều có micro để thu lệnh giọng nói. Chiếc điều khiển từ xa của OLED G3 cũng giống với điều khiển trên OLED G2.
Thực ra, chiếc OLED G2 đến giờ vẫn xứng tầm là TV OLED đầu bảng trên thị trường. Nó có thiết kế viền mỏng với chất liệu kim loại và được tối ưu cho việc treo tường; chất lượng hình ảnh ấn tượng từ tấm nền OLED, khả năng nâng cấp nội dung chất lượng thấp lên độ phân giải 4K mượt mà và giàu chi tiết cùng các tính năng hỗ trợ “tận răng” cho game thủ.
Việc bổ sung công nghệ MLA giúp OLED G3 không bị giới hạn ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, một cải tiến đưa TV OLED này trở thành một lựa chọn toàn diện.
>> Công nghệ MLA là gì mà được coi là tương lai của TV OLED?
>> LG ra mắt loạt TV 2023 ở Việt Nam, điểm nhấn là TV OLED G3 sáng hơn 70%
LG OLED G3 là dòng TV cao cấp trong nhóm TV OLED 2023 của LG. Sản phẩm được định vị trên dòng C và A nhưng dưới dòng TV OLED Z3 có độ phân giải 8K. LG OLED G3 hiện có 4 tùy chọn kích cỡ 55 inch, 65 inch, 77 inch và 83 inch. Hiện tại, LG đã mở bán các kích cỡ 55 inch, 65 inch và 77 inch ở thị trường Việt Nam với giá công bố lần lượt là 54,9 triệu đồng, 69,9 triệu đồng và 109,9 triệu đồng.
Mình để ý thì thấy giá công bố của LG OLED G3 năm nay rẻ hơn khoảng 15% so với giá mở bán của dòng LG OLED G2 năm ngoái. Trong khi đó, LG OLED G3 lại có nhiều nâng cấp, đặc biệt là công nghệ MLA mới lần đầu được LG trang bị cho riêng mẫu TV này giúp tăng độ sáng lên 70% so với các TV OLED khác.
Thiết kế tối ưu cho treo tường
LG OLED G3 có thiết kế tương tự thế hệ tiền nhiệm LG OLED G2. Đây là TV có viền rất mỏng (6mm) và mặt lưng được thiết kế phẳng để tối ưu cho việc treo tường. Do được thiết kế định hướng để treo tường, hộp đựng của OLED G3 chỉ tặng kèm một chiếc giá treo, không có chân đế như nhiều TV khác.Khi sử dụng giá treo này, TV sẽ ốp phẳng và rất sát với tường, gần như không có khoảng trống. LG cũng bán chân đế riêng cho LG OLED G3 dành cho những ai không muốn treo tường.
Mặt sau của LG OLED G3 trông gọn gàng và tối giản, có các đường cắt lõm để đi dây cáp. Chiếc giá treo đi kèm có thể kéo về phía trước khi gắn TV nên có thể sắp xếp lại dây cáp dễ dàng sau khi đã treo TV lên tường.
Khung TV được làm bằng kim loại với độ hoàn thiện chắc chắn, mình bấm vào không thấy ọp ẹp ở bất kỳ vị trí nào. Độ dày của TV ở chỗ dày nhất là 2,4cm, mỏng hơn chút so với LG G2 (2,5cm).
Chất lượng hình ảnh: sáng hơn nhiều so với thế hệ trước
Điểm đáng nói nhất ở LG OLED G3 là công nghệ MLA mới. Hiểu một cách đơn giản, đây là một lớp gồm hàng tỷ thấu kính siêu nhỏ đặt phía trước tấm nền để hội tụ ánh sáng của các điểm ảnh phát ra, giúp tăng độ sáng cho TV.Lớp MLA của chiếc TV LG OLED G3 bản 77 inch sẽ có 42,4 tỷ vi thấu kính.
