thumbnail - Thanh thiếu niên đang bị thiếu ngủ trầm trọng
Nguyễn Thu Hà
Hà Nội

Thanh thiếu niên đang bị thiếu ngủ trầm trọng

Lisa L. Lewis, một bà mẹ 2 con đã đưa ra những dự luật đầu tiên trên toàn quốc yêu cầu thời gian bắt đầu đi học lành mạnh cho thanh thiếu niên - một luật sẽ có hiệu lực ở California vào cuối mùa hè này. Cuốn sách mới của cô "The Sleep-Deprived Teen: Why Our Teenagers Are So Tired, and How Parents and Schools Can Help Them Thrive" (Thanh thiếu niên chán ngủ: Tại sao thanh thiếu niên của chúng ta quá mệt mỏi, và cách cha mẹ và nhà trường có thể giúp họ phát triển mạnh mẽ) vừa được phát hành và nêu chi tiết rất nhiều điều cha mẹ và người chăm sóc cần biết về thanh thiếu niên và giấc ngủ của chúng. 

Lewis đã chia sẻ lý do tại sao giấc ngủ lại quan trọng đối với thanh thiếu niên, thanh thiếu niên nên ngủ bao nhiêu và tại sao chúng cần ngủ nhiều hơn người lớn. Cô cũng đề cập đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của thanh thiếu niên: công nghệ, giới tính, bản dạng tình dục và tình trạng kinh tế xã hội, ... Trong cuộc trò chuyện với CNN, cô cũng có những chia sẻ nhiều điều về cách các bậc cha mẹ và người chăm sóc có thể cho con cái họ ngủ nhiều hơn.

Lisa Lewis cho biết cô rất quan tâm đến vấn đề về giấc ngủ của thanh thiếu niên và thời gian bắt đầu đi học vì cô cũng có một đứa con đầu lòng hiện đang học đại học. Vào thời điểm đó, trường học bắt đầu lúc 7:30 sáng và cô chỉ biết rằng đó là quá sớm. Cô ấy chở con đến trường vào mỗi sáng và nhận thấy cậu bé luôn trong trạng thái không tỉnh táo, còn mỗi buổi chiều về nhà thì lại rất mệt mỏi. Cô muốn biết tại sao trường học lại bắt đầu sớm như vậy. Cô bắt đầu khai thác và tìm hiểu và thấy đó là một vấn đề cực kỳ lớn. Cùng tháng đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã công bố báo cáo cơ bản về thời gian vào học buổi sáng. Các khuyến nghị của họ là trường trung học cơ sở và trung học phổ thông không nên bắt đầu sớm hơn 8:30 sáng.

Tại sao thanh thiếu niên cần ngủ nhiều như vậy, giấc ngủ bao nhiêu là đủ

Thanh thiếu niên đang bị thiếu ngủ trầm trọng 

Khi bắt đầu dậy thì, thanh thiếu niên có sự thay đổi nhịp sinh học và đồng hồ cơ thể của họ chuyển sang một lịch trình muộn hơn. Nó cũng kết nối với việc giải phóng melatonin, là chất giúp cơ thể chúng ta đi vào giấc ngủ. Khi trẻ em trở thành thanh thiếu niên, melatonin bắt đầu được tiết ra muộn hơn so với trước đây. Điều đó có nghĩa là thanh thiếu niên chưa sẵn sàng để đi vào giấc ngủ cho đến 11 giờ đêm bởi vì cùng một loại melatonin không giảm cho đến sau đó, nên thanh thiếu niên sẽ muốn ngủ nhiều hơn trước đây.

Hầu hết thanh thiếu niên nên ngủ từ 8 đến 10 giờ. Tuy nhiên, số lượng giấc ngủ chúng ta cần trong suốt cuộc đời đều hầu như không thay đổi. Những đứa trẻ ở độ tuổi 13 sẽ cần ngủ từ 9 đến 11 giờ mỗi ngày. Trong khi phạm vi khuyến nghị cho người lớn là 7 đến 9 giờ. Có một số người vẫn ngủ ít hơn số giờ ngủ tiêu chuẩn cần thiết.

