Tàu thăm dò của NASA vừa có phát hiện đáng kinh ngạc về sao Hỏa rất giống với Trái Đất

Những dấu hiệu được phát hiện sâu bên trong sao Hỏa, đã khiến giới khoa học những suy đoán về hoạt động của núi lửa trên hành tinh đỏ, nếu trước kia là nghi ngờ, thì hiện tại đã chuyển sang "có thể xảy ra". Sau khi nghiên cứu một cụm sao hỏa được phát hiện bởi tàu đổ bộ InSight của NASA, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng magma nóng chảy có thể vẫn tồn tại bên dưới lớp vỏ sao Hỏa.

Sao Hỏa cũng có núi lửa hoạt động dưới bề mặt như Trái Đất?

Điều đó cũng có nghĩa rằng bề mặt sao Hỏa tiếp tục được định hình bởi núi lửa từ quá khứ cho đến hiện tại. Những giả thuyết mới này có thể mang đến nhiều ý nghĩa, đối với sự hiểu biết của chúng ta về địa chất của hành tinh đỏ cũng như việc tìm kiếm sự sống có thể có ở đó. Sao Hỏa được coi là hàng tinh thiếu từ trường. Tuy nhiên, mới đây, NASA đã gửi tàu đổ bộ InSight, được trang bị các thiết bị dò địa chấn nhạy cảm và họ phát hiện những âm thanh của những hoạt động khá mạnh bên dưới lòng đất. Cho đến nay, InSight đã phát hiện hơn 1.300 trận động đất, thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của chúng ta về địa động lực học trên Sao Hỏa. Những cơn địa chấn này có thể tiết lộ nhiều điều hơn về cấu trúc bên trong cũng như hoạt động của sao Hỏa. Một nhóm các nhà địa vật lý do Simon Stahler thuộc ETH Zurich ở Thụy Sĩ dẫn đầu, vừa thực hiện một nghiên cứu chặt chẽ về một cụm 20 trận động đất gần đây để hiểu hơn về những gì đang diễn ra.
Tàu thăm dò của NASA vừa có phát hiện đáng kinh ngạc về sao Hỏa rất giống với Trái Đất
Sao Hỏa đã và đang có những hoạt động của núi lửa Nhóm phát hiện rằng dữ liệu cho thấy hầu hết các đứt gãy phân bố trên toàn bộ bề mặt sao Hỏa không hoạt động địa chấn. Tuy nhiên, các cụm xảy ra địa chấn dường như bắt nguồn từ một vùng có tên là Cerberus Fossae. Nó bao gồm các đặc điểm được gọi là graben - nơi hoạt động kiến tạo đã khiến các đứt gãy mở ra, dẫn đến các khối vỏ trượt xuống giữa các rặng song song của các đứt gãy. Họ cũng nhận thấy tần suất thấp của các sóng địa chấn sâu hơn có thể chỉ ra một nguồn chất lỏng ấm cách bề mặt sao Hỏa khoảng 30 đến 50 km, phù hợp với magma nóng chảy. Do đó, rất có thể, hoạt động núi lửa vẫn đang diễn ra dưới bề mặt sao Hỏa. Những dòng chảy núi lửa có tần suất cao dường như diễn ra dọc theo hai bên sườn của Cerberus Fossae graben.

Khám phá có ý nghĩa lớn

Sự hiểu biết ngày càng tăng của chúng ta về Sao Hỏa cho thấy hành tinh này đã thay đổi rất nhiều trong vòng đời 4,5 tỷ năm của nó. Các lớp đá trầm tích và sự hiện diện của các khoáng chất nước cho thấy sao Hỏa từng tràn ngập nước lỏng, gợi ý về một thể giới có thể dễ sống hơn nhiều so với những gì mà con người thấy ngày nay. Việc tìm hiểu cách sao Hỏa thay đổi theo thời gian sẽ giúp con người có những thông tin chính xác hơn về chính hành tinh quê hương của mình, nơi vừa giống mà lại vừa khác với sao Hỏa. Đối với câu hỏi về sự sống trên sao Hỏa. Các nhà khoa học nghĩ rằng các hồ nước lỏng rất có thể đang hiện diện dưới về mật cũng có thể không, nhưng sự tồn tại của những dòng magma là khác chắc chắn. >>>Phát hiện "siêu Trái Đất" cực nóng có thể nung chảy cả vàng Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top