Thị trường điện tử suy thoái để lộ điểm yếu “chí mạng” của Samsung Electronics

xunghuduongkhi

Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Anh em hẳn cũng đã biết Samsung đang bị thua lỗ rất nặng ở bộ phận bán dẫn, dẫn tới lợi nhuận hoạt động của tập đoàn bị kéo tụt rất nhiều.
Hồi 3 tháng đầu năm, công ty báo cáo bị “bốc hơi” 95% lợi nhuận vì bộ phận bán dẫn. Rồi tới quý vừa rồi, lại tiếp tục dự báo có thể “bay” tiếp 96% cũng chỉ vì chip nhớ. Rõ ràng Samsung đang ở trong thời kỳ đen tối nhất.
Mới đây, báo
Korea Times của Hàn Quốc cũng đã lên 1 bài phân tích tình trạng bi đát hiện nay của Samsung, khi lợi nhuận liên tục tìm đáy mới. Theo đó, tập đoàn điện tử đang được kêu gọi phải linh hoạt hơn nữa trong hoạt động kinh doanh.

Chiến lược ưu tiên sản phẩm mới

Dải sản phẩm của Samsung Electronics khá rộng, từ tấm nền, thiết bị viễn thông, các con chip, bộ nhớ, đồ gia dụng, đồ nghe nhìn,... cho tới smartphone. Do vậy, đáng lẽ họ phải tạo dựng được 1 vị thế vững chắc với sức mạnh tổng hợp, cộng hưởng từ nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau này.
Thị trường điện tử suy thoái để lộ điểm yếu “chí mạng” của Samsung Electronics
Gặp nhiều khó khăn, Samsung đang chứng kiến lợi nhuận rơi tự do.
Có kiến trúc tích hợp theo chiều dọc, Samsung có 1 lợi thế so với nhiều hãng khác là những lần hợp tác chéo trong chính tập đoàn, giữa các thành viên với nhau để cùng chia sẻ công nghệ mới, ứng dụng vào sản phẩm. Họ không phát minh mà tạo ra sản phẩm với công nghệ tiên tiến hơn và chạy theo người khởi xướng.
Ví dụ, công ty thường tung ra mẫu mới khoảng vài tháng hoặc 1 năm sau khi người dẫn đầu ra mắt sản phẩm. Chiến lược này tỏ ra cực kì hiệu quả trong việc chiếm lĩnh thị trường suốt 1 thời gian dài. Nhờ cấu trúc doanh nghiệp tích hợp chiều dọc, họ có lợi thế trong việc đưa sản phẩm ra thị trường sớm với những công nghệ được cập nhật mới nhất.
Sản phẩm nào sẽ hot? Xu hướng nào sẽ được thị trường đón nhận? Tính năng nào được người dùng yêu thích? Samsung có thể xử lý tất cả chúng để đưa vào chiến lược phát triển sản phẩm của mình.

Thị trường điện tử suy thoái để lộ điểm yếu “chí mạng” của Samsung Electronics
Samsung đang phải cố giải phóng hàng tồn chip nhớ
Một giám đốc cho biết: “Về cơ bản, Samsung có chiến lược là kẻ theo sau vĩ đại. Một số nhà phân tích thì chỉ trích ham muốn tung sản phẩm ra thị trường càng nhanh càng tốt, tập trung vào tốc độ ra sản phẩm mới. Họ cho rằng nó không hiệu quả trong thời đại công nghệ ngày nay, khi 1 sản phẩm hoàn thiện cần phải là cầu nối giữa phần mềm với phần cứng, tổng hòa của cả dịch vụ và tính năng. Chiến lược này cũng yêu cầu phải có trình độ kĩ thuật cao và khả năng sáng tạo nhất định. Samsung có thể triển khai nó cùng rủi ro ở mức thấp nhất, đảm bảo không bỏ lỡ bất kì xu hướng nào.”