Để hình dung các vi thấu kính này nhỏ như nào, LG Display (đơn vị sản xuất màn hình của LG) cho rằng họ có thể đặt 5000 vi thấu kính trên một điểm ảnh. Như vậy, một chiếc TV OLED 77 inch sẽ có khoảng 42,4 tỷ vi thấu kính.
Nhờ công nghệ MLA, LG cho biết chiếc OLED G3 có độ sáng cao hơn 70% so với các TV OLED khác. Đặc biệt, công nghệ MLA giúp màn hình TV sáng hơn nhờ lớp vi thấu kính hội tụ ánh sáng, không cần tấm nền phải tăng công xuất phát sáng.
Lớp vi thấu kính MLA giúp hội tụ ánh sáng phát ra từ các điểm ảnh, tăng độ sáng của TV mà không cần tăng cường độ phát sáng.
Trên lý thuyết, đỉnh sáng của LG OLED G3 có thể đạt 2000 nit, tương đương các TV LCD có độ sáng cao trên thị trường hiện nay và hơn gấp đôi các TV OLED thuộc nhóm có độ sáng cao khác. Mình tham khảo một số bên như Rtings họ đo đạc thực tế thì độ sáng của LG OLED G3 cao hơn khoảng 50% so với LG OLED G2. Cụ thể, OLED G3 đạt độ sáng 1467 cd/m2 ở nội dung HDR và đo ở diện tích 10% màn hình, cao gấp rưỡi LG G2 (976 cd/m2). Đỉnh sáng ở nội dung thông thường (không phải nội dung HDR) của OLED G3 khi đo ở 10% diện tích màn hình là 612 cd/m2, cao hơn nhiều OLED G2 (450 cd/m2).
LG OLED G3 55 inch (phải) có độ sáng cao hơn LG OLED G2 65 inch (trái).
Mình đã lắp thử hai chiếc LG OLED G3 (55 inch) và LG OLED G2 (65 inch) để so sánh song song thì màn hình của chiếc OLED G3 sáng hơn khá nhiều chiếc OLED G2 nhưng không quá lớn như các thông số đo đạc phía trên. Điều này dễ hiểu bởi các con số trên là đo ở diện tích 10% màn hình của TV, phần diện tích đo càng nhỏ thì độ hội tụ ánh sáng càng nhiều. Còn nếu đo độ sáng trên toàn màn hình thì chênh lệch độ sáng sẽ giảm đi. So với thế hệ trước thì độ sáng thực tế trên toàn màn hình của OLED G3 tăng khoảng 25%. Đó thực ra là sự nâng cấp lớn bởi bản thân chiếc OLED G2 từng là một trong những TV OLED sáng nhất.
Ngoại độ sáng, LG OLED G3 có góc nhìn nhỉnh hơn thế hệ tiền nhiệm.
Ngoài độ sáng tăng lên, khi so sánh trực tiếp giữa OLED G3 và OLED G2, mình thấy góc nhìn và khả năng chống chói của chiếc OLED G3 cũng nhỉnh hơn chút. Còn màu sắc của hai TV gần như tương đồng, chênh lệch khó nhận ra bằng mắt thường. Mình đã so sánh nhiều thể loại nội dung từ nội dung truyền hình thông thường đến nội dung HDR và các phim chuẩn Dolby Vision giữa hai TV thì thấy không khác biệt nhiều. Cả hai đều là những TV có chất lượng hình ảnh ấn tượng, màu sắc sống động, tự nhiên, độ tương phản cao và nhìn dịu mắt.
Khi LG công bố công nghệ MLA, một số ý kiến lo ngại độ sáng cao có thể làm giảm khối lượng màu sắc mà TV có thể hiển thị. Tuy vậy, điều đó đã không xảy ra. LG OLED G3 có độ sáng cao mà không phải hy sinh gì cả, màu sắc không giảm và công suất đèn nền không phải tăng lên. Việc gia tăng độ sáng và khả năng chống chói giúp TV này có thể xem ở nhiều môi trường khác nhau, từ phòng khách nhiều ánh sáng đến phòng ngủ, nơi mà tấm nền OLED lâu nay vẫn luôn là ưu thế so với các TV LCD.
LG OLED G3 không phải hy sinh màu sắc để tăng độ sáng.
Ở khía cạnh hiệu năng, LG OLED G3 sử dụng vi xử lý hình ảnh mới Alpha 9 Gen 6. Các nội dung chất lượng thấp như nội dung truyền hình và YouTube được nâng cấp (upscale) mượt mà, mịn và chi tiết vùng tối được tái tạo tốt. Tốc độ phản hồi cũng rất mượt, không thấy vệt mờ chuyển động với các hình ảnh chuyển động nhanh.
Chơi game: vẫn là thế mạnh đặc trưng của LG
Về khía cạnh chơi game, LG OLED G3 không có quá nhiều khác biệt về tính năng so với thế hệ tiền nhiệm ngoại trừ độ sáng được nâng lên rõ rệt nhờ công nghệ MLA mới.
LG OLED G3 vẫn có 4 cổng HDMI 2.1
Nhìn vào thông số, chiếc LG OLED G3 vẫn có 4 cổng HDMI 2.1 đủ để cắm PC, máy chơi game cầm tay (console) và một loa soundbar chất lượng mà vẫn còn dư một cổng. Cổng HDMI 2.1 hỗ trợ xuất hình ảnh 4K@120Hz với đầy đủ các công nghệ như ALLM (Auto Low Latency Mode), VRR (Variable Refresh Rate), hai công nghệ chống rách hình Nvidia G-Sync và AMD FreeSync Premium. Riêng việc trang bị 4 cổng HDMI 2.1 đã đủ để LG OLED G3 và một số TV OLED khác của LG trở thành “của hiếm”, khi hầu hết TV từ các thương hiệu khác vẫn chỉ có tối đa 2 cổng HDMI 2.1 mà thôi.
Độ trễ đầu vào chỉ còn 10ms khi kích hoạt Boost Mode.
Dolby Vision tiếp tục hỗ trợ tối đa 4K@120Hz trên LG OLED G3 và chế độ HGiG giúp ánh xạ tông màu HDR chính xác hơn cho nhiều trò chơi cũng được tích hợp. Độ trễ đầu vào vẫn được giữ ở mức 13ms ở tần số quét 60Hz, nhưng con số này có thể giảm xuống còn 10ms khi kích hoạt Boost Mode trong menu Game Optimizer, giao diện nhóm các thiết lập liên quan đến game vào một nơi.
Game Optimizer - giao diện nhóm các thiết lập liên quan đến game trên TV.
Nói đến Game Optimizer thì tính năng này trên LG OLED G3 được bổ sung thêm một sub-menu cho phép game thủ tuỳ chỉnh cài đặt âm thanh, giống như cách chúng ta vẫn cài đặt các chế độ hiển thị (RTS, RPG, Sports,...) cho tựa game yêu thích của mình. Mình test nhanh với game PES 2019 bằng PS5 và cảm thấy ấn tượng với màu xanh mát mắt của mặt cỏ Allianz Arena, cũng như tiếng hò reo cổ vũ của khán giả cứ như đang có mặt tại sân vận động vậy.
Âm thanh: có cải thiện về phần mềm
LG OLED G3 không có sự nâng cấp rõ rệt về âm thanh, ít nhất là phần cứng với hệ thống loa 4.2 kênh công suất 60W tương tự OLED G2. Tuy nhiên, sự thay đổi lại đến từ phần mềm. TV này được trang bị bản nâng cấp của tính năng AI Sound Pro cho phép “up-mix” bất kỳ âm thanh đầu ra thành âm thanh vòm 9.1.2 so với 7.1.2 của LG OLED G2 tiền nhiệm.