Đáng buồn thay, nhiều thanh thiếu niên trên thực tế không ngủ đến 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Dữ liệu từ CDC chỉ ra rằng trong năm 2007, chỉ có 31% thanh thiếu niên được ngủ từ 8 tiếng trở lên, đến năm 2019, con số đó giảm xuống còn 22%. Chúng ta đang ở trong một đại dịch thiếu ngủ của thanh thiếu niên.

Hậu quả của việc không ngủ đủ giấc là gì?

Lisa Lewis cho rằng giấc ngủ đối với thanh thiếu niên là một bộ đệm cho cảm xúc và cung cấp khả năng phục hồi trạng thái cảm xúc. Ở lứa tuổi của mình, chúng đang trải qua một giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ, và giấc ngủ là nơi diễn ra rất nhiều sự phát triển đó. Trong lớp học, học sinh ngủ gật do ngủ không đủ giấc khi ở nhà, đồng nghĩa với việc học không hiệu quả. Tình trạng thiếu ngủ hạn chế học sinh tiếp thu thông tin, cản trở việc lưu giữ thông tin và cản trở khả năng truy xuất thông tin đó.

Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra rằng khi các trường học chuyển sang thời gian bắt đầu học muộn hơn, họ sẽ thấy sự cải thiện về tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp cũng tăng lên. 

Ngược lại khi ngủ đủ giấc, thanh niên có thể tăng cường được hiệu suất chơi thể thao của mình, cộng với cơ thể thanh thiếu niên tiết ra hormone tăng trưởng, giúp chữa lành vết thương khi họ ngủ , vì vậy được nghỉ ngơi đầy đủ tạo ra một lợi thế cạnh tranh. Nói chung, thanh thiếu niên được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn và học tốt hơn ở trường. Họ kiên cường hơn về mặt cảm xúc, họ cũng có cuộc sống dễ chịu hơn.

Thanh thiếu niên đang bị thiếu ngủ trầm trọng 

Ngoài thời gian học buổi sáng quá sớm, những yếu tố nào khác có thể làm gián đoạn giấc ngủ của thanh thiếu niên?

Căng thẳng cũng là một vấn đề lớn, nếu con bạn không thể ngủ trước 11 giờ đêm, bạn cần xem lại chúng có bị căng thẳng hay bị quá tải việc học hành hay không. Công nghệ cũng là một yếu tố cần xem xét. Nếu bạn đang có một đứa con ở độ tuổi thành thiếu niên thức đến 1 hoặc 2 giờ sáng để chơi trò chơi điện tử, điều đó cũng đang cắt giảm thời gian ngủ của chúng. Đối với các trẻ em gái, đau bụng kinh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Giới tính cũng là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, sống trong điều kiện đông đúc, ồn ào hoặc nơi thanh thiếu niên không cảm thấy an toàn , có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những năm đại dịch đã ảnh hưởng đến giấc ngủ của thanh thiếu niên như thế nào, cha mẹ cần làm gì?

Vấn đề lớn nhất đối với thanh thiếu niên là sức khỏe tinh thần. Rất nhiều tổ chức đã lên tiếng cảnh báo về sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Chẳng hạn như các bác sĩ ở Mỹ  đã ban hành một lời khuyên đặc biệt về sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. CDC đã công bố dữ liệu mới vào tháng 4 cho thấy sức khỏe tâm thần đã trở nên tồi tệ hơn ở thanh thiếu niên.

Việc phải nghe những lời "giảng đạo" từ những người làm cha mẹ có thể không mang đến hiệu quả mong muốn. Phụ huynh cần có những cuộc trò chuyện gần gũi và thân mật hơn. Trước hết hãy làm gương cho con học những hành vi tốt từ cha mẹ, chẳng hạn không sử dụng  công nghệ trong vòng một giờ trước khi đi ngủ, kết hợp dạy trẻ em về những thói quen thư giãn trước khi đi ngủ. Bộ não của chúng ta không giống như máy tính, bạn không thể chỉ việc tắt nó đi sau đó đi vào trạng thái ngủ luôn. Bộ não là một cơ quan không thể ép buộc.

Nguồn CNN

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác