thumbnail - Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android
Hùng Lê
Hà Nội

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android

Thế giới Android năm 2011 không hề lý tưởng đối với những người mua giá rẻ. Một số chiếc điện thoại phổ biến nhất bao gồm HTC Wildfire, Samsung Galaxy Mini và ZTE Blade. Thông số cấu hình tuyệt vời với mức giá phải chăng lúc ấy lại là một giấc mơ thực sự. Và khi ra đời, Xiaomi đã nâng cao giá trị smartphone và tác động của công ty Trung Quốc đối với ngành công nghiệp smartphone sau 11 năm rõ ràng là không thể bàn cãi.

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android 

Hiểu được phạm vi đóng góp của Xiaomi đối với lĩnh vực smartphone đòi hỏi một chút bối cảnh lịch sử. Khi công ty giới thiệu chiếc điện thoại đầu tiên của mình vào năm 2011, Nokia vẫn là công ty thống trị với Symbian là hệ điều hành được lựa chọn. Samsung đã trở thành công ty Android lớn nhất và HTC vẫn có vị thế của mình. Tuy nhiên, không có thương hiệu nào trong số này có những chiếc smartphone thực sự hấp dẫn với mức giá phải chăng

Dân chủ hóa phần cứng

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android 

Ngành công nghiệp smartphone ngày nay nói chung đều xoay quanh khái niệm giá trị. Chắc chắn có những phần ngoại lệ như những thiết bị gập mới nhất, nhưng không chỉ dựa trên tính sáng tạo, giá cả và những gì bạn nhận được đối với nó cũng là những yếu tố khá quan trọng.

Tất cả bắt đầu với Xiaomi Mi 1, được trang bị chipset Snapdragon S3 mạnh mẽ, RAM 1GB và màn hình độ phân giải cao. Dẫu đối thủ cạnh tranh chính của nó, chiếc flagship Samsung Galaxy S2, xuất xưởng với thông số kỹ thuật tương tự, thế nhưng, Xiaomi Mi 1 lại rẻ hơn hàng trăm USD. Nó đã thiết lập mọi thứ sau đó.

Đến năm 2014, Xiaomi đã sẵn sàng vươn ra thị trường quốc tế. Với sự ra mắt của Mi 3, Xiaomi đã hoàn thiện mô hình bán điện thoại của mình với tỉ suất lợi nhuận mỏng như dao cạo và chỉ flash sale thông qua các cửa hàng trực tuyến đã trở thành tiêu chuẩn. Cả 2 chiến lược đều giúp cắt giảm lợi nhuận của đại lý và đảm bảo hàng tồn kho lớn. Xiaomi đã bán 18,7 triệu chiếc Mi 3 trong năm đó, và lượng hàng tồn kho trên toàn cầu đã được bán hết trong vài phút.

Không mất quá nhiều thời gian để Xiaomi vươn lên mạnh mẽ tại Ấn Độ. Đến năm 2017, công ty Trung Quốc đã vượt qua Samsung để trở thành thương hiệu phổ biến nhất. Ngày nay, Xiaomi nắm giữ 21% thị trường smartphone Ấn Độ, chễm chệ ở vị trí số 1. Trên thị trường toàn cầu, Xiaomi đang giữ vị trí thứ 3, chỉ sau Samsung và Apple.

Việc Xiaomi giới thiệu các thương hiệu con Redmi và Poco phục vụ cho phân khúc cấp thấp và những người đam mê hiệu năng đã giúp thương hiệu này phát triển hơn nữa trên những thị trường quốc tế. Kể từ đó, Xiaomi đã thay đổi đáng kể mô hình của mình và giờ đây, họ có thêm các lựa chọn mới trong phân khúc cao cấp cũng như bán lẽ ngoại tuyến. Bất chấp những thay đổi này, chiến lược việc bán hàng trực tiếp thông qua trực tuyến ban đầu của Xiaomi vẫn tiếp tục được những công ty mới nổi tiếng như Nothing tiếp tục tái dựng lại.

Bằng cách giới hạn tỉ suất lợi nhuận chỉ 5% sau thuế vào năm 2018, Xiaomi đã đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài của mình hơn nữa. Nhưng con đường dẫn đến lợi nhuận đã được mở ra với không chỉ smartphone, và Xiaomi còn có một vài chiến thuật nữa.