Bán dẫn thua lỗ

Song, rõ ràng tập đoàn đang gặp khó khăn và cần tìm kiếm 1 thứ gì đó mới mẻ. Nếu cứ dồn dập tung sản phẩm mới như hiện tại, họ vẫn không thể tránh được chuyện tương tự trong tương lai, đó là thua lỗ nặng nề ở lĩnh vực bán dẫn. Theo báo cáo, kinh doanh chất bán dẫn của Samsung đã báo lỗ tới 8.000 tỷ won trong nửa đầu năm nay. Dự báo cả năm có thể lỗ tới 10.000 tỷ won. Công ty vẫn đang tích cực giải phóng tồn kho. Tình cảnh này trái ngược hoàn toàn so với năm 2010, khi mà Samsung báo lãi bất chấp những khủng hoảng tài chính đang làm thị trường điêu đứng.
Samsung đang kiểm soát gần 50% sản lượng chip nhớ toàn cầu, do vậy khi thị trường sa sút, họ cũng tránh khỏi bị ảnh hưởng. Việc cắt giảm sản lượng của Samsung được các công ty khác hoan nghênh, nhưng nó cũng cho thấy vị thế của công ty khi đàm phán giao dịch với khách hàng đã giảm xuống. Công nghệ chip nhớ của họ không còn giữ được ưu thế vượt trội tuyệt đối với đối thủ.

Thị trường điện tử suy thoái để lộ điểm yếu “chí mạng” của Samsung Electronics
Samsung chưa thể bắt kịp TSMC như kì vọng

Đúc chip và smartphone khó đột phá

Trong khi ưu thế công nghệ và nguồn lợi kinh tế mà chip nhớ mang lại đã không còn như xưa, Samsung lại tuyên bố muốn dẫn đầu lĩnh vực chip phi bộ nhớ, bao gồm đúc chip theo hợp đồng. Song, họ vẫn đang gặp khó ở node bán dẫn dưới 5nm và vất vả giành giật đơn hàng với TSMC.
Với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, điện toán đám mây,... các loại chip phi bộ nhớ đang trở thành phần có tốc độ tăng trưởng tốt nhất trong thị trường bán dẫn quy mô 580 tỷ USD. Và Samsung không muốn TSMC “hưởng thụ” hết cả bữa tiệc khổng lồ này.
Chỉ là TSMC đang nắm quá nhiều lợi thế so với Samsung. Dù có nguồn lực khổng lồ, song Samsung lại phải chi tiêu cho nhiều hoạt động, khác hẳn với TSMC chỉ chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng. TSMC cũng không bán chip ra bên ngoài như Samsung, cho nên họ gần như chẳng có mấy đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Và cuối cùng, TSMC có được sự tín nhiệm lâu năm từ nhiều khách hàng như Apple, Sony, AMD,...

Thị trường điện tử suy thoái để lộ điểm yếu “chí mạng” của Samsung Electronics
Galaxy S23 series mất đà tăng trưởng chỉ sau 1 quý
Đã vậy, bộ phận có nguồn thu rất đáng kể khác là smartphone lại không tạo được đột phá trên thị trường. Lợi nhuận công ty ở quý 2 được dự báo sẽ sụt giảm mạnh so với trước. Chủ yếu do thiếu vắng sản phẩm chủ lực. Quý 1 họ đã tung ra dòng Galaxy S23 và phải chờ tới quý 3 mới có dòng flagship Galaxy Z “gồng gánh” doanh thu. Nói cách khác, thu nhập từ smartphone sẽ trồi sụt theo từng thời điểm, phụ thuộc vào lịch ra mắt sản phẩm mới.
Nguồn thu từ Harman, TV và đồ gia dụng thì không đủ để gây tác động tới kết quả tổng thể. Khi smartphone và chip nhớ bị sụt giảm, chúng không đủ để bù đắp cho phần thâm hụt đó. Samsung đang mất động lực phát triển, từ chip nhớ đến đúc chip và smartphone. Tập đoàn Hàn Quốc đang gặp khó trên nhiều lĩnh vực tham gia và vẫn chưa tìm thấy “mỏ vàng” nào mới. Kể cả khi bán dẫn phục hồi trở lại, nó chỉ càng cho thấy Samsung phụ thuộc vào chip nhớ như thế nào.

>>> Samsung đối mặt với khoản lỗ kỷ lục 8 tỷ USD ở bộ phận bán dẫn
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top