Kết hợp với Dolby Atmos, chất lượng âm thanh của LG G3 mình đánh giá ở mức ổn mặc dù thân TV siêu mỏng hạn chế không gian vật lý để cải thiện hệ thống âm thanh. Giọng nói được tái tạo rõ ràng và sắc nét, âm trường rộng rãi và mình có thể cảm nhận được âm thanh tới từ các hướng khi ngồi trước TV. Bass có sự hiện diện nhưng tương đối mờ nhạt so với các dải âm còn lại. Trong hầu hết các nội dung, từ xem phim đến các MV âm nhạc, trải nghiệm âm thanh giữa LG OLED G3 và OLED G2 khá tương đồng nhau.
Một tính năng hay ho mà mình chưa có dịp dùng thử là LG WOW Orchestra. Khi đã chơi đến TV cao cấp như thế này thì chắc chắn ít ai muốn dừng lại ở loa ngoài tích hợp mà sẽ đầu tư vào những soundbar chất lượng. Và LG WOW Orchestra là tính năng sẽ kết hợp loa soundbar với loa TV để tạo ra trải nghiệm âm thanh vòm tốt nhất có thể. Với một soundbar được hỗ trợ tính năng WOW Orchestra chẳng hạn như chiếc LG S95QR, bạn có thể kỳ vọng vào một trải nghiệm âm thanh vô cùng sống động.
Ngoài ra, LG năm nay cũng hỗ trợ khả năng giải mã định dạng âm thanh vòm DTS, tính năng trước đó chiếc LG OLED G2 không không có. Đây là bổ sung hữu ích với những người thích xem DVD và Bluray trên TV, những sản phẩm có xu hướng sử dụng định dạng DTS hơn là Dolby.
Phần mềm
Về phần mềm, OLED G3 hiện cài sẵn bản WebOS 23, giao diện không khác biệt nhiều so với WebOS 22. Đây là nền tảng Smart TV có giao diện đơn giản, dễ dùng, mượt và có số lượng ứng dụng phong phú, đầy đủ các ứng dụng xem phim và truyền hình phổ biến hiện nay. TV hỗ trợ đăng ký 6 tài khoản người dùng khác nhau. Mỗi tài khoản người dùng sẽ được gợi ý nội dung dựa theo thói quen xem của từng người.WebOS 23 hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói tiếng Việt qua trợ lý ảo Google Assistant và ứng dụng riêng của LG. Việc điều khiển bằng giọng nói có thể thực hiện trên điều khiển từ xa hoặc trực tiếp trên TV. Cả điều khiển từ xa và TV đều có micro để thu lệnh giọng nói. Chiếc điều khiển từ xa của OLED G3 cũng giống với điều khiển trên OLED G2.
Tổng kết
Có thể nói một cách ngắn gọn LG OLED G3 là chiếc OLED G2 cộng với công nghệ MLA mới cùng một số nâng cấp nhỏ khác về xử lý hình ảnh và phần mềm.Thực ra, chiếc OLED G2 đến giờ vẫn xứng tầm là TV OLED đầu bảng trên thị trường. Nó có thiết kế viền mỏng với chất liệu kim loại và được tối ưu cho việc treo tường; chất lượng hình ảnh ấn tượng từ tấm nền OLED, khả năng nâng cấp nội dung chất lượng thấp lên độ phân giải 4K mượt mà và giàu chi tiết cùng các tính năng hỗ trợ “tận răng” cho game thủ.
Việc bổ sung công nghệ MLA giúp OLED G3 không bị giới hạn ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, một cải tiến đưa TV OLED này trở thành một lựa chọn toàn diện.
>> Công nghệ MLA là gì mà được coi là tương lai của TV OLED?
>> LG ra mắt loạt TV 2023 ở Việt Nam, điểm nhấn là TV OLED G3 sáng hơn 70%