Chiến lược hệ sinh thái

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android 

Cuộc chơi của Xiaomi trong hệ sinh thái ngày nay bao gồm hàng trăm thương hiệu đối tác. Họ bán mọi thứ, từ bóng đèn thông minh, robot hút bụi cho đến bàn chải đánh răng, TV, thậm chí là cả giày. Nhưng hệ sinh thái này được thúc đẩy ban đầu từ MIUI.

Xiaomi đã sớm tham gia vào cuộc chơi nâng cấp phần mềm cho phần cứng của mình. Mặc dù Xiaomi không thực sự kiếm được nhiều tiền từ phần cứng của mình, thế nhưng, mảng kinh doanh phần mềm bán quyền truy cập vào media, chủ để, hình nền, nhạc chuông, stream nhạc,… tiếp tục là động lực doanh thu đáng kể. Trên thực tế, Xiaomi tự gọi mình là một công ty internet thay vì một công ty phần cứng.

Đó là một tầm nhìn xa đến nỗi Apple phải mất nhiều năm mới có thể lấn sân sang mảng dịch vụ như Apple TV và Apple Music. Ngày nay, các tiện ích bổ sung phần mềm và dịch vụ thuê bao đều chiếm một phần lớn doanh thu của Apple, nhưng hồi năm 2013, Apple cơ bản là một công ty phần cứng. Các công ty khác cũng đã nhảy vào cuộc chơi hệ sinh thái phần mềm, nhưng rất ít thương hiệu có thể tái hiện thành công của Xiaomi trong lĩnh vực này.

Khi được chuyển thành đại chúng vào năm 2018, chỉ 8 năm sau khi công ty được thành lập, Xiaomi đã được định giá khoảng 50 tỉ USD, trở thành nhà sản xuất smartphone có giá trị lớn thứ ba trên thế giới. Cuộc chơi của Xiaomi trong việc xây dựng một hệ sinh thái phần mềm trên phần cứng đã thực sự mang đến lợi nhuận cho công ty.

Một nhược điểm đáng tiếc

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android 

Sự phát triển tràn lan của Xiaomi thông qua phần mềm không may lại đi kèm với một mặt tối. Trong những năm đầu phát triển, thương hiệu này đã nổi tiếng với việc đẩy mạnh quảng cáo trên toàn bộ phần mềm của mình.

Từ các ứng dụng hệ thống đến màn hình khóa, thành công của Xiaomi trong việc bán phần cứng đầy rẫy quảng cáo đầy rẫy quảng cáo đã mở ra cơ hội cho các thương hiệu khác tập trung đến giá trị đi theo con đường này. Ngày nay, ngay cả những người mua thiết bị flagship cũng không được đảm bảo trải nghiệm phần mềm không có quảng cáo.

Ngày nay, Xiaomi đã lùi lại trong việc tích hợp quảng cáo trên điện thoại của mình. Tuy nhiên, sự kỳ thị đối với phần mềm có quảng cáo đã gắn liền với thương hiệu Trung Quốc này. Trên thực tế, cũng có thể nói rằng, nó đã làm tổn hại đến nhận thức về chính Android. Ngay cả ngày nay, những chiếc điện thoại Android giá rẻ vẫn bị chỉ trích vì thực tế này, dù cho nó không còn phổ biến như trước đây.

Thành công của Xiaomi đã có tác động lâu dài đến hệ sinh thái Android

Thật ngang trái! Xiaomi vừa là điều tốt nhất vừa là điều tệ nhất xảy ra với Android 

Xiaomi của năm 2022 khác biệt rõ rệt so với thời điểm Lei Jun thành lập vào năm 2010, nhưng nó không đi quá xa so với những điều cần thiết. MIUI vẫn là nền tảng của mọi điện thoại Xiaomi và tham vọng xây dựng một hệ sinh thái kết nối của công ty chưa bao giờ cao hơn thế. Chắc chắn, mức độ cạnh tranh tuyệt đối từ Realme và toàn bộ gia đình BBK đồng nghĩa rằng chiến lược thu lợi từ quảng cáo của Xiaomi đã bị sao chép triệt để.

Dẫu có thế nào đi chăng nữa, không thể phủ nhận một điều rằng Xiaomi chính là ông vua giá trị ban đầu của thế giới smartphone. Xiaomi đã thiết lập hiều tiêu chuẩn định hướng giá trị tốt nhất trong không gian Android ngày nay, ngay cả khi họ cũng đưa ra một số phương pháp ngân sách đáng ngờ trong quá trình thực hiện.

>>> Sau một thập kỉ, Samsung vẫn xứng đáng là “bộ mặt của Android”

Nguồn: Android Authority

Tags:

Chủ đề liên quan

Chủ đề